Bài giảng Tiết 21: Tính chất vật lí chung của kim loại
1) Kiến thức: Biết được
- Một số tính chất vật lí của kim loại
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí của kL
2) Kĩ năng
- Biết tiến hành làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận .
Ngày soạn : 30/10/2011 Ngày giảng: 01/11/2011 CHƯƠNG II: KIM LOẠI Tiết 21. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI I . MỤC TIÊU Kiến thức: Biết được - Một số tính chất vật lí của kim loại - Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí của kL Kĩ năng - Biết tiến hành làm các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận . Trọng tâm: -Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại - Dãy hoạt động hóa học của kim loại. II. CHUẨN BỊ -HS sưu tầm một số đồ vật được làm từ các kim loại -HS chuẩn bị 1 đoạn dây nhôm, dây đồng dài khoảng 20cm, mẫu than gỗ(để HS làm thí nghiệm ở nhà) GV hướng dẫn ở tiết 20. Dùng búa đập mạnh một đoạn dây nhôm, dây đồng, mẫu than. Ghi hiện tượng theo mẫu phiếu học tập phát cho từng nhóm HS (Chú ý phần chữ in nghiên là nội dung không có trong phiếu học tập) Trước khi dùng búa đập Sau khi dùng búa đập -Dây nhôm (có hình dạng) -Dây đồng (có hình dạng) -Mẫu than (có hình dạng) Bị bẹp(dát mỏng) Bị bẹp (dát mỏng) Vở vụn ra Nhận xét và giải thích: Nhôm, đồng có tính dẻo nên chỉ bẹp. Than không có tính dẻo nên vở vụn -GV chuẩn bị cho các nhóm HS làm TN tại lớp:1 đoạn dây thép dài khoảng 20cm, đèn cồn, diêm, phiếu học tập III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vậy kim loại có những tính chất vật lí và có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó Hoạt động 1: Tính dẻo Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV đề nghị HS (hoặc nhóm HS)trình bày nội dung phiếu học tập, ghi kết quả TN đã được tiến hành ở nhà -GV gợi ý cái cuốc, xẻng, xoong, ...được làm từ vật liệu nào? Dựa vào tính chất vật lí nào người ta lại làm ra được các dụng cụ đó với các hình dạng khác nhau -Tại sao người ta dát mỏng được lá vàng thành các đồ trang sức khác nhau, lá đồng thành đây dẫn điện ... -HS trình bày phiếu học tập (nội dung phiếu học tập ở phần chuẩn bị) -HS trả lời (sắt, nhôm.. ). Có tính dẻo ... Tiểu kết. Kim loại có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng, tạo nên các đồ vật khác nhau Hoạt động2:Tính dẫn điện (Không dạy) Hoạt động 3:Tính dẫn nhiệt :(Không dạy) Hoạt động 4: ánh kim -GV yêu cầu HS quan sát vẻ sáng bề mặt của các đồ vật trang sức bằng bạc, vàng ...và rút ra nhận xét -GV bổ sung và kết luận -HS quan sát ,nhận xét (vẻ sáng lấp lánh đó được gọi là ánh kim) Tiểu kết. Kim loại có ánh kim Làm đồ trang sức 4. Củng cố - dặn dò: a.Củng cố GV chốt lại kiến thức cần nhớ và yêu cầu HS nêu những vấn đề cần nhớ sau khi học bài . GV hướng dẫn HS làm bài tập trong sgk. 1.Dẻo, kéo sợi, rèn, dát mỏng. 2.a 4 ; b 6 ;c 3 và 2 ; d 5 ; e 1. 3/Đồng và bạc 4/ .mAl= 27g/cm3, tacó 1 mol Al= 27g à 1cm3à x= 10cm3 5/ .Fe, Al, Cu. ; Fe, Al, Ni b,Dặn dò: Về nhà học bài cũ, đọc phần em có biết . -Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu tính chất hoá học của kim loại -------------------------------------o0o------------------------------------ Ngày soạn : 01/11/2011 Ngày giảng:03/11/2011 Tiết 22. Bài 16: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I . MỤC TIÊU Kiến thức: -HS biết được tính chất hoá học của kim loại nói chung. Tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axít, với dd muối Kĩ năng: -Biết rút ra tính chất hoá học của kim loại bằng cách: Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được tính chất hoá học của kim loại -Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của kim loại -Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp hai kim loại. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của kim loại II. CHUẨN BỊ Dụng cụ:Khay, chỗi ,ống nghiệm,đèn cồn, diêm.. Hoá chất: DD CuSO4, đinh sắt mới, kim loại Na, dd HCl đặc, MnO2 rắn , dây Cu(hoặc Cu mảnh) Thiết bị:Phiếu giao việc cho nhóm học sinh thực hiện Nội dung các phiếu học tập: Phiếu học tập số 1 Hãy nêu 2 ví dụ về phản ứng của kim loại tác dụng với dd muối mà các em đã biết ở chương I, nêu hiện tượng,viết PTHH và rút ra nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của kim loại theo mẫu sau: Tên thí nghiệm Hiện tượng PTHH - Nhận xét Phiếu học tập số 2:Thực hiện TN tác dụng của Zn với dd CuSO4 Cách làm Hiện tượng Viết PTHH và