Bài giảng Tiết 23, 24 - Bài 21: Thực hành quang hợp
. Kiến thức
- Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi.
- Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.
Ngày soạn: 05/11/2011 Ngày dạy: 6B:07/11/2011 và 12/11/2011 6A:12/11/2011 và 14/11/2011 Tiết 23 + 24 Bài 21: THỰC HÀNH QUANG HỢP I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả khí oxi. - Giải thích được 1 vài hiện tượng thực tế như: vì sao nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng, vì sao nên thả rong vào bể nuôi cá cảnh. - Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp. - Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp. -Vai trò của TV trong thiên và đối với con người -HS thấy được trồng cây xanh góp phần điều hoà khí hậu , giảm ô nhiễm MT 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra kết luận. -Biết trồng và chăm sóc , bảo vệ cây 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây. -Tích cực tham gia các hoạt động trồng và bảo vệ cây II. Chuẩn bị - GV: Dung dịch iôt, lá khoai lang, ống nhỏ. Kết quả của thí nghiệm: 1 vài lá đã thử dung dịch iôt... tranh phóng to hình 21.1; 21.2 SGK. - HS: Ôn lại kiến thức tiểu học về chức năng của lá. III. hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng? 3. Bài mới Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK trang 68, 69. - GV cho HS thảo luận nhóm trao đổi để trả lời 3 câu hỏi. - GV cho các nhóm thảo luận kết quả của nhóm (như SGV). - GV nghe, bổ sung, sửa chữa và nêu ý kiến đúng, cho HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV để khẳng định kết luận của thí nghiệm. - GV cho HS rút ra kết luận. - GV treo tranh yêu cầu 1 HS nhắc lại thí nghiệm và kết luận của hoạt động này. - GV mở rộng: Từ tinh bột và các muối khoáng hoà tan khác lá sẽ tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây. - HS đọc mục Ê, kết hợp với hình 21.1 SGK trang 68, 69. - HS trả lời 3 câu hỏi ở mục s. - HS mang phần tự trả lời của mình thảo luận trong nhóm, thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát kết quả thí nghiệm của GV đối chiếu với SGK. Kết luận: - Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột - GV cho HS thảo luận nhóm, nghiên cứu SGK trang 69. - GV gợi ý: HS dựa vào kết quả của thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm. - GV quan sát lớp, chú ý nhóm HS yếu để hướng dẫn thêm (chất khí duy trì sự cháy). - GV cho các nhóm thảo luận kết quả tìm ý kiến đúng. - GV nhận xét và đưa đáp án đúng, cho HS rút ra kết luận. - Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to lại thấy mát và dễ thở? - GV cho HS nhắc lại 2 kết luận nhỏ của 2 hoạt động. - HS đọc mục Ê, quan sát hình 21.2, trao đổi nhóm trả lời 3 câu hỏi mục s, thống nhất ý kiến. - Yêu cầu: + Dựa vào kết quả của thí nghiệm 1, xác định cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột. + Chất khí ở cốc B là khí oxi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm lên trình bày kết quả, cả lớp thảo luận và bổ sung. - HS suy nghĩ và trả lời. - Các nhóm nghe và tự sửa nếu cần. Kết luận: - Lá nhả ra khí oxi trong quá trình chế tạo tinh bột. Hoạt động 3: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột? - GV yêu cầu: HS nghiên cứu độc lập SGK trang 70, 71, thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK. - GV gợi ý: - Sử dụng kết quả của tiết trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột và lá ở chuông nào không có tinh bột? + Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có cacbonic. + Cây ở chuông B sống trong điều kiện không khí có cacbonic. - Cho HS các nhóm thảo luận kết quả. - GV lưu ý HS: chú ý vào điều kiện của thí nghiệm và chính điều kiện sẽ làm thay đổi kết quả của thí nghiệm. - Sau khi HS thảo luận GV cho HS rút ra kết luận nhỏ cho hoạt động này. - Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh? - Mỗi HS đọc kĩ thông tin mục Ê và các thao tác thí nghiệm ở mục s. - HS tóm tắt thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe. - HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời đúng, ghi vào giấy. - Yêu cầu nêu được: + Chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong. + Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột. + Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột. - HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung. Kết luận: - Không có khí cacbonic lá không thể chế tạo được tinh bột. Hoạt động 4: Khái niệm về quang hợp - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK. - GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng. - GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng, bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp. - GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp ở SGK trang 72 và trả lời câu hỏi: - Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy từ đâu? - Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào? - GV cho HS đọc thông tin Ê trả lời câu hỏi: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác? - HS tự đọc mục Ê và trả lời yêu cầu SGK trang 72. - HS viết sơ đồ quang hợp, trao đổi trong nhóm về khái niệm quang hợp. - HS trình bày kết quả của nhóm, bổ sung sơ đồ quang hợp (nếu cần). - HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận. Kết luận: - Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục. 4. Củng cố – Dặn dò. a,Củng cố - GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quang hợp, trả lời câu hỏi 3 SGK trang 72. - Làm bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng: Câu 1: Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp: a. Lỗ khí b. Gân lá c. Diệp lục Câu 2: Lá cây cần khí nào trong các chất khí sau để chế tạo tinh bột: a. Khí oxi b. Khí cacbonic c. Khí nitơ Đáp án: 1c; 2b. b, Dặn dò. - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục “Em có biết”.
File đính kèm:
- SINH 6.12.doc