Bài giảng Tiết 2 - Bài 2: Chất ( tiết 4 )

MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Biết được

* Khái niệm chất và 1 số t/c của chất

*Khái niệm vềchất nguyên chất và hh

*Cách phân biệt chất nguyên chất và hh dựa vào tính chất vật lý

2. Kĩ năng:

* Quan sát hình ảnh, thí nghiệm, mẫu chất => t/c vật lí

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2 - Bài 2: Chất ( tiết 4 ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 /08/ 2010
Ngày giảng: 18 /8/ 2010
Tiết: 02
CHƯƠNG 1
 CHẤT- NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
BÀI 2. CHẤT ( tiết1 )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
 Biết được
* Khái niệm chất và 1 số t/c của chất
*Khái niệm vềchất nguyên chất và hh
*Cách phân biệt chất nguyên chất và hh dựa vào tính chất vật lý
2. Kĩ năng:
* Quan sát hình ảnh, thí nghiệm, mẫu chất=> t/c vật lí
* Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp
* Tách được 1 chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào t/c vật lí
* So sánh tính chất vật lí của 1 số chất gần gũi trong cuộc sống.
3. Trọng tâm 
- Tính chất của chất , cách sử dụng chất
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Một số mẫu chất: S, P, Cu, Al, chai nước khoáng, 5 ống nước cất.
- Dụng cụ: Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh
 Dụng cụ thử tính dẫn điện.
2. Học sinh:
- Một ít muối, một ít đường
III. ĐỊNH HƯỚNG PHƯƠNG PHÁP:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
Kiểm tra sĩ số các lớp
Lớp
Hs Vắng
Có LD
K LD
Ngày giảng
8A
8B
8C
2. Kiểm tra
?Hoá học nghiên cứu gì? có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?
- Gv gọi 1 hs trả lời sau đó cho hs khác nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
Đặt vấn đề: 
Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, quả chuối,... Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác?
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:Chất có ở đâu? 
HS: đọc SGK và quan sỏt H.T7
 - Gv: Hãy kể tên những vật thể xung quanh ta ? Chia làm hai loại chính: Tự nhiên và nhân tạo
-Thông báo các vật thể tự nhiên và nhân tạo
-GV giới thiệu chất có ở đâu :
-Thông báo thành phần các vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
-Gv: Kể các vật thể tự nhiên, các vật thể nhân tạo?
- Phân tích các chất tạo nên các vật thể tự nhiên. Cho VD ?
- Vật thể nhân tạo làm bằng gì ?
- Vật liệu làm bằng gì ?
*GV hướng dẫn học sinh tìm các Vd trong đời sống.
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của chất.
- Hs: Đọc thông tin sgk Tr 8.
-Gv: Tính chất của chất có thể chia làm mấy loại chính ? Những tính chất nào là tính chất vật lý, tính chất nào là tính chất hoá học ?
-Gv: hướng dẫn hs quan sát phân biệt một số chất dựa vào tính chất vật lí, hoá học.
-Gv: làm thí nghiệm xác định nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh, thử tính dẫn điện của lưu huỳnh và miếng nhôm.
- Muốn xác định tính chất của chất ta làm như thế nào?
- Học sinh làm bài tập 5. 
- Gv: Biết tính chất của chất có tác dụng gì?
Cho vài vd thực tiễn trong đời sống sx: cao su không thấm khí-> làm săm xe, không thấm nước-> áo mưa, bao đựng chất lỏng và có tính đàn hồi, chịu sự mài mòn tốt-> lốp ôtô, xe máy...
I. Chất có ở đâu? 
 Vật thể
 Tự nhiên: Nhân tạo:
 VD: Cây cỏ Bàn ghế
 Sông suối Thước
 Không khí... Com pa...
=> Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II. Tính chất hoá học của chất.
 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định:
 Chất
 Tính chất vật lý Tính chất hóa học
 Màu, mùi, vị... Cháy
 Tan, dẫn điện,... Phân huỷ...
 a) Quan sát: tính chất bên ngoài: màu, thể...
 VD: sắt màu xám bạc, viên phấn màu trắng...
 b) Dùng dụng cụ đo:
 VD: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ sôi của nước là 100oC...
 c) Làm thí nghiệm: Biết được một số TCVL và các TCHH.
 VD: Đo độ dẫn điện, làm thí nghiệm đốt cháy sắt trong không khí...
 2. Việc hiểu các tính chất của chất có lợi gì?
 a) Phân biệt chất này với chất khác
 VD: Cồn cháy còn nước không cháy...
 b) Biết cách sử dụng chất an toàn
 VD: H2SO4 đặc nguy hiểm, gây bỏng... nên cần cẩn thận khi sử dụng
 c) Biết ứng dụng chất thích hợp vào trong đời sống và sản xuất
 VD: Cao su khụng thấm nước, đàn hồi nên dùng để chế tạo săm, lốp xe...
4.Củng cố - luyện tập:
Cho học sinh nhắc lại các nột dung cơ bản của bài:
 + Chất có ở đâu?
 + Chất có những tính chất nào? Chất nào có những tính chất nhất định?
 + Làm thế nào để biết tính chất của chất?
 + Biết tính chất của chất có lợi gì?
5. Hướng dẫn về nhà.
Xem trước nội dung phần III trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: Hỗn hợp là gì? Như thế nào là chất tinh khiết? Dựa vào đâu để tách chất ra khỏi hỗn hợp?
Bài tập về nhà: 4, 5, 6 (SGK)
V. RÚT KINH NGHIỆM
..

File đính kèm:

  • doctiet2.doc