Bài giảng Tiết 20: Kiểm tra một tiết (tiếp theo)

1.Kiến thức Chương I:

1.1 Biết được tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối.

1 .2 Nhận biết axit, axit sunfuric và muối sunfat.

1. 3 Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch các chất liên quan đến axit sunfuric

1.4 Tên, thành phần hóa học, ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 912 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Kiểm tra một tiết (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Tiết 20: KIỂM TRA MỘT TIẾT
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức Chương I:
1.1 Biết được tính chất hoá học của oxit, axit, bazơ, muối.
1 .2 Nhận biết axit, axit sunfuric và muối sunfat.
1. 3 Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch các chất liên quan đến axit sunfuric
1.4 Tên, thành phần hóa học, ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
 2.Kỹ năng: 
 2.1 Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của một số axit, muối
 2.2 Nhận biết được dd axit, axit sunfủic và dd muối sunfat.
 2.3 Tính nồng độ hoặc khối lượng dd liên quan đến HCl.
 2.4 Tính khối lượng nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón.
3.Thái độ: 
- HS có ý thức tự giác, trung thực trong khi làm bài. 
B.HÌNH THỨC:
 Tự luận
C.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên chủ đề
Mức độ
Biết
Hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Viết PTHH biễu diễn TCHH của hợp chất vô cơ 
1.1
2.3 
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .........%
Số câu: 1
Số điểm: 2,5
25%
Số câu: 1
Số điểm: 2
20%
Nhận biết các chất
1.2
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .........%
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
15%
Hoàn thành dãy chuyển đổi
1.1
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .........%
Số câu:1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
Tính khối lượng và nồng độ các chất dựa vào PTHH
1.3
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .........%
Số câu:1/3
Số điểm:0,5
Tỉ lệ: 5%
Số câu:2/3
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Tính khối lượng các chất dựa vào CTHH
1.4
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: .........%
Số câu:1
Số điểm:1
Tỉ lệ: 10%
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ: 100%
4/3
3
30%
2
4
40%
2/3
2
20%
1
1
10%
HS: Các kiến thức đã học, giấy nháp, bút, máy tính. .
D. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:
1. Đê kiểm tra:
Đề A
Câu 1:( 2,5 điểm) Nêu các tính chất hóa học của muối, viết các phương trình hóa học minh họa nếu có.
Câu 2:( 2,5 điểm) Viết các phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO CuSO4
Câu 3:( 1,5 điểm) Có 4 dung dung đựng trong 4 lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: HCl, H2SO4, K2SO4, KOH . Hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng xãy ra nếu có.
Câu 4: ( 2,5 điểm) Cho một khối lượng kim loại Mg dư tác dụng với 250ml dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc phản ứng thu được 4, 48lit khí hiđro( đktc)
Viết PTHH xảy ra.
Tính khối lượng Mg đã tham gia phản ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã tham gia phản ứng.
Câu 5( 1 điểm): Một người làm vườn đã dùng 200g Ca3(PO4)2 để bón rau.
Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong phân bón này?
Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
 ( Biết Mg:24, Ca: 40, P:31, O: 16)
 Đề B
Câu 1:( 2,5 điểm). Nêu các tính chất hóa học của axit viết các phương trình hóa học minh họa nếu có.
Câu 2:( 2,5 điểm) Viết các phương trình hoá học cho mỗi chuyển đổi sau ( Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
 Fe FeCl2 Fe(OH)2 FeO FeSO4 Fe(NO3)2
Câu 3:( 1,5 điểm) Có 4 dung dung đựng trong 4 lọ bị mất nhãn chứa các chất sau: HCl, H2SO4, NaNO3, Ba(OH)2. Hãy nhận biết các chất trên bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 4: ( 2,5 điểm) Cho một khối lượng kim loại Zn dư tác dụng với 250ml dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc phản ứng thu được 22.4lit khí hiđro( đktc)
a)Viết PTHH xảy ra.
b)Tính khối lượng Zn đã tham gia phản ứng.
c)Tính nồng độ mol của dung dịch axit H2SO4 đã tham gia phản ứng.
Câu 5( 1 điểm): Một người làm vườn đã dùng 100g K2SO4 để bón rau.
a)Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong phân bón này?
Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau.
( Biết Zn: 65, K:39, S: 32, O: 16)
2. Đáp án và hướng dẫn chấm:
Câu
Đáp án
Thang điểm
Đề A
1
a) Tác dụng với axit
 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
b) Tác dụng với dd bazơ:
 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 + Na2SO4
c) Tác dụng với dd muối:
 AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3
d) Tác dụng với kim loại:
 Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
e) Phản ứng phân hủy muối
 2KClO3 2KCl + 3O2
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng trừ 1/2 số điểm
2
(1) 2Cu + O2 2CuO
(2) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
(3) CuCl2 + NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl
(4) Cu(OH)2CuO + H2O
(5) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng, điều kiện trừ 1/2 số điểm
3
- Đánh số thứ tự các ống nghiệm
- Trích các mẫu thử
- Cho quỳ tím vào: Các ống nghiệm chia ra 3 nhóm:
+ N1: Làm quỳ tím hoá đỏ: HCl, H2SO4
+ N2: Quỳ tím không có hiện tượng → K2SO4
N3: Quỳ tím hóa đỏ → KOH
N1: Cho dd BaCl2 vào
+ống nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, 
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
+ Ống nào không có hiện tượng là HCl
- Nhận biết đúng 1 điểm
- Viết đúng PTHH 0,5 điểm
4
nH= 4,48: 22,4 = 0,2(mol)
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2O
0,2mol 0,2mol 0,2mol 
a) Khối lượng Mg tham gia là: 
mMg = n.M = 0,2.24=4,8g
b) Nồng độ mol của H2SO4 tham gia là:
CM = n: V = 0,2: 0,25 = 0,8M
0,5
0,5 
0,5
0,5
0,5
5
Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là: P
Khối lương là: 200.31.2: 310= 40g
0,5
0,5
Đề B
1
a) Tác dụng với chất chỉ thị màu
b) Tác dụng với kim loại
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
c) Tác dụng với oxit bazơ
 CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
d) Tác dụng với bazơ
 NaOH + HCl → NaCl + H2O
e)Tác dụng với muối:
 AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
- Mỗi t/c đúng được 0,5 điểm. 
2
(1). Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
(2). FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl 
(3). Fe(OH)2 FeO + H2O
(4). FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
(5) FeSO4 + BaNO3 → Fe(NO3)2 + BaSO4
- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm. 
- Thiếu cân bằng, điều kiện trừ 1/2 số điểm
3
- Đánh số thứ tự các ống nghiệm
- Trích các mẫu thử
- Cho quỳ tím vào: Các ống nghiệm chia ra 3 nhóm:
+ N1: Làm quỳ tím hoá đỏ: HCl, H2SO4
+ N2: Quỳ tím không có hiện tượng→ NaNO3
+ N3: Quỳ tím hóa xanh → Ba(OH)2
- N1: Cho dd BaCl2 vào
+ống nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4, 
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
+ Ống nào không có hiện tượng là HCl
- Nhận biết đúng 1 điểm
- Viết đúng PTHH 0,5 điểm
4
nH= 22,4:22,4 = 1mol
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
1mol 1mol 1mol 
a) Khối lượng Zn tham gia: mZn = n.M= 1.65=65g
b) Nồng độ mol của dd H2SO4 là: 
CM = n: V = 1:0,25 = 4M
0,5
0,5
0,5
0.5
0,5
5
Nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón là: K
Khối lượng K có trong 100g K2SO4 là:
mK= 39.2.100: 174 = 44,8 g
IV.Dặn dò:
 -Ôn tập lại các tính chất hoá học hợp chất ôxit, axit, bazơ và muối, mối quan hệ của các loại hợp chất vô cơ.
 - Chuẩn bị trước bài “Tính chất vật lý của kim loại” phần I của bài “ Tính chất hóa học của kim loại”
 +Tìm hiểu các tính chất vật lý của kim loại, tính chất kim loại tác dụng với phi kim
V. Kết quả kiểm tra và rút kinh nghiệm:
1. Kết quả kiểm tra:
Lớp
0- <3
3- < 5
5- < 6,5
6,5- < 8
8- 10
2. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • dockiem tra 1 tiet t 20 2 de tu luan chuan.doc
Giáo án liên quan