Bài giảng Tiết 23 : Luyện tập tính chất hoá học của sắt

. Kiến thức

 - HS củng cố lại tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt. Biết liên hệ tính chất của sắt và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học.

 - Biết dùng thí nghiệm và kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt.

 - Biết so sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt.

2. Kĩ năng

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 23 : Luyện tập tính chất hoá học của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/03/2012 
Ngày dạy: 9B: 13/03/2012
 9A : 15/03/2012
Tiết23 : LUYệN TậP TíNH CHấT HOá HọC CủA SắT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	- HS củng cố lại tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt. Biết liên hệ tính chất của sắt và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hoá học.
	- Biết dùng thí nghiệm và kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của sắt.
	- Biết so sánh tính chất hoá học của nhôm và sắt.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, kĩ năng quan sát, tính theo phương trình hoá học.
3. Giáo dục
	- Giáo dục đức tính cẩn thận, thói quen làm việc khoa học, lòng yêu thích bộ môn.
- Dựa kiến thức được học trong bài vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.
II. Chuẩn bị
1. GV
 - Bài tập, bảng phụ.
2. hs
 - Ôn lại bài TCHH của sắt.
III. Tiến trình tiết giảng
1. Tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- CH1: Nêu TCHH của sắt, viết PTHH minh hoạ?
- CH2: Làm bài tập 2/ SGK T60.
- CH3: Làm bài tập 4/SGK T60.
- GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
- Cho điểm HS làm bài tốt.
- Chốt lại kiến thức.
- HS1:
1. Tác dụng với phi kim.
a) Tác dụng với oxi
3Fe + 2O2 -> Fe3O4
b) Tác dụng với phi kim khác
Fe + S -> FeS
2. Tác dụng với axit
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
3. Tác dụng với dung dịch muối.
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
- HS 2:
2Fe (OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
3Fe + 2O2 -> Fe3O4
- HS 3:
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tính chất hoá học của sắt.
- GV sử dụng phần kiếm tra bài cũ nhấn mạnh kiến thức.
- Nêu lại TCHH của sắt?
- Khi viết PTHH của sắt cần chú ý gì?
- GV chốt lại kiến thức cho HS và lưu ý cho HS sắt có 2 hoá trị tránh nhầm lẫn khi viết PT.
- Dựa vào phần kiểm tra bài cũ trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- HS rút ra kiến thức.
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bài 5/SGK T60.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Tóm tắt dữ liệu.
- Đề xuất cách làm.
- GV hướng dẫn:
- A tác dụng với HCl A phải chứa Fe.
- Chất rắn sau phản ứng là Cu -> mCu = ?
- Dd sau phảnứng là FeSO4.
- Tính nNaOH theo số mol FeSO4.
- Chốt lại kiến thức.
Bài tập 6: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau, viết PTHH xảy ra.
a)
 1 FeCl2 Fe(NO3)2 Fe
Fe
 4 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3
 7
 Fe
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động yếu.
- Kiểm tra kiến thức nhóm.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 7. Cho các kim loại sau: Fe, Cu, Mg. Chất nào tác dụng với:
a) Dd HCl
b) Dd CuSO4
c) Khí Cl2
- Viết PTHH xảy ra.
- GV giúp đỡ nhóm hoạt động còn yếu.
- Dựa vào TCHH chung của KL viết PTHH.
- Kiểm tra bài cũ.
- Chốt lại kiến thức.
- HS đọc đề bài và tóm tắt dữ liệu.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của GV.
a)
- A tác dụng được với HCl vậy trong A có sắt.
- Ta có số mol CuSO4: 0,01.1 = 0,01 mol
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu 
0,01 mol 0,01 mol 0,01 mol 0,01mol
- Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:
mCu = 64.0,01 = 0,64 g
b)
FeSO4 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + Na2SO4
0,01mol -> 0,02mol 
- Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là:
VNaOH = 0,02: 1 = 0,02 (l) = 20 ml 
- Thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS rútt ra kiến thức:
1) Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
2) FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2Ag
3) Mg + Fe(NO3)3 -> Mg(NO3)2 + Fe
4) 2Fe + 3Cl2 ->2 FeCl3
5) FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl
6) 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
7) Fe2O3 + 3CO -> 2Fe + 3CO2
- Tiếp tục thảo luận nhóm.
- Thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS rút ra kiến thức.
a) 
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
Mg + HCl -> MgCl2 + H2
b)
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu
Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu
c)
Cu + Cl2 -> CuCl2
Mg + Cl2 -> MgCl2
2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- So sánh TCHH của nhôm và sắt?
- Rút ra kết luận gì về TCHH của nhôm và sắt?
- Chốt lại kiến thức.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Nhôm và sắt giống nhau đều có TCHH chung của kim loại.
- Khác nhau: Nhôm tác dụng được với dd kiềm.
- HS rút ra kiến thức nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Đọc trước bài mới " Hợp kim gang và sắt"

File đính kèm:

  • docTC 9.28.doc
Giáo án liên quan