Bài giảng Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 5)

/Mục tiêu : HS biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung : Tác dụng với kim loại, với phi kim, với dd Axit, với dd muối.

-Biết rút ra tính chất hóa học của kim loại bằng cách:

 Nhớ lại các kiến thức đã biết từ lớp 8 và chương 2 lớp 9

 Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét

 Từ phản ứng của một số kim loại cụ thể, khái quát để rút ra tính chất hóa học của kim loại.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 22: Tính chất hóa học của kim loại (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22 	 Ngày soạn : 5 / 11 / 2009
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 
I/Mục tiêu : HS biết được tính chất hóa học của kim loại nói chung : Tác dụng với kim loại, với phi kim, với dd Axit, với dd muối.
-Biết rút ra tính chất hóa học của kim loại bằng cách:
Nhớ lại các kiến thức đã biết từ lớp 8 và chương 2 lớp 9 
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét 
Từ phản ứng của một số kim loại cụ thể, khái quát để rút ra tính chất hóa học của kim loại.
Viết các phương trình biểu diễn tính chất hóa học của kim loại 
II/ Chuẩn bị của GV -HS : Lọ thủy tinh có nút nhám, giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, muối sắt, lọ O2 , Cl2 , Na , dây thép, dd H2SO4 loãng, dd CuSO4 , AgNO3 , Fe, Zn, Cu, AlCl3.
III/ Hoạt động dạy học : 1/ Ổn định lớp ( 1 phút )
	 2/ KTBC ( 2phút )
	Nêu các tính chất vật lý của kim loại ?
	 3/ Giảng bài mới.
* Đặt vấn đề : Chúng ta đã biết kim loại chiếm hơn 80% trong tổng số các nguyên tố hóa học và có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất.
Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hóa học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hóa học chung nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài” Tính chất hoá học của kim loại”
Dựa vào những kiến thức học sinh đã biết ở lớp 8, ở chương 1 lớp 9. GV cho HS nhắc lại một số tính chất hoá học chung của kim loại đã biết. Sau đó sẽ tiến hành xét từng tính chất.
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
10’
*HĐ1: ( phản ứng của kim loại với phi kim )
Gv yêu cầu HS nhớ lại , mô tả lại hiện tượng TN khi đốt sắt trong ôxi , sau đó gọi 2 HS lên thực hiện thí nghiệm 
-TN1 : đốt Fe trong bình O2 
Š Nêu hiện tượng quan sát được.
-TN2: cho mẫu Na vào muỗng sắt, để muỗng sắt trên ngọn lửa đèn cồn cho Na nóng chảy, đưa nhanh muỗng vào bình Cl2.
(H) Nêu hiện tượng quan sát được ? Viết PTHH của phản ứng?
HS quan sát thí nghiệm 
Š Nêu hiện tượng : ( Fe cháy trong O2 ngọn lửa sáng chói )
-HS quan sát : trạng thái, màu sắc của Na và Cl2 trước khi pứ ;
Ngọn lửa và trạng thái, màu sắc sản phẩm tạo thành 
Š Na nóng chảy trong khí Cl2 tạo khói trắng 
HS viết PTHH :
2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