nhận xét -Cho 1 dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 III HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: GV có thể kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS 3.Bài mới: Giới thiệu bài:GV nêu mục tiêu của bài học hoặc GV nêu :Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài ’Tính chất hoá học của kim loại’ Hoạt động 1:Phản ứng của kim loại với phi kim Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh -GV yêu cầu HS quan sát hình 23 mô tả hiện tượng thí nghiệm khi đốt sắt trong oxi và viết PTHH -GV yêu cầu HS nêu một số phản ứng khác mà em biết, từ đó rút ra nhận xét tác dụng cuả kim loại với oxi -GV bổ sung và kết luận -GV nêu vấn đề kim loại phản ứng với các phi kim khác như thế nào hãy quan sát TN Na với clo (GV dựa vào TN sgk và hướng dẫn HS giải thích và viết pthh) -GV yêu cầu HS viết PTHH của kim loại với các phi kim khác -GV yêu cầu HS nhận xét về tác dụng của kim loại với phi kim khác -GV lưu ý HS điều kiện của phản ứng(ở nhiệt độ cao) -HS quan sát hình 23 và mô tả hiện tượng (cháy sáng) -HS trả lời(Al, Zn, Cu..phản ứng với oxi) HS nhận xét -HS quan sát mô tả hiện tượng (khói trắng) -HS viết PTHH: Cu+ Sà Mg+ S à -HS trả lời(phi kim+ kim loạià muối) Tiểu kết. 1.Tác dụng với oxi: Fe + O2 à Fe3O4 (trắng xám)(không màu) (đen) -Nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu ...phản ứng với oxit tạo thanh các oxít Al2O3, ZnO, CuO... 2. Tác dụng với phi kim khác: 2Na + Cl2 à 2NaCl vàng lục trắng -Hầu hết kim loại(trừ Ag, Au, Pt...) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt cao tạo thành oxít(thường là oxít bazơ), ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối Hoạt động2: Phản ứng của kim loại với dd axít. -GV yêu cầu HS nêu lại TN điều chế H2 trong phòng TN. Nêu hiện tượng và viết PTHH -GV thông báo thêm: Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng, HNO3 không giải phóng khí H2 -GV yêu cầu HS nhận xét và kết luận -HS nhớ lại(hoá học lớp 8) để nêu hiện tượng và viết PTHH -HS nhận xét và kết luận Tiểu kết. Zn+2HClàZnCl2 + H2 -Một số kim loại phản ứng với dd axít tạo thành muối và giải phong khí H2 Hoạt động 3:Phản ứng của kim loại với dd muối -GV phát phiếu học tập số 1 cho HS (nhóm HS) -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm -GV thu phiếu học tập, gọi đại diện nhóm trả lời -GV bổ sung và ghi mục III lên bảng -GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tác dụng của Zn +CuSO4 -GV phát phiếu học tập số 2 -GV đề nghị đại diện các nhóm báo cáo kết quả -GV bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS viết PTHHcủa 1 số kim loại khác với dd muối va nhận xét về khả năng hoạt động hoá học của các kim loại này(Mg, Al, Zn.) -Từ các ví dụ và TN ở trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận gì về tính chất của kim loại với dd muối -GV bổ sung và kết luận Chú ý:Trừ Na, K, Ca...Vì phản ứng với nước à bazơ tanàphản ứng với muốià... -HS nhận phiếu học tập số 1 -HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm ghi kết quả thảo luận vào phiếu học tập -HS thực hành TN theo nhóm -HS nhận phiếu học tập số 2 -Đại diện nhóm báo cáo kết quả, rút ra nhận xét (kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng ) -HS viết PTHH Mg + CuSO4à Al + Cu(NO)3à Zn + AgNO3 à -HS trả lời (về độ hoạt động của các kim loại) Tiểu kết. 1. Phản ứng của đồng với dd AgNO3 Cu+2AgNO3à Cu(NO3)2 +2Ag -Đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd muối, ta nói đồng hoạt động hoá học mạnh hơn bạc 2.Phản ứng của kẽm với dd CuSO4 Zn +CuSO4 à ZnSO4 + Cu -Kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng * Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn(trừ Na, K, Ca..) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dd muối, tạo thành kim loại mới và muối mới 4. Củng cố - dặn dò: a.Củng cố -GV yêu cầu HS nắm vững các kiến thức cơ bản về tính chất hoá học của kim loại(gồm 3 tính chất) -GV treo bảng phụ có ghi nội dung bài tập Hoàn thành các PTHH Na + O2à ; Fe + S à ; Fe + H2SO4 à Mg + HClà ; Al + CuSO4à ; Fe +CuSO4 à b,Dặn dò: Học bài cũ và làm bài tập sgk ( Không làm bài tập số 7/51) -GV hướng dẫn HS làm bài tập số 2 Ví dụ: ? + HCl à MgCl2 +H2 GV yêu cầu HS chú ý sản phẩm tạo thành để điền nguyên tố còn lại -Nghiên cứu bài mới: Tìm hiểu dãy hoạt động hoá học của kim loại và ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại
File đính kèm:
- HOA 9.11.doc