Bài giảng Tiết 21 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (tiết 1)

A. MỤC TIÊU: Biết được:

1. Kiến thức: - Tính chất vật lí của kim loại: Kim loại có tính dẻo, dẫn điện dẫn nhiệt và có ánh kim.

- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý. .

2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra tính chất vật lí của kim loại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21: Ngày soạn://2010.
CHƯƠNG II: KIM LOẠI
Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI.
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- TCHH của các hợp chất vô cơ.
- Tính chất, ứng dụng của kim loại.
- Tính chất vật lí của kim loại.
A. MỤC TIÊU: Biết được:
1. Kiến thức: - Tính chất vật lí của kim loại: Kim loại có tính dẻo, dẫn điện dẫn nhiệt và có ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lý. 	.
2. Kỷ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể và rút ra tính chất vật lí của kim loại.
- Biết liên hệ tính chất vật lý với một số ứng dụng của kim loại.
3.Thái độ: HS có tính cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan, nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 1 đoạn dây Cu, Fe... Đèn cồn, bật lửa, 1 số đồ dùng bằng kim loại, 1 đoạn mạch điện, dây, nhẫn...
2. HS: - Chuẩn bị theo nhóm: Mổi nhóm làm TN. Ghi lại hiện tượng vào giấy- Dùng búa đập đoạn dây Al, Fe, Cu nhỏ, và 1 mẫu than.
- Một số đồ dùng bằng kim loại: Kim, ca nhôm, lon các loại, giấy gói bánh kẹo... 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (0’) 
III. Nội dung bài mới: (38’)
1. Đặt vấn đề: (2’) - GV giới thiệu chương II “Kim loại”.
- Hảy kể các đồ vật, dụng cụ làm bằng kim loại chúng ta đã gặp? (HS kể)
- Quanh ta có rất nhiều đồ vật, dụng cụ làm bằng kim loại. Vậy dựa vào những tính chất vật lý nào mà kim loại đó dược ứng dụng rộng rải như vậy? Bài mới.
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:(12’)
GV cho HS thông báo kết quả TN làm ở nhà. 
HS: Dây nhôm chỉ bị dát mõng, còn than thì nát vụn.
- Tại sao có hiện tượng đó?
- Tại sao người ta dát được lá vàng, có độ dày chỉ vài pm, sản xuất ra được lá tôn, lá nhôm, kẽm, các loại sắt trong xây dựng?
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo ntn?
- Dựa vào tính dẻo của KL người ta có những ứng dụng gì? 
HS trả lời- lớp nhận xét.
I. Tính dẻo:
- Kim loại có tính dẻo ® Nên dể rèn, kéo, dát mõng.
- Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
- Ứng dụng: Rèn dao, rựa, cuốc, xẻng, kéo sợi sắt, dát mõng một số kim loại để tạo ra các đồ vật khác nhau (như trang sức, giấy gói bánh kẹo, vỏ lon...)
b. Hoạt động 2:(10’)
GV: Dùng mạch điện có gắn bóng đèn cho HS: nhận dạng.
- Trong mạch điện có kim loại không?
HS: Có
GV cắm phích vào nguồn điện ® ta thấy có hiện tượng gì? 
HS: Đèn sáng.
- Vì sao đèn sáng? 
HS: Vì dây kim loại đã dẩn điện từ nguồn điện đến bóng đèn.
- Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện như thế nào?
- Dựa vào tính dẩn điện của kim loại người ta ứng dụng làm gì?
HS: Nêu ứng dụng.
*GV lưu ý HS về an toàn khi sd dây điện.
II.Tính dẩn điện:
- Kim loại có tính dẩn điện.
- Các kim loại khác nhau có tính dẩn điện khác nhau.
- KL dẩn điện tốt nhất là: Ag, Cu, Al, Fe...
- Ứng dụng: Dùng làm dây dẩn điện.
c. Hoạt động 3:(6’)
GV cho các nhóm HS làm TN đốt sợi dây Cu. Sờ tay nhẹ vào phần không bị đốt nóng.
- Qua TN có hiện tượng gì? (nóng lên)
- Vì sao khi đốt nóng, phần dây còn lại nóng lên?
- GV cho HS làm TN với dây Al, Fe...
- Qua các Tn trên ta rút ra kết luận gì?
HS: Làm thí nghiệm, rút ra nhận xét
- Tính dẫn nhiệt của KL được ứng dụng gì?
HS: Nêu ứng dụng.
III. Tính dẩn nhiệt:
- Kim loại có tính dẩn nhiệt.
- Các kim loại khác nhau có tính dẩn nhiệt khác nhau.
- Ứng dụng: Làm dụng cụ nấu ăn...
d. Hoạt động 4:(8’)
GV cho HS Q/s bề mặt 1 số KL: Ag, Cu, Al...và 1 mẫu than ® Rút ra nhận xét?
HS: Kim loại có ánh kim
- Qua quan sát ta có thể biết được KL còn có tính chất gì? Nhờ tính chất này mà kim loại ứng dụng để làm gì?
HS: Nêu ứng dụng.
GV giới thiệu thêm các tính chất khác ở mục “Em có biết”
IV. Tính ánh kim:
- Kim loại có tính ánh kim. (Bề mặt có vẽ sáng lấp lánh)
- Ứng dụng: Làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí...
IV. Củng cố: (4’)
- Học bài củ, xem lại các tính chất hoá học của các hợp chất Muối và Axit, xem trước bài mới.
- Cho HS đọc kết luận ở SGK (47), mục “Em có biết”
V. Dặn dò: (2’) -Làm bài tập 2-SGK trang 48.

File đính kèm:

  • doctiet 21.doc