 ( vàng lục ) ( trắng)
I/phản ứng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với O2 .
*TN1 : sắt cháy trong O2 với ngọn lửa sáng chói, tạo nhiều hạt nhỏ màu đen
3Fe(r) + 2O2(k)Fe3O4(r)
(trắng xám ) ( màu đen)
*TN2 : Na nóng chảy cháy trong khí Cl2 tạo thành khói trắng 
2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
 ( vàng lục ) ( trắng)
-Nhiều KL khác ( trừ Ag, Au, Pt ) pứ với Oxi tạo thành Ôxit ở to cao, kim loại pứ với nhiều phi kim tạo thành muối
Š Kết luận :
GV cho HS viết PTHH của KL với các PK khác như: Cu với S , Fe với S , Mg với S
( đọc phần kết luận SGK)
HS viết PTHH :
Cu + S Š CuS
Fe + S Š FeS
Mg + S Š MgS
*Hầu hết các kim loại ( trừ Ag, Au, Pt ) phản ứng với O2 tạo thành Ôxit ở to cao. Kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối.
7’
*HĐ2: ( phản ứng của kim loại với Axit ). 
GV yêu cầu HS nhớ lại TN điều chế H2 bằng phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch axit. Nêu hiện tượng và viết PTHH Gọi 1 HS lên thực hiện lại phản ứng đóà Nhận xét : Kim loại + axit à muối + H2 
GV : Lưu ý cho HS điều kiện của phản ứng. Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl , H2SO4 loãng.. tạo thành muối, giải phóng H2. Kim loại tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng và HNO3 thường không giải phóng H2 
HS nhắc lại tính chất đã học và thực hiện lại TN Zn tác dụng với dd HCl
HS rút ra kết luận:
Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl , H2SO4 loãng.. tạo thành muối, giải phóng H2. 
II/ Phản ứng cuẩ kim loại với dd Axit.
Zn + 2HCl Š ZnCl2 + H2
(r) (dd) (dd) (k)
Một số kim loại tác dụng với dd axit HCl , H2SO4 loãng.. tạo thành muối, giải phóng H2.
12’
*HĐ3: ( phản ứng của kim loại với dd muối ) III/ Phản ứng của kim loại với 
 Dung dịch muối
GV phát phiếu học tập cho HS
Hãy nêu 2 ví dụ về phản ứng của kim loại tác dụng với dung dịch muối má các em đã biết ở chương trước; nêu hiện tượng ; viết PTHH và rút ra nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của kim loại theo mẫu sau:
Phiếu học tập số 1
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
PTHH- Nhận xét
HS làm việc cá nhân. GV thu phiếu học tập của HS, lấy 1 số phiếu chữa. Gọi 1-2 em HS lên bảng viết PTHH. GV nhận xét ghi đề mục lên bảng.
GV đề nghị HS làm thí nghiệm theo nhóm về tác dụng của Cu với dung dịch AgNO3
Và thí nghiệm về tác dụng của Zn với dung dịch CuSO4. Phát phiếu học tập cho các nhóm ( Nhóm HS làm TN và báo cáo kết quả vào phiếu học tập)
Phiếu học tập số 2
Thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
Viết PTHH và nhận xét
TN1 : Cho Cu vào dung dịch AgNO3
TN2: Cho Zn vào dung dịch CuSO4
- các nhóm làm thí nghiệm, quan sát, nhận xét, rút ra kết luận và viết các PTHH xảy ra.
Gv làm thí nghiệm 3: Cho Cu vào dd AlCl3 cho HS quan sát
