Bài giảng Tiết 19: Phản ứng hoá học ( tiết 1)

Mục tiêu :

1. Kiến thức:Nêu được các điều kiện để có các phản ứng hoá học ; biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra hay không

 2. Kĩ năng: viết phương trình hoá học , phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học , kĩ năng h/đ nhóm

 3.Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học

II.Đồ dùng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19: Phản ứng hoá học ( tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 19 phản ứng hoá học ( Tiếp )
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức:Nêu được các điều kiện để có các phản ứng hoá học ; biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra hay không
 2. Kĩ năng: viết phương trình hoá học , phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học , kĩ năng h/đ nhóm
 3.Thái độ: Giáo dục lòng say mê môn học
II.Đồ dùng:
 1. G/v : - Chuẩn bị các thí nghiệm để chứng minh các điều kiện để phản ứng hoá học sảy ra:
 Thí nghiệm : nhôm ( kẽm ) tác dụng với dd HCl
 Thí nghiệm đốt P trong không khí
 - Thí nghiệm để nhận biết được các dấu hiệu của phản ứng hoá học:
 Thí nghiệm cho dd Na2SO4 tác dụng với dd BaCl2
 Thí nghiệm cho sắt ( Al ) tác dụng với dd CuSO4
 - Hoá chất : Zn ( Al ) , dd HCl , P đỏ , dd Na2SO4 , dd BaCl2 , dd CuSO4
 - Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp gỗ , đèn cồn , muối sắt
 - Phiếu học tập
 2. H/s : - Đọc trước bài 13 phần III
III. Phương pháp:trực quan, đàm thoại, hđn
IV:Tổ chức giờ học: 
 1. ổn định lớp : 
 2. Kỉểm tra bài cũ ( 5 phút ) ? Nêu định nghĩa phản ứng hoá học ?
 ? Chữa bài tập số 4 tr. 51 SGK ? Phần giải ở vở giải BT
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
* Khởi động : Các em đã biết được diễn biến của phản ứng hoá học và người ta dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết được chúng ta vào bài mới hôm nay
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
 phút
 15
 phút
Hoạt động 1
MT: Nêu được các điều kiện để có các
 phản ứng hoá học biết các dấu hiệu 
để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy
 ra hay không
- Hướng dẫn h/s quan sát hình vẽ 2.6 tr.49 sgk và y/c học sinh nhắc lại dụng cụ thí nghiệm
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v hướng dẫn h/s các nhóm làm thí nghiệm
 + gắp miếng Zn cho vào ống nghiệm có chứa sẵn dd HCl 
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm 
- Các nhóm quan sát và ghi hiện tượng quan sát được
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
 + Nêu được : Có bọt khí và miếng kẽm tan dần
? Qua thí nghiệm trên em thấy muốn có p/ư hoá học xảy ra nhất thiết phải có điều kiện gì ? 
- H/s trả lời – h/s khác bổ xung
 + các chất tham gia p/ư nhất thiết phải tiếp xúc với nhau
- G/v bổ xung thêm: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì p/ư xảy ra dễ dàng và nhanh hơn ( các chất ở dạng bột bề mặt tiếp xúc nhiều hơn ở dạng lá)
? nếu để một ít P đỏ ( Hoặc than , bột S ) trong 
không khí , các chất có tự bốc cháy không?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + không
- G/v nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm đốt P đỏ trong không khí
- H/s quan sát các hiện tượng sảy ra và tự rút ra kết luận?
- G/v nhận xét và bổ xung : Một số p/ư muốn xảy ra phải được đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp
? Y/c học sinh liên hệ đến quá trình chuyển hoá từ tinh bột sang rượu thì cần phải có điều kiện gì
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Có những p/ư cần có mặt chất xúc tác
- G/v bổ xung thêm: Chất xúc tác là chất kích thích cho p/ư xảy ra nhanh hơn , nhưng không biến đổi sau khi p/ư kết thúc.
? Như vậy qua các thí nghiệm trên em có nhận xét khi nào thì pư/ hoá học sảy ra ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức 
Hoạt động 2
MT: biết các dấu hiệu 
để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy
 ra hay không
- Hướng dẫn h/s các nhóm quan sát dd Na2SO4 và dây Fe
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
 + dd Na2SO4 trong suốtt
 + Dây Fe có màu trắng bạc 
- G/v giới thiệu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm :
 + cho một giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4
 + Cho một dây Fe vào dd CuