Bài giảng Tiết: 21: Tính chất vật lý chung của kim loại (tiếp)

Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

 * HS biết :

 - Một số tính chất vật lí của kim loại như : Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim.

 - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất.

2/ Kĩ năng:

 - Biết tiến hành những thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả lại hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí .

 - Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hóa học với một số ứng dụng của kim loại

doc20 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 21: Tính chất vật lý chung của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 theo.
TiÕt:
24
NHÔM
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	* HS biết được:
	- Tính chất vật lí của kim loại nhôm: nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
	-Tính chất hóa học của nhôm: có những tính chất hóa học của kim loại nói chung( t/d với phi 	kim, với dd axit, với dd muối của kim loại kém hoạt động hơn nhôm)
2/ Kĩ năng:
	- Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm dựa vào vị trí của nó trong dãy hoạt động hóa học 	của kim loại , làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó: đốt bột nhôm, t/d với axit H2SO4 loãng, 	với dd CuCl2.
	- Dự đoán khả năng PƯ với kiềm và làm thí nghiệm kiểm chứng.
	- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hóa học của nhôm.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.
B/ Chuẩn bị:
	* Dụng cụ: - Đèn cồn, lọ nhỏ, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
	* Hóa chất: - Dd AgNO3, HCl, CuCl2, NaOH, bột Al, Fe, dây Al, một số đồ dùng bằng nhôm.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 trong vỏ trái đất và có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Nhôm có tính chất vật lí và hóa học nào và có ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?
2/ Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Bài cũ:
H: Nêu tính chất hóa học chung của kim loại?
H: Cho biết dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghã của dãy?
- YC HS lên chữa bài 3 SGK.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm HS.
- GV cho HS quan sát dây Al
H: Cho biết Al có tính chất vật lí nào?
H: Cho biết một số ứng dụng của những tính chất vật lí đó?
H: Dựa vào vị trí của Al trong dãy HĐHH hãy dự đoán tính chất hóa học của KL Al?
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán đó.
- YC đại diện nhóm nêu hiện tượng của PƯ .
- Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm:
+ ống 1: cho dây Al vào ống đựng HCl.
+ ống 2: cho dây Al vào ống đựng 
CuCl2.
- YC HS báo cáo kết quả hoạt động và PTHH giải thích. 
* GV đặt vấn đề: Ngoài tính chất hóa học của KL Al có tính chất nào khác không?
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm với kiềm của Al và dây Fe.
- Em có dự đoán như thế nào về kết quả?
* Liên hệ thực tế: Ta không nên sử dụng đồ dùng bằng Al để đựng dd nước vôi, kiềm.
* KL: Al ngoài những tính chất hóa học chung của KL còn có khả năng PƯ với kiềm.
H: Hãy cho biết những ứng dụng của Al?
- HS sử dụng tranh vẽ thuyết trình cách sản xuất nhôm.
- 1 HS lên trả lới lí thuyết và viết PƯ minh họa cho các tính chất đó.
- HS lên viết dãy HĐHH của kim loại và ý nghĩa của dãy đó.
1 HS lên bảng làm bài.
- HS quan sát và cho biết một số tính vật lí của Al.
- HS kể một số ứng dụng của những tính chất vật lí đó.
- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Nêu hiện tượng của PƯ: bột Al cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
- HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
- Hiện tượng:
+ ống 1: có bọt khí thoát ra , và dây Al tan dần.
+ ống 2: dd từ màu xanh chuyển dần sang không màu , có chất rắn màu đỏ bám vào dây Al.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động và viết PƯ giải thích.
- HS dự đoán kết quả của thí nghiệm.
* Nhận xét hiện tượng: Al tan dần trong dd kiềm, còn Fe thì không.
- HS kể 1 số ứng dụng của Al.
- HS chú ý nghe và thu nhận thông tin do GV cung cấp.
I/ Tính chất vật lí:
- Al là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, dẫn nhiệt , dẫn điện và có tính dẻo.
II/ Tính chất hóa học :
1/ Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại không?
a.Phản ứng với PK:
* Với Oxi:
4Al(r) +3 O2(k) à2 Al2O3(r).
* Với PK khác:
2Al(r) + 3Cl2(k) à2 AlCl3(r)
* KL: Nhôm PƯ với oxi tạo thành oxit và PƯ với PK khác tạo thành muối .
b. PƯ của nhôm với dd axit:
2Al(r) + 6 HCl(dd)à
 2AlCl3(dd)+ 3H2(k)
c/ PƯ với muối:
2Al(r)+3CuCl2(dd)àAlCl3(dd)+3Cu(r)
 dd màu xanh k0màu 
2/ Nhôm có tính chất hóa học nào khác?
- Nhôm còn PƯ với dd kiềm
III/ Ứng dụng:
- Ứng dụng rất nhiều trong đời sống như làm dây dẫn điện, làm đồ dung gia đình...
IV/ Sản xuất nhôm:
* Nguyên liệu: Quặng boxit.
* PP: điện phân n/c nhôm oxit và criolit:
 criolit
2Al2O3 4Al + 3 O2.
 đpn/c 
3/ Củng cố:
	- YC HS nhắc lại 1 số nội dung chính của bài.
	- HS làm bài tập SGK tại lớp.
4/ Dặn dò:
