Bài giảng Tiết 21: Tính chất vật lý của kim loại (tiếp)

I. Mục tiêu : Học sinh biết :

-Một số tính chất vật lí của kim loại như : tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim

-Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như : chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vất liệu xây dựng

II. Phương tiện: Một đoạn dây thép, đèn cồn, máy lửa, đèn điện, một số vật dụng bằng kim loại.

III.Tiến trình dạy học :

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21: Tính chất vật lý của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 19/10/2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6
 I. Mục tiêu : Học sinh biết :
-Một số tính chất vật lí của kim loại như : tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim
-Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như : chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vất liệu xây dựng
II. Phương tiện: Một đoạn dây thép, đèn cồn, máy lửa, đèn điện, một số vật dụng bằng kim loại.
III.Tiến trình dạy học :
1.Ổn định :
2.KTBC : 
3.Bài mới :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV giới thiệu: Kim loại đĩng vai trị quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy kim loại cĩ những tính chất vật lý và ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất. Bài học hơm nay sẽ trả lời câu hỏi đĩ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lý của kim loại
GV: Giới thiệu tính chất vật lý chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim..
- HS nghe và ghi nhớ
1. Tính dẻo:
Kim loại có tính dẻo
GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm : Dùng búa đập một dây nhôm, dây đồng và cục than gỗ ® nhận xét.
GV : Dây nhôm, dây đồng chỉ bị dập chứ không vỡ vụn ® Từ đó ta rút ra được kết luận gì?
GV giải thích: Dây nhôm, dây đồng có tính dẻo nên chỉ bị bẹp. Than không có tính dẻo nên bị vỡ vụn.
GV: Các em cho biết cái cuốc, xẻng, xoong, chậu được làm từ vật liệu nào? Dựa vào tính chất vật lý nào người ta làm được các dụng cụ đó.
GV: Do có tính dẻo nên kim loại được dát mỏng, kéo sợi, rèn các đồ vật khác nhau. 
GV giới thiệu: Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau. Kim loại dẻo nhất là Au (vàng). 
HS: các nhóm làm thí nghiệm
HS: dây nhôm, dây đồng bị bẹp, còn cục than bị vỡ vụ.
HS: Kim loại có tính dẻo.
HS: Các dụng cụ đó được làm từ sắt, nhôm do có tính dẻo nên người ta có thể làm được các dụng cụ đó.
2. Tính dẫn điện.
Kim loại có tính dẫn điện.
GV: Yêu cầu HS quan sát hiện tượng khi bật công tắc điện bóng đèn trong lớp học – đèn sáng.
GV: gợi ý cho HS biết đoạn dây nối từ nguồn điện đến bóng đèn được làm từ kim loại đồng.
GV thông báo: Người ta thay dây đồng bằng dây sắt, dây nhômthấy bóng đèn sáng. Điều đó chứng tỏ điều gì ?
GV: Trong thực tế dây điện được làm bằng kim loại nào?
GV lưu ý HS: Khi sử dụng dây điện không sử dụng dây trần hoặc dây bị bóc vỏ.
GV thông báo: Các kim loại khác nhau có tính dẫn điện khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag sau đó đến Cu, Al, Fe 
HS: quan sát hiện tượng.
HS: Kim loại có tính dẫn điện.
HS: Dây đồng hoặc nhôm.
3. Tính dẫn nhiệt
Kim loại có tính dẫn nhiệt.
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm đốt nột đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn ® nhận xét.
GV: Yêu cầu HS lấy các ví dụ trong thực tiễn có sự dẫn nhiệt của kim loại.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận .
GV thông báo: Các kim loại khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là Ag, sau đó là Cu, Al, Fe
HS: làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV ® nêu nhận xét: dây thép truyền nhiệt (nóng).
HS: Xoong, nồi, chảo làm bằng nhôm dùng để nấu thức ăn.
HS: Kim loại có tính dẫn nhiệt.
4. Tính ánh kim.
Kim loại có tính ánh kim.
GV : liên hệ thức tế để HS rút ra nhận xét về tính ánh kim của kim loại.
GV : giơí thiệu về những ứng dụng của kim loại nhờ tính ánh kim của nó, đặc biệt là làm các đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ.
GV Giới thiệu: Ngoài những tính chất trên, kim loại còn có những tính chất vật lí khác như: khối lượng riêng, nhiệt nóng cháy và độ cứng.
- Qui ước:	D < 5g/cm3 ® kim loại nhẹ.
	D > 5g/cm3 ®kim loại nặngï.
- Li là kim loại nhẹ nhất 0,53 g/cm3.
- Osimi (Os): kim loại nặng nhất 22,6g/cm3
- Hg có nhiệt nóng chảy thấp nhất: (-390C)
- W có nhiệt nóng chảy cao nhất: (3410 0C)
- Cs mềm nhất, Cr cứng nhất.
HS: Liên hệ thực tế ® Rút ra nhận xét: Kim loại có tính ánh kim.
4. Củng cố:
- Yêu cầu HS làm các bài tập1, 2, 3, 4 trang 48 SGK.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, đọc mục: “em có biết?”.
- Xem trước tính chất hoá học của kim loại.
- Hướng dẫn bài tập 4 trang 48 SGK: 
2,7 gam Al chiếm thể tích 1 cm3
=> 1 mol Al (27 gam) chiếm 10 cm3
Thực hiện tương tự với Kali, đồng.

File đính kèm:

  • docTiet_ 21.doc
Giáo án liên quan