Bài giảng Tiết 22: Tính chất hoá học của kim loại (tiết 3)

1.1- Kiến thức:

- HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, với dung dịch axit, với dung dịch muối.

1.2- Kĩ năng:

- Biết rút ra các tính chất hoá học của kim loại bằng cách:

+ Nhớ lại các kiến thức đã biết từ lớp 8 và chương I lớp 9

+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.

 

doc22 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 22: Tính chất hoá học của kim loại (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức đã học và thông tin SGK, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại nội dung câu trả lời vào bảng nhóm.
-GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả và chốt lại đáp án đúng
? Vậy theo em, ta có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với 1 số chất khác không.
- HS: Có thể dự đoán được.
I- Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào:
1- Thí nghiệm 1: 
- Cách tiến hành: SGK/52
- Hiện tượng:
+ ống 1: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt.
+ ống 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: SGK/52
PTHH:
Fe(r) + CuSO4(dd) đ FeSO4(dd) + Cu(r)
=> Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
 Xếp: Fe, Cu
2- Thí nghiệm 2:
- Cách tiến hành: SGK/52
- Hiện tượng: 
+ ống 1: Có chất rắn màu xám bám ngoài dây đồng.
+ ống 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: SGK/52
PTHH: 
 Cu(r)+2AgNO3(dd)đ Cu(NO3)2(dd)+ 2Ag(r) 
=> Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag
Xếp: Cu, Ag
3- Thí nghiệm 3:
- Cách tiến hành: SGK/53
- Hiện tượng: 
+ ống 1: Có nhiều bọt khí thoát ra.
+ ống 2: không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: SGK/53
PTHH:
 Fe(r) + 2HCl(dd ) đ FeCl2(dd) + H2(k)
=>Sắt hoạt động hoá học mạnh hơn hiđro, đồng hoạt đồng hoá học yếu hơn hiđro
Xếp: Fe, H, Cu
4- Thí nghiệm 4:
- Cách tiến hành: SGK/53
- Hiện tượng:
+ Cốc 1: Na nóng chảy thành giọt tròn chạy trên mặt nước và tan dần, dung dịch có màu đỏ.
+ Cốc 2: Không có hiện tượng gì.
- Nhận xét: SGK/53
PTHH:
 2Na(r) + 2H2O(l) đ2NaOH(dd) + H2(k)
=> Natri hoạt động mạnh hơn sắt.
Xếp: Na, Fe
* Dãy hoạt động hoá học của 1 số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
II- Dãy hoạt động hoá học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
SGK/54
* Kết luận: SGK/50
4.4- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Cho HS làm bài tập:
Đánh dấu(x) nếu có phản ứng xảy ra và dấu(o) nếu không có phản ứng xảy ra:
CuSO4
Al2(SO4)3
HCl
AgNO3
Zn
x
o
x
x
Cu
o
o
o
x
- Nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ học. Thu dọn dụng cụ – hoá chất, vệ sinh dụng cụ và lớp học.
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK/54.
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: “ Nhôm”.
- Ôn tập lại kiến thức về các tính chất hoá học của kim loại
5- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: //2010
Ngày giảng: / /2010
Tiết: 24
Nhôm
 Kí hiệu hoá học: Al
 	 Nguyên tử khối: 27
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
- HS biết được:+ Tính chất vật lí của kim loại Al: nhe, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
 + Tính chất hoá học của Al: Có những tính chất học của kim loại nói chung và phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
1.2- Kĩ năng:
- Biết dự đoán tính chất hoá học của Al từ các tính chất hoá học của kim loại chung và các kiến thức đã biết, vị trí của Al trong dãy hoạt động hoá học. Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- Rèn cho HS kĩ năng viết CTHH, PTHH biểu diễn tính chất hoá học của Al(trừ phản ứng với kiềm).
1.3- Thái độ:
Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm, nghiêm túc, tự giác trong học tập. Thái độ học tập tích cực.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV:	+ Giáo án
	+ Tranh vẽ H2.14/57, bảng phụ ghi nội dung bài 1/57
	+ Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, bìa giấy, đèn cồn, bật lửa.
	+ Hoá chất: dung dịch CuCl2, NaOH, Bột Al, dây Al
	- HS:	+ Ôn tập kiến thức về tính chất hoá học của kim loại, dãy hoạt động hoá học của kim loại.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
	Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Quan sát; Thực hành; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Viết dãy hoạt động hoá học của 1 số kim loại. ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học.
Đáp án:
* Dãy hoạt động hoá học của 1 số kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au
* ý nghĩa: SGK/54
? Bài 3/54a
Đáp án:
- Điều chế CuSO4 từ Cu: Cu(r) + Ag2SO4(dd) đ CuSO4(dd) + 2Ag(r)
4.3- Giảng bài mới:
Vào bài: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ Trái đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Vậy nhôm có tính chất gì, ứng dụng và được sản xuất như thế nào?
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Cho HS quan sát một đoạn dây nhôm, vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức đã học về tính chất vật lí của kim loại:
? Nhận xét về tính chất vật lí của kim loại.
-HS: Quan sát, vận dụng kiến thức nêu được các tính chất vật lí của kim loại.
- GV:Yêu cầu HS nhớ lại tính chất hoá học của kim loại và dãy hoạt động hoá học của kim loại
? Dựa vào vị trí của Al trong dãy hoạt động hoá học của kim loại, dự đoán tính chất hoá học của Al.
- HS: Dự đoán: + Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với axit
+ Tác dụng với dung dịch muối.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/55.
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
-HS: Đọc thông tin nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- GV: Biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát.
? Nhận xét hiện tượng xảy ra.
-HS: Al cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng(Al2O3)
? Viết PTHH của phản ứng.
- HS: lên bảng viết PTHH của phản ứng.
? ở điều kiện thường Al có phản ứng với oxi không khí không.
- HS: Al có phản ứng với oxi.
- GV:+ Lưu ý cách sử dụng các dụng cụ bằng Al
+ Giảng thêm: Ngoài ra Al còn phản ứng với nhiều phi kim khác như Cl2, S tạo ra sản phẩm là muối
? Viết PTHH của phản ứng giữa Al với Cl2 và S
- HS: Lên bảng viết PTHH.
? Qua đó rút ra nhận xét chung gì về phản ứng của Al với phi kim.
- HS: Rút ra nhận xét chung.
-GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức về tính chất hoá học của axit .
? Qua tính chất của axit, em có nhận xét gì về phản ứng của Al với axit.
-HS: Al tác dụng với axit tạo ra muối nhôm và giải phóng khí hiđro.
? Viết PTHH minh hoạ
- HS: Lên bảng viết PTHH.
- GV: Al không tác dụng với axit H2SO4 và HNO3 đặc nguội. 
- GV: Cho HS tiếp tục thu nhận thông tin SGK/56
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
-HS: Thu nhận thông tin SGK, nêu cách tiến hành thí nghiệm.
-GV: Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.
-HS: Tiến hành thí nghiệm, nêu được hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây Al, Al tan dần và dung dịch nhạt màu dần
? Giải thích tại sao có hiện tượng đó
- HS: Vận dụng kién thức đã học để giải thích: Al hoạt động hoá học mạnh hơn Cu, đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối CuCl2.
? Viết PTHH của phản ứng.
- HS: Lên bảng viết PTHH.
? Ngoài ra Al còn phản ứng được với dung dịch muối của những kim loại nào khác. Lấy ví dụ
- HS: Al còn phản ứng được với dung dịch muối của những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hoá học.
? Qua đó rút ra nhận xét gì về phản ứng của Al với dung dịch muối.