VN học và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6SGK. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
TiÕt:
25
SẮT
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	- HS dựa vào vị trí của sắt trong dãy HĐHH có thể dự đoán tính chất hóa học của sắt.
	- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất 	hóa học của sắt.
	- Viết được các PƯ minh họa cho các tính chất hóa học của sắt: t/d với phi kim, với dd axit, 	dd muối của kim loại kém hoạt động hơn.
2/ Kĩ năng: 
	- Rèn luyện kĩ năng thực hiện thí nghiệm, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức của HS.
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết PTHH.
3/ Thái độ:
	- GD thế giới quan duy vật biện chứng, chống tư tưởng mê tín dị đoan.
B/ Chuẩn bị:
	* Dụng cụ:- Bình thủy tinh miệng rộng, kẹp gỗ, đèn cồn.
	* Hóa chất:- Dây sắt hình lò xo, bình clo đã thu sẵn.
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Từ xưa đến nay con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim của sắt. Ngày 	nay, trong số tất cả các kim laọi, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tím hiểu những tính chất vật 	lí và hóa học của sắt.
2/ Bài mớii:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
H: Nêu tính chất hóa học của nhôm và viết càc PTHH minh họa?
- YC 2 HS lên bảng chữa bài tập 2 và 6 SGK.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm HS.
H: Nêu một số tính chất vật lí của sắt?
- Dựa vào vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại hãy dự đoán khả năng hoạt động của Fe?
- GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm .
- YC HS chú ý quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng thông qua các PTHH.
- GV thuyết trình : ở nhiệt độ cao Fe Pư với nhiều phi kim khác như: S, Br... tạo thành muối tương ứng.
- YC 2 HS nêu lại tính chất và cho PƯ minh họa.
- YC 2 HS nêu lại tính chất và cho PƯ minh họa.
* GV nhấn mạnh: Chú ý về hóa trị của Fe, và phân biệt màu của hiđroxit sắt (II) có màu xanh rêu.Hiđroxit sắt(III) có màu đỏ nâu.
- HS lên trình bày trên bảng.
Dưới lớp nhận xét đánh giá.
- HS dưới lớp so sánh kết quả và nhận xét kết quả 2 bạn trên bảng. 
- 2 HS nêu 1 số tính chất vật lí về màu sắc, trạng thái tính dẫn điện, dẫn nhiệt...
- HS dự đoán: Fe mạnh hơn chì nhưng hoạt động yếu hơn Zn.
- HS tiến hành thí nghiệm cho Fe PƯ với clo và chú ý quan sát hiện tượng.
- Viết các PTHH minh họa.
- HS cho các ví dụ minh họa cho tính chất.
- HS cho các ví dụ minh họa cho tính chất.
I/ Tính chất vật lí:
- Là kim loại có màu trắng xám dẫn điện dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm.
II/ Tính chất hóa học:
1/ Tác dụng với phi kim:
* Tác dụng với oxi:
3Fe(r) + 2O2(k) t0à Fe3O4(r)
* Tác dụng với clo:
2Fe(r) +3Cl2(k) à 2FeCl3(r)
2/ Tác dụng với dung dịch axit:
Fe(r) +H2SO4(dd)àFeSO4(dd)+H2(k)
Fe(r)+2HCl(dd)àFeCl2(dd)+H2(k)
3/ Tác dụng với dung dịch muối:
Fe(r)+CuSO4(dd)àFeSO4(dd)+Cu(r).
Fe(r)+2AgNO3(dd)àFe(NO3)2(dd)+2Ag(r)
3/ Củng cố:
	- YC HS làm bài tập:
	1/ Hãy viết các PTHH biểu diễn các chuyển hóa sau:
	 1 FeCl2 2 Fe(NO3)2 3 Fe	
	Fe
 4	 FeCl3 5 Fe(OH)3 6 Fe2O3 7 Fe.
	2/ Cho m gam bột sắt dư vào 20ml dd CuSO4 1M. Phản ứng kết thúc lọc được dung dịch A và 4,08 	gam chất rắn B.
	a/ Tính m?
	b/ Tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch A.
4/ Dặn dò:
	- VN học bài, làm bài: 1, 2, 3, 4, 5/tr 60 SGK.
	- Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
Tiết:
26
HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP
A/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
	* HS biết được:
	- Gang là gì? Thép là gì? Tính chất và một số ứng dụng của gang và thép.
	- Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất gang trong lò cao.
	- Nguyên tắc, nguyên liệu và quá trình sản xuất thép trong lò luyện thép.
2/ Kĩ năng: 
	- Biết đọc và tóm tắt các kiến thức từ SGK.
	- Biết sử dụng các kiến thức từ thực tế về gang, thép... để rút ra ứng dụng của gang thép.
	- Biết khai thác thjông tin về sản xuất gang, thép từ sơ đồ lò luyện gang và lò luyện thép.
	- Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang.
	- Viết các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất thép.
3/ Thái độ:
	- GD thế gới quan duy vật biện chứng cấu tạo phù hợp với chức năng.
B/ Chuẩn bị:
	- Một số mẫu vật gang thép.
	- Tranh vẽ sơ đồ lò cao.
	- Tranh vẽ sơ đồ lò luyện thép
C/ Tổ chức hoạt động:
1/ Vào bài: Trong đời sống và trong kĩ thuật, hợp kim của sắt là gang và thép được sử dụng rất rộng rãi. Thế 	nào là gang, thép? Gang, thép được sử dụng như thế nào?
2/ Phát triển bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
* Bài cũ:
H: Nêu tính chất hóa học của sắt?
- YC 2 HS chữa bài tập 2 và bài tập 4 SGK.
- GV nhận xét đánh giá cho điểm từng HS.
- YC HS nghiên cứu nội dung thông tin SGK .
H: Gang gồm những thành phần nào?
H: Cho biết thành phần của thép?
H: Gang và thép có đặc điểm nào khác nhau?
- Gang , thép có tính chất gì? Hãy kể một vài ứng dụng cu

File đính kèm:

  • docgiao an chuong 2 lop 9.doc