Bài giảng Tiết 2 - Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

1.1. kiến thức :

- học sinh biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

1.2. kĩ năng:

- biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đơn giản, rút ra kim loại hoạt động hóa học mạnh, yếu, cách sắp xếp theo từng cặp cách sắp xếp của dãy.

- viết được các pthh .

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2 - Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Ngày dạy: 
Tiết ppct: 23 Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC 
CỦA KIM LOẠI
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức :
- Học sinh biết dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Hiểu được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
1.2. Kĩ năng:
- Biết cách tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đơn giản, rút ra kim loại hoạt động hóa học mạnh, yếu, cách sắp xếp theo từng cặp ® cách sắp xếp của dãy.
- Viết được các PTHH .
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.
2. TRỌNG TÂM:
	- Dãy hoạt động hóa học của kim loại
	- Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Na, Fe, Cu, dd CuSO4, FeCl3, AgNO3, HCl, H2O, phenolphtalein.Ống nghiệm, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh, kẹp gỗ.
3.2. Học sinh: Tìm hiểu bài học trước ở nhà.
4. TIẾN TRÌNH:
 4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tramiệng: Không kiểm tra (Sẽ lồng vào trong giảng bài mới). 
4.3. Giảng bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Mức hoạt động hóa học của các kim loại khác nhau được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với các chất khác hay không? Để biết được các vấn đề trên và chứng minh bằng các PTHH. Tìm hiểu bài hôm nay.
2. Hoạt động 2: Dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, thí nghiệm, trực quan.
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1/ SGK.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV: 
+ Cho đinh sắt vào dd CuSO4.
+ Cho dây đồng vào dd FeSO4 (H 2.6)
Quan sát, nêu hiện tượng.
- Hiện tượng: 
+ Ống nghiệm 1:Chất màu đỏ bám đinh sắt
+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì.
HS: Rút ra nhận xét: Sắt đẩy đồng ra khỏi dd muối đồng.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH.
HS: PTHH: 
Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯
GV: Vậy Fe hoạt động hóa học mạnh hay yếu hơn Cu và sắp xếp như thế nào? 
HS: Fe hoạt động hóa học mạnh hơn Cu nên Fe sắp xếp trước Cu.
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng:
+ Cho mẫu dây Đồng vào ống nghiệm (1) chứa dd AgNO3
+ Cho mẫu dây Bạc vào ống nghiệm (2) chứa dd CuSO4
HS: Nêu hiện tượng: 
+ Ống nghiệm (1) : Chất rắn màu xám bám vào dây Đồng.
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
HS: Rút ra nhận xét và viết PTHH
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag¯
GV: Đồng hoạt động hóa học mạnh hay yếu hơn Ag và sắp xếp như thế nào? 
HS: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag nên Cu sắp xếp trước Ag.
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
+ Ống nghiệm (1) cho đinh sắt vào dd HCl.
+ Ống nghiệm (2) cho Cu vào dd HCl.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
Đại diện nhóm nêu hiện tượng:
+ Ống nghiệm (1) có nhiều bọt khí
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
Đại diện nhóm viết PTHH:
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
HS: Lớp nhận xét, sửa sai (nếu có)
GV: Vậy Sắt đẩy được Hidro ra khỏi dd nào? 
HS: Sắt đẩy được Hidro ra khỏi dd axit
GV: Đồng có đẩy được Hidro ra khỏi dd axit không?
HS: Đồng không đẩy được Hidro ra khỏi dd muối.
GV: Vậy Sắt và Đồng, kim loại nào đứng trước, kim loại nào đứng sau Hidro?
HS: Sắp xếp: Fe, H, Cu.
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn 