Vậy : chỉ có kim loại hoạt động mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối ( trừ Na, K, Ba, Ca)
Š Kết luận (SGK)
HS làm thí nghiệm theo nhóm
*TN1 : cho Cu vào dd AgNO3 
(Cu đẩy Ag ra khỏi muối) Š Cu hoạt động hh mạnh hơn Ag.
*TN2: Cho dây Zn vào dd CuSO4 
ŠZn đẩy Cu ra khỏi muối. Zn hoạt động hh mạnh hơn Cu.
Š không có hiện tượng gì xảy ra.
Kim loại hoạt động hh mạnh hơn ( trừ K, Ba, Ca, Na ) có thể đẩy được kim loại hoạt động hh yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
1/ Thí nghiệm 1:
Cu+2AgNO3ŠCu(NO3)2+2Ag
(r) (dd) (dd) (r)
(đỏ) (ko màu) ( xanh) (trắng Xám)
(Cu đẩy Ag ra khỏi muối )
Š Cu hoạt động hh mạnh hơn Ag.
2/ Thí nghiệm 2 
Zn + CuSO4 Š ZnSO4 + Cu
(r) (dd) (dd) (r)
 (xanh) (ko màu) (đỏ)
ŠZn đẩy Cu ra khỏi muối. Zn hoạt động hh mạnh hơn Cu.
*Kim loại hoạt động hh mạnh hơn ( trừ K, Ba, Ca, Na ) có thể đẩy được kim loại hoạt động hh yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
12’
*HĐ4: ( Củng cố, luyện tập)
BT1: Viết các PTHH theo các sơ đồ sau đây :
a/  + HClŠ MgCl2 + H2
b/+AgNO3ŠCu(NO3)2+Ag
c/  +  Š ZnO
d/  + Cl2 Š CuCl2
e/  + S Š K2S
BT2: Dựa vào tính chất hóa học của các kim loại, viết PTHH biểu diễn các chuyển hóa sau đây : 
 MgO MgSO4
 Mg Mg(NO3)2
 MgCl2 MgS
Nhóm thảo luận& trả lời
a/ Mg +2HClŠ MgCl2 + H2
b/Cu+2AgNO3ŠCu(NO3)2+2Ag
c/ 2Zn + O2 Š 2ZnO
d/ Cu + Cl2 Š CuCl2
e/ 2K + S Š K2S
Nhóm thảo luận và trả lời:
1/ Mg+Cl2Š MgCl2
2/ 2Mg + O2 Š 2MgO
3/ Mg + H2SO4 ŠMgSO4
 + H2
4/ Mg + Cu(NO3)2 
 Š Mg(NO3)2+Cu
5/ Mg + S Š MgS
BT1: Viết các PTHH theo các sơ đồ sau đây :
a/ Mg +2HClŠ MgCl2 + H2
b/ Cu +2AgNO3ŠCu(NO3)2+2Ag
c/ 2Zn + O2 Š 2ZnO
d/ Cu + Cl2 Š CuCl2
e/ 2K + S Š K2S
BT2: Dựa vào tính chất hóa học của các kim loại, viết PTHH biểu diễn các chuyển hóa sau đây : 
MgO MgSO4
 Mg Mg(NO3)2
 MgCl2 MgS
1/ Mg+Cl2Š MgCl2
2/ 2Mg + O2 Š 2MgO
3/ Mg + H2SO4 ŠMgSO4
 + H2
4/ Mg + Cu(NO3)2 
 Š Mg(NO3)2+Cu
5/ Mg + S Š MgS
4/ Dặn dò, hướng dẫn về nhà : ( 1 phút)
 ( làm các bài tập 3, 5, 6, 7 SGK/51 )
-Ngâm 1 chiếc đinh sắt có khối lượng 20g vào 50ml dd AgNO3 0,5M cho đến khi phản ứng kết thúc. Tính khối lượng chiếc đinh sắt sau thí nghiệm 
 	( Giả sử toàn bộ lượng Ag tạo thành đều bám vào chiếc đinh sắt )
	Fe + 2AgNO3 Š Fe(NO3)2 + 2Ag
	 0,0125 ‰ 0,025mol	 0,025 mol
 Khối lượng chiếc đinh sắt sau phản ứng là : 20 – 0,0125.56 + 0,025.108 = 22 (g)
BT thêm: Nhúng 1 lá Cu vào dung dịch AgNO3 . sau một thời gian lấy lá Cu ra rửa nhẹ, sấy khô và cân lại thì thấy thanh kim loại tăng thêm 3,04g .
 a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra .
 b/ Tính khối lượng AgNO3 đã phản ứng 
 Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag 
 x mol 2x 2x 
 gọi x: là số mol Cu tan 
Ta có : mAg - m Cu = mtăng
 2x.108 - 64x = 3,04 à x = 0,02 mol 
 Khối lượng AgNO3 tham gia là : 0,02 . 170 = 3,4(g) 
IV/ Rút kinh nghiệm , bổ sung:

File đính kèm:

  • docTIET 22 HOA 9.doc