Giáo án Hóa học 8 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Trần Thị Ngọc Hiếu

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

- Ôn lại được các kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử, CTHH, hoá trị, PTHH, tính theo CTHH, tính theo PTHH.

- Vận dụng các công thức chuyển đổi để làm các bài tập hoá học liên quan.

2. Kĩ năng:

- Lập PTHH, tính hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử.

- Giải bài tập hoá học.

3. Thái độ:

Giáo dục tính cẩn thận , chính xác.

4. Năng lực cần hướng đến:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên và học sinh:

a. GV: Chuẩn bị các bài tập có liên quan.

b. HS: Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm học và các công thức phục vụ cho tính toán.

2. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Làm việc cá nhân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 35: Ôn tập học kì I - Trần Thị Ngọc Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày soạn: 28/11/2014
Tiết 35 Ngày dạy: 03/12/2014	 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Ôn lại được các kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử, CTHH, hoá trị, PTHH, tính theo CTHH, tính theo PTHH. 
- Vận dụng các công thức chuyển đổi để làm các bài tập hoá học liên quan.
2. Kĩ năng:
- Lập PTHH, tính hoá trị của các nguyên tố, nhóm nguyên tử.
- Giải bài tập hoá học.
3. Thái độ: 
Giáo dục tính cẩn thận , chính xác.
4. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên và học sinh: 
a. GV: Chuẩn bị các bài tập có liên quan. 
b. HS: Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm học và các công thức phục vụ cho tính toán.
2. Phương pháp: 
- Thảo luận nhóm – Đàm thoại – Làm việc cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
8A1
..
8A5
..
8A6
..
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)Để chuẩn bị cho kiểm tra học kì I các em phải ôn tập thật kĩ các kiến thức đã học từ đầu năm học. Nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức hơn hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1.Kiến thức cần nhớ(10’).
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại các khái niệm cơ bản dưới dạng hệ thống câu hỏi như sau:
+ Em hãy cho biết nguyên tử là gì? Cấu tạo của nguyên tử?
+ Nguyên tố hoá học là gì?
+ Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
+ Phản ứng hoá học là gì?
+ Định luật bảo toàn khối lượng?
-HS: Trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
Hoạt động 2. Bài tập(30’).
 - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập: 
 Dạng 1: Lập công thức hoá học của các hợp chất Natri (I) và nhóm NO3 (I)
+ Đặt CTHH chung của hợp chất. 
+ Áp dụng quy tắc hóa trị: 
+ Chuyển tỉ lệ
+ Lập CTHH của hợp chất
- GV: Nhận xét và sửa bài cho HS.
- GV: Cho 2 HS lên bảng làm BT: 
Dạng 2: Lập PTHH cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử trong phản ứng: 
a. P + O2 --------> P2O5
b/ K2CO3 + CaCl2 -------> CaCO3 + KCl
- GV: Nhận xét. 
- GV: Hướng dẫn HS làm BT: 
Dạng 3: a/ Tính số mol của : 28g Fe.
b/ Tính thể tích khí (đktc) của : 0,5 mol CO2.
( Biết Fe = 56, C= 12, O = 16)
Áp dụng công thức
Áp dụng công thức 
- GV: Nhận xét. 
- GV: Cho HS thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn: 
Dạng 4: Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất CaCO3.
+ B1: Khối lượng mol của hợp chất CaCO3.
+ B2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất: 
B3: Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố có trong hợp chất: 
- GV: Nhận xét. 
- HS: Làm bài tập theo sự hướng dẫn GV:
 + Gọi CTHH của hợp chất là: ( với x, y là số nguyên dương).
 + Áp dụng quy tắc hoá trị: =>
=>x = 1và y = 1.
+ CTHH của hợp chất là: NaNO3 
* Ý nghĩa của công thức hóa học NaNO3 cho biết: 
- Hợp chất do nguyên tố natri, nitơ, oxi tạo ra.
- Có 1 nguyên tử Na, 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử O.
- Phân tử khối = 23 + 14 + (3.16) = 85 (đvC)
-HS Làm bài tập vào vở bài tập 
- HS: Lên bảng làm BT
a. 4P + 5O2 2P2O5 
- Tỉ lệ số nguyên tử P : Số phân tử O2 : Số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2
b. K2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2KCl
- Tỉ lệ số phân tử K2CO3 : Số phân tử CaCl2: Số phân tử CaCO3 : Số phân tử KCl = 1 : 1 : 1 : 2
- HS: Lắng nghe. 
- HS: Làm theo hướng dẫn của giáo viên. 
a. 
b. 
- HS: Lắng nghe và ghi bài.
- HS: Thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn: 
Trong 1 mol hợp chất có 1 mol nguyên tử Ca, 1 mol nguyên tử C, 3 mol nguyên tử O.
- HS: Lắng nghe. 
3. Dặn dò(3’):
 - Làm lại các bài tập đã ôn tập và học lý thuyết để làm bài tập trắc nghiệm.
 - Ôn tập chuẩn bị thi học kì I.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiet 34 On tap hoc ky I.doc
Giáo án liên quan