Bài giảng Tiết 24 - Bài 16: Luyện tập polime và vật liệu polime

. Kiến thức: củng cố khái niệm về cấu trúc và tính chất của polime

 2. Kĩ năng: so sánh các loại vật liệu chất dẻo, cao su, tơ và keo dán.

- Viết các phương trình hoá học tổng hợp ra các vật liệu.

- Giải các bài tập về các hợp chất của polime

 3. Trọng tâm: Tính chất, cách điều chế các polime.

 II. Chuẩn bị: Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi về lí thuyết.

 Chọn các bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24 - Bài 16: Luyện tập polime và vật liệu polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết: 24 	Ngày soạn: 7/11/2008
Bài 16 LUYỆN TẬP
 POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
I .Mục tiêu:
 1. Kiến thức: củng cố khái niệm về cấu trúc và tính chất của polime 
 2. Kĩ năng: so sánh các loại vật liệu chất dẻo, cao su, tơ và keo dán.
Viết các phương trình hoá học tổng hợp ra các vật liệu.
Giải các bài tập về các hợp chất của polime
 3. Trọng tâm: Tính chất, cách điều chế các polime.
 II. Chuẩn bị: Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi về lí thuyết.
 Chọn các bài tập chuẩn bị cho tiết luyện tập.
 III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: Kết hợp với luyện tập
3. Bài mới:
 Hoạt động cúa thầy và trò
 Nội dung ghi bảng 
Hoạt động 1:
1. Khái niệm:
GV: Yêu cầu học sinh:
- Hãy nêu định nghĩa polime. Các khái niệm về hệ số polime hoá.
- Hãy cho biết cách phân biệt các polime.
- Hãy cho biết các loại phản ứng tổng hợp polime. So sánh các loại phản ứng đó?
GV: Em hãy cho biết các dạng cấu trúc phân tử của polime, những đặc điểm của dạng cấu trúc đó?
Hoạt động 2:
GV: Em hãy cho biết tính chất vật lí đặc trưng của polime?
HS: Cho biết các loại phản ứng của polime, cho ví dụ, cho biết đặc điểm của các loại phản ứng này?
Hoạt đông 3:
Nêu các phương pháp điều chế polime?
Kể tên các vật liêu polime? Tính chất các vật liệu này?
Hoạt động 4:
GV: Gọi hs giải các bài tập 4,5,6/104 sgk
I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ
 1. Khái niệm về polime 
 Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ gọi là mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
 - Số mắt xích (n) được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa.
 - Theo nguồn gốc, ta phân biệt polime thiên nhiên, polime tổng hợp, polime nhân tạo (bán tổng hợp). 
 - Theo phản ứng polime hóa, ta phân biệt polime trùng hợp và polime trùng ngưng.
 2. Cấu trúc 
 - Phân tử polime có thể tồn tại ở dạng mạch không phân nhánh, dạng mạch phân nhánh và dạng mạch phân gian.
 - Phân tử polime có thể có cấu tạo điều hòa (nếu các mắt xích nối với nháu theo một trật tự xác định) và không điều hòa (nếu các mắt xích nối với nháu không theo một trật tự nào cả)
 3. Tính chất 
 a) Tính chất vật lí
 Hầu hết các polime là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định, một số tabn trong các dung môi hữu cơ. Đa số polime có tính dẻo; một số polime có tính đàn hồi, một số có tính dai, bền, có thể kéo thành sợi.
 b) Tính chất hóa học 
 Có 3 loại phản ứng
 Phản ứng giữ nguyên mạch polime : Phản ứng cộng vào liên kết đôi hoặc thay thế các nhóm chức ngoại mạch.
 Thí dụ :
 ( CH2 - CH )n + nNaOH ( CH2 - CH )n + nCH3COONa
 OCOCH3 OH
 Phản ứng cắt mạch polime : polime có thể bị giải trùng hợp ở nhiệt độ cao. Polime có nhóm chức trong mạch như -CO-NH-, -COOCH2- dễ bị thủy phân khi có mặt axit hay bazơ.
 Phản ứng khâu mạch polime : Phản ứng tạo cầu nối giữa các mạch (cầu -S-S- hay -CH2-) thành polime dạng không gian hoặc phản ứng kéo dài thêm mạch polime.
 4. Điều chế 
 a) Trùng hợp
 b) Trùng ngưng
 5 . Khái niệm về các vật liệu polime 
 - Chất dẻo : vật liệu polime có tính dẻo.
 Tơ : vật liệu polime hình sợi dài và mảnh.
 Cao su: vật liệu polime có tính đàn hồi. Keo dán hữu cơ : vật liệu polime có khả năng kết nối hai mảnh vật liệu khác.
 Vật liệu compozit : vật liệu gồm polime làm nhựa nền tổ hợp với các vật liệu vô cơ, hữu cơ khác.
II- BÀI TẬP (Sgk)
 4. củõng cố:1,2,3/103/sgk
5. Dặn dò:Xem trước bài 19
 IV. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 24.doc