- HS: Al phản ứng được với nhiều dung dịch muối của các kim loại hoạt động hoá học yếu hơn 
? Từ các nhận xét trên, rút ra nhận xét chung gì về tính chất hoá học của Al
-HS: Al có tính chất hoá học của kim loại.
- GV: Al có tính chất hoá học của kim loại, ngoài ra Al còn có tính chất hoá học nào khác không.
+ Cho HS thu nhận thông tin SGK/56
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- HS: Thu nhận thông tin và nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- GV: Lưu ý HS cách sử dụng NaOH đặc và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
? Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra.
-HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm, quan sát và nêu ược: Có chất khí không màu thoát ra, Al tan dần
? Qua thí nghiệm, rút ra thêm tính chất hoá học gì của Al.
- HS: Al có phản ứng với kiềm.
-GV: Treo bảng phụ ghi nội dung bài 1/57. Gọi HS lên điền bảng:
- HS: Vận dụng kiến thức thực tế, lên bảng hoàn thành bài tập.
? Giải thích vì sao Al được ứng dụng như vậy.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học về tính chất vật lí, hoá học của Al để giải thích các ứng dụng.
-GV: yêu cầu hS thu nhận thông tin SGK/57, kết hợp với quan sát H2.14/57
? Nguyên liệu để sản xuất Al.
-HS: Quặng boxit(thành phần chủ yếu là Al2O3).
? Kể tên các vùng của nước ta có qặng boxit.
- HS: có ở nhiều nơi: Cao Bằng, Lạng Sơn trữ lượng khoảng 30triệu tấn. Tây Nguyên, boxit tập trung thành mỏ lớn tổng trữ lượng hàng tỉ tấn.Tuy nhiên hiện nay nước ta chưa sản xuất được nhôm.
? Al được sản xuất bằng phương pháp nào.
-HS: Điện phân nóng chảy.
? Mô tả quá trình sản xuất nhôm. Viết PTHH minh hoạ
- HS: mô tả trên hình vẽ quá trình sản xuất Al và viết PTHH.
- GV: Mô tả lại chính xác quá trình sản xuất Al.
+ Gọi HS đọc kết luận SGK/57 
I- Tính chất vật lí:
- Màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính dẻo.
II- Tính chất hoá học:
1- Nhôm có những tính chất hoá học của kim loại không?
a- Phản ứng của nhôm với phi kim:
* Phản ứng của nhôm với oxi:
- Thí nghiệm: SGK/55
- Hiện tượng: Al cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng
- Nhận xét:
PTHH:
 4Al(r) + 3O2(k) 2Al2O3(r)
 Trắng Không màu Trắng
* Phản ứng của nhôm với phi kim khác:
Ví dụ:
 2Al(r) + 3Cl2(k) 2AlCl3(r) 
 Trắng Vàng lục Trắng
=> Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim như S, Cl2 tạo thành muối.
b- Phản ứng của nhôm với dung dịch axit:
Ví dụ:
 Al(r)+ H2SO4(dd loãng)đ AlSO4(dd) + H2(k)
Trắng không màu không màu không màu
=> Nhôm phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
c- Phản ứng của nhôm với dung dịch muối:
- Thí nghiệm: SGK/56
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây nhôm, dung dịch nhạt màu dần, nhôm tan dần.
- Nhận xét:
PTHH:
 2Al(r) + 3CuCl2(dd) đ2AlCl3(dd) + 3Cu(r)
 Trắng Xanh lam Không màu Đỏ 
=> Nhôm phản ứng được với nhiều dung dịch muối của những kim loại hoạt động hoá học yếu hơn tạo thành muối nhôm và kim loại mới.
* Kết luận: Nhôm có tính chất hoá học của kim loại.
2-Nhôm có tính chất hoá học nào khác?
- Thí nghiệm: SGK/56
- Hiện tượng: Có chất khí không màu thoát ra, Al tan dần
=> Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm
III- ứng dụng:
SGK/56
IV- Sản xuất nhôm:
- Nguyên liệu: Quặng bôxit(thành phần chủ yếu là Al2O3)
- Phương pháp: Điện phân nóng chảy.
PTHH:
 2 Al2O3 > 4Al + 3O2
* Kết luận: SGK/57
4.4- Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ học. Thu dọn dụng cụ – hoá chất, vệ sinh dụng cụ và lớp học.
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Học bài và làm bài tập SGK/58.
- Làm bài tập trong VBT.
- Đọc trước nội dung bài: “ Sắt”.
5- Rút

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(t22 - 26)nam 09 - 10.doc
Giáo án liên quan