Bài giảng Tiết 20: Đại cương về polime (tiết 2)
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
* Biết: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo của polime
* Hiểu: Phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, nhận dạng polime để tổng hợp polime.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân loại, gọi tên polime. Viết các pthh của phản ứng tổng hợp ra polime.
- So sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng về khái niệm, điều kiện và bản chất.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT liên quan đến polime.
Ngày soạn:22/10/2009 CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Tiết 20: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME (tiết 1) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: * Biết: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo của polime * Hiểu: Phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng, nhận dạng polime để tổng hợp polime.. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân loại, gọi tên polime. Viết các pthh của phản ứng tổng hợp ra polime. - So sánh phản ứng trùng hợp với phản ứng trùng ngưng về khái niệm, điều kiện và bản chất. - Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BT liên quan đến polime. 3. Thái độ: - Qua nghiên cứu bài học này HS thấy được polime là những loại vật liệu, gần gũi trong cuộc sống, việc trang bị cho HS một cách nhìn tổng thể về các hợp chất polime sẽ gây hứng thú cho HS khi học bài này. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Đàm thoại, quan sát tìm tòi kết hợp thảo luận nhóm. C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: 1. Giáo viên: - Giáo án, bảng phụ, các bảng tổng kết, sơ đồ, hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Học sinh: - Ôn tập về phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và điều kiện xảy ra các phản ứng đó. Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS Lớp 12B3 12B4 Vắng 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài a. Đặt vấn đề: (5 phút) GV: Giới thiệu tổng quan về mục tiêu của chương 4 và cấu trúc các bài của chương: Chương 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Bài 13: Đại cương về polime Bài 14: Vật liệu polime Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime Bài 16: Thực hành: Một số tính chất của protein và vật liệu polime Cho HS quan sát một số đồ vật thường gặp làm bằng polime.Gi¸o viªn dÉn gi¾t: Nh÷ng ®å vËt trªn ®îc lµm tõ vËt liÖu polime. VËy polime lµ g×? TiÕt häc h«m nay sÏ cho chóng ta biÕt ®îc kh¸i niÖm, ph©n lo¹i, ®Æc ®iÓm cÊu tróc vµ tÝnh chÊt polime. b. Triển khai bài: Hoạt động của GV – HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: (15 phút) GV: Đưa ra một số VD về polime đã học ở lớp 11 như cao su Buna, poli stiren, polietilen, GV: Yêu cầu HS nghiện cứu sgk và kết hợp VD để nêu định nghĩa về polime. HS: Đại diện trình bày thông qua một số VD cụ thể. ? Giải thích các khái niệm hệ số polime hóa, monome. HS: Thảo luận nhanh và đại diện trình bày. GV: Chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận thông tin. GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cách gọi tên của polime. ? Viết pthh điều chế các polime P.E, PVC, từ các monome tương ứng CH2=CH2, CH2=CHCl, HS: Đại diện lên bảng trình bày PTHH và cho biết tên monome và chỉ ra hệ số trùng hợp. GV: Giới thiệu thêm một số polime khác và nhánh mạnh cách gọi tên polime khi polime monome được cấu tạo từ 2 cụm từ trở lên () GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu cách phân loại polime kèm theo VD minh họa. HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày ngắn gọn. GV: Tiếp thu ý kiến các nhóm, chuẩn kiến thức để HS cùng ghi nhận. ? Có những cách tổng hợp polime nào HS: Qua pứ trùng ngưng và trùng hợp GV: Chuẩn kiến thức và nhấn mạnh các pứ đó sẽ được nghiên cứu kỹ ở cách điều chế polime. Hoạt động 2: (6 phút) GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và cho biết đặc điểm cấu trúc của phân tử polime, cho VD minh họa. HS : Thảo luận nhóm và đại diện trình bày, có 3 kiểu cấu trúc chủ yếu : Mạch không nhánh, phân nhánh, không gian. GV: Chuẩn kiến thức để HS nắm bắt trên cơ HS đã thảo luận nhóm. Hoạt động 3 : (8 phút) GV : Yêu cầu HS đọc SGK và cho biết những TCVL đặc trưng của polime. HS : Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV và lấy VD minh họa cho những TCVL đó. GV : Chỉ cho HS thấy nhiều polime trong đời sống và sản xuất để minh họa thêm cho các TCVL của polime. VD : Áo mưa tiện lợi, thước, bút, chão chống dính, ống nhựa PVC, lốp xe bằng cao su,... I. KHÁI NIỆM: 1. Khái niệm: Polime là những hợp chất có PTK rất lớn do nhiều đơn vị cơ sơ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. VD :Polietilen : -(CH2-CH2)n- Nilon-6 : -(NH-[CH2]5-CO-)n - Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa. - Các phân tử: CH2=CH2; H2N-[CH2]5COOH ... gọi là các monome 2. Tên gọi: ‘Ghép từ poli trước tên polime’ (Nếu monome có 2 cụm từ trở lên được đặt trong dấu ngoặc đơn) VD : 3. Phân loại: a. Polime tổng hợp: Do con người tổn hợp. VD : Polietilen,... b. Polime thiên nhiên: Có sẳn trong tự nhiên. VD : Tinh bột,... c. Polime bán tổng hợp:Polime thiên nhiên chế biến một phần. VD : Tơ visco 4. PP tổng hợp: - Phản ứng trùng hợp. VD : Polipropilen - Phản ứng trùng ngưng. VD : Nilon-6,6 II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC: - Các kiểu mạch polime : + Mạch không nhánh. VD : amilozơ,... + Mạch phân nhánh. VD : amilopectin, glicogen,... + Mạng không gian : VD : cao su lưu hóa, nhựa bakelit,... III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Chất rắn, không bay hoiư, không có t0 nóng chảy xác định. + Nhiệt dẻo : khi nóng chảy, để nguội sẽ rắn. + Nhiệt rắn : không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng. - Đa số polime không tác trong các dung môi thường. - Nhiều pplime có tính dẻo, một số đàn hồi, kéo sợi, nhiều polime cách điện, cách nhiệt hoặc bán dẫn. 4. Củng cố: (6 phút) GV: Cho HS thảo luận nhóm và làm các bài tập trắc nghiệm sau : Câu 1 : Nhận xét về TCVL chung của polime nào dưới đây không đúng ? A. Hầu hết là những chất rắn, không bay hơi. B. Đa số nóng chảy ở khoảng nhiệt độ rộng, hoặc không nóng chảy mà bị phân hủy khi đun nóng. C. Đa số không tan trong các dung mội thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt. D. Hầu hết polime đều đồng thời có tính dẻo, tính đàn hồi và có thể kéo thành sợi dai, bền. Câu 2 : Polime nào có cấu tạo mạng không gian ? A. Nhựa bakelit B. Cao su Buna – S C. Cao su lưu hóa D. Cả A và C đúng. Câu 3 : Để tổn hợp polime người ta có thể sử dụng : A. Phản ứng trùng hợp. B. Phản ứng trùng ngưng. C. Phản ứng đồng trùng hợp hay đồng trùng ngưng. D. Tất cả đều đúng. Câu 4 : Khối lượng phân tử của tơ capron (policaproamit) là 15000 đvC. Tính số mắt xích trong phân tử của loại tơ này ? A. 113 B. 133 C. 118 D. Kết quả khác. HS: - Thảo luận cách làm và đại diện giải thích kết quả bài làm của nhóm mình.. 5. Dặn dò: (2 phút) - Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này, chú ý các khái niệm polime, hệ số polime, cách gọi tên polime cũng như cách phân loại và TCVL quan trọng của polime. - BTVN: 5, 6 sgk trang 54. - Chuẩn bị bài: “ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME” (TT) + Tính chất hóa học cơ bản của polime (pứ phân cắt mạch, pứ giữ nguyên mạch, pứ tăng mạch polime). Viết PTHH minh họa. + Các phương pháp điều chế: khái niệm, điều kiện. VD minh họa cho phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
File đính kèm:
- h12tiet20.doc