Cho mẫu Na và đinh sắt vào cốc (1) và (2) riêng biệt đựng nước cất có thêm vài giọt phenolphtalein. (Hình 2.9)
HS: Quan sát trạng thái, màu sắc của mẫu Na, đinh sắt trước và sau phản ứng ® Hiện tượng.
HS: Nêu hiện tượng: 
(1) :Na nóng chảy, dd màu đỏ; (2): Không có hiện tượng gì. Chứng tỏ không có phản ứng.
GV: Yêu cầu HS nhận xét, viết PTHH 
HS: Lớp nhận xét. Viết PTHH:
2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2­
GV: Vậy Na hoạt động mạnh hay yếu hơn Fe? 
HS: Na hoạt động mạnh hơn Fe.
GV: Na và Fe kim loại nào xếp trước?
HS: Na xếp trước Fe.
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận.
GV: Từ các thí nghiệm trên GV hình thành dãy hoạt động hóa học của kim loại. (Sử dụng bảng phụ đã ghi sẵn)
3. Hoạt động 3: Ý nghĩa dãy họat động hóa học của kim loại
Phương pháp: Vấn đáp
GV: Sử dụng bảng phụ ghi ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.
GV: Các kim loại được sắp xếp như thế nào trong dãy hoạt động hóa học?
HS: Sắp xếp giảm dần từ trái sang phải
GV: Kim loại ở vị trí nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?
HS: Là kim loại đứng trước Mg.
GV: Kim loại ở vị trí nào phản ứng với dd axit giải phóng khí H2?
HS: Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
GV: Kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dd muối?
HS: Các kim loại đứng trước (Trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau khỏi dd muối?
I . Dãy hoạt động hoá học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1/ Thí nghiệm 1: 
- Thí nghiệm: SGK / 52. 
- Hiện tượng: 
(1): Có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt. (2): Không có hiện tượng gì xảy ra.
PTHH: 
Fe + CuSO4 ® FeSO4 + Cu¯
Trắng xám Lục nhạt Đỏ
® Sắt đứng trước đồng: Fe, Cu.
2. Thí nghiệm 2: 
- Thí nghiệm: SGK / 52
- Hiện tượng: 
+ Ống nghiệm (1) : Chất rắn màu xám bám vào dây Đồng.
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
PTHH:
Cu + 2AgNO3 ® Cu(NO3)2 + 2Ag¯
 Đỏ Không màu Xanh lam Xám
® đồng đứng trước bạc : Cu, Ag
3. Thí nghiệm 3: 
- Thí nghiệm: SGK / 53
- Hiện tượng: 
+ Ống nghiệm (1) có nhiều bọt khí
+ Ống nghiệm (2) không có hiện tượng gì.
PTHH: 
Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2­
 Lục nhạt
- Sắp xếp Fe đứng trước H và Cu đứng sau H.
4/ Thí nghiệm 4: 
 SGK / 53 (H 2.9)
- Hiện tượng: Cốc (1) Na nóng chảy, dd màu đỏ. Cốc (2) không có hiện tượng gì.
- PTHH: 
 2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2­
* Kết luận: Na hoạt động hóa học mạnh hơn Fe. Ta xếp Na đứng trước Fe.
* Dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
II. Dãy họat động hóa học của kim loại có ý nghĩa như thế nào?
1/ Mức hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái sang phải
2/ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
3/ Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit và giải phóng khí H2
4/ Kim loại đứng trước (Trừ Na, K, ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối.
4.4. Củng cố và luyện tập:
 1/ Bài tập 1/ 54 SGK.
 1C
2/ Bài tập 3/ 54 SGK.
a. Cu + 2H2SO4(đn) CuSO4 + SO2­ + 2H2O
b. Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2­
MgS + 2HCl ® MgCl2 + H2S­
MgO + 2HCl ® MgCl2 + H2O
MgSO4 + BaCl2 ® MgCl2 + BaSO4¯
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Đối với tiết học này:
+ Học bài. 
+ Làm bài tập: 4, 5 / 54SGK. 
	hdẫn BT2/54 
+ Dùng Kloại Zn vì có phản ứng . PTHH: Zn + CuSO4 à
+Nếu dùng Zn dư, Cu tạo thành khơng tan ,được tách ra khỏi dd và ta thu được dd ZnSO4 tinh khiết.
- Đối với tiết học sau:
+ Xem trước bài “Nhôm”. 
+ Cho biết TCVL của nhôm?
+Chú ý các PTHH về tính chất hoá học của nhôm.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung: 	
Phương pháp:	
Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	

File đính kèm:

  • docH9-23.doc