Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3 (tiếp)

Mục tiêu :

 1. Kiến thức: H/s phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học , nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra

 2. Kĩ năng: sử dụng dụng cụ , hoá chất trong phòng thí nghiệm

 3.Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc và cẩn thận

II.Đồ dùng:

 1. G/v : - Chuẩn bị thí nghiệm: hoà tan và nung nóng KMnO4 , thí nghiệm phản ứng giữa dd nước vôi trong với khí cácbonic và natri cacbonat

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20: Bài thực hành 3 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 20 Bài thực hành 3 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: H/s phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học , nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra 
 2. Kĩ năng: sử dụng dụng cụ , hoá chất trong phòng thí nghiệm
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc và cẩn thận
II.Đồ dùng:
 1. G/v : - Chuẩn bị thí nghiệm: hoà tan và nung nóng KMnO4 , thí nghiệm phản ứng giữa dd nước vôi trong với khí cácbonic và natri cacbonat
 - Dụng cụ: giá ống nghiệm , ống thủy tinh , ống hút , ống nghiệm có đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5. ống 1 , 3 đựng nước ; ống 4, 5 đựng nước vôi trong , kẹp gỗ , đèn cồn
 - Hoá chất: dd natri cacbonat , dd nước vôi trong , thuốc tím
 2. H/s : - Đọc trước bài 14 sgk và dd nước vôi trong que đóm
III.Phương pháp:Thực hành, hđn
 IV:Tổ chức giờ học: 
 1. ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
* Khởi động: Mục đích của giờ thực hành là phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học và nhận biết dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra không
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 5
 phút
 30 
 phút
Hoạt động 1
MT: Kiểm tra những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài thực hành
- G/v kiểm tra lí thuyết của h/s
? Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện hoá học?
? Dấu hiệu để biết có phản ứng hoá học xảy ra?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt lại và ghi vào góc bảng
 + Hiện tượng vật lí là quá trình biến dổi không toạ ra chất mới
 + Hiện tượng hoá học là quá trình biến đổi có tạo ra chất khác
 + Tính tan , màu sắc , toả nhiệt và phát sáng
Hoạt động 2
MT:Tiến hành các thí nghiệm nhận
 biết được dấu hiệu có phản ứng hoá 
học xảy ra 
- Kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ và hoá chất
- Nêu mục tiêu của bài thực hành
- Các bước tiến hành của buổi thực hành:
 + G/v hướng dẫn h/s làm thí nghiệm
 + H/s làm thí nghiệm
 + các nhóm báo cáo kết quả
 + H/s làm tường trình cá nhân
 + Rửa dụng cụ thí nghiệm
- Hướng dẫn làm thí nghiệm 1
- Y/c học sinh nhắc tên của thí nghiệm, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v chốt lại - và hướng dẫn h/s tiến hành thí nghiệm
- G/v quan sát và uốn nắn sửa sai cho các nhóm nếu chưa làm được thí nghiệm đề ra
- G/v đặt câu ? cho các nhóm : ? Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy ? 
- Đ/d nhóm trả lời – nhóm khác bổ xung
 + Do có oxi
? Tại sao thấy tàn đóm đỏ bùng cháy , ta lại tiếp tục đun?
- Đ/d nhóm trả lời - nhóm khác bổ xung
 + Vì lúc đó phản ứng xảy ra chưa hoàn toàn
? Hiện tượng tàn đòm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì ? lúc đó vì sao ta ngừng đun ?
 + Tàn đóm không bùng cháy nữa có nghĩa là hết oxi , ta ngừng đun vì p/ư đã xảy ra xong
- Y/c các nhóm quan sát ống nghiệm 1 , 2 nhận xét và ghi vào vở
- Đ/d nhóm báo cáo – h/s khác bổ xung
? Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra ? nhữnh quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lí hay hoá học
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm 2
- Y/c học sinh nhắc lại tên của thí nghiệm , dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm a
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm ống nghiệm 3,4
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm – thảo luận và ghi hiện tượng kết quả 
- G/v quan sát và uốn nắn sửa sai
? Trong ống nghiệm 3 và 4 trường hợp nào có p/ư hoá học xảy ra ? giải thích ?
- Đ/d học sinh trả lời – h/s khác bổ xung
 + ở ống nghiệm 4 có phản ứng hoá học sảy 
ra vì: Có chất mới sinh ra ( chất rắn không tan)
- Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm b
- Y/c học sinh nhắc lại dụng cụ và cách tiến hành 
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm – thảo luận ghi
hiện tượng và kết quả
? Trong ống nghiệm 3 và 5 ống nào có p/ư hoá học sảy ra ? Dựa vào dấu hiệu nào ?
- Đ/d nhóm trả lời – nhóm khác bổ xung
 + ống 5 có p/ư hoá học sảy ra và dấu hiệu của p/ư là có chất mới sinh ra ( chất rắn không tan trong nước )
? Y/c đại diện nhóm lên viết phương trình ở ống nghiệm 2, 4, 5 ?
- G/v giới thiệu : thuốc tím ( kali pemanganat )khi đun nóng sinh ra kali manganat , mangan đioxit và oxi
 nước vôi trong có chất tan là canxi hiđroxit t/d với khí cacbonic tạo ra Canxi cacbonat + nước
 nước vôi trong có chất tan là canxi hiđroxit t/d
natri cacbonat canxi cacbonat +
 natri hiđroxit 
- Đ/d nhóm lên viết phương trình – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét và đưa đáp án đúng
? Qua những thí nghiệm trên các em đã được củng cố về những kiến thức nào ?
 + Dấu hiệu để nhận biết p/ư hoá học xảy ra
 + Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học 
 + Cách viết phương trình chữ 
I. Kiểm tra những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài thực hành
II.Tiến hành thí nghiệm
 1/ Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun 
nóng kali pemanganat ( thuốc tím )
- Có 3 quá trình biến đổi :
 + Quá trình hoà tan thuốc tím ở ống 1: là hiện tượng vật lí
 + Quá trình đun nóng thuốc tím ở ống nghiêm 2: là hiện tượng hoá học vì có tạo ra chất mới là khí oxi và chất rắn không tan trong nước ( không giống với thuốc tím là tan được trong nước )
 + Qúa trình hoà tan 1 phần chất rắn ở ống nghiệm 2: là hiện tượng vật lí
 2/ Thí nghiệm 2 : Thực hiện p/ư với canxi hiđroxit
- ống nghiệm 2:
kali pemangnat kali mangnat +
 mangnat đioxit + oxi
- ống nghiệm 4:
Canxi hiđroxit + cacbon đi oxit 
 Canxi cacbonat + nước
- ống nghiệm 5:
canxi hiđroxit + natri cacbonat 
 canxi cacbonat + natri hiđroxit 
4. Làm bản tường trình ( 9 phút h/s phải nộp bgay sau giờ học để g/v chấm lấy điểm 1 tiết)	
t.t
Nội dung thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
 Kết quả thí nghiệm
- Rửa dụng cụ và dọn vệ sinh khu vực thí nghiệm
- Nhận xét ý thức trong giờ thực hành : 
5. Dặn dò ( 1 phút ) - đọc trước bài 15 SGK

File đính kèm:

  • docTIET20~1.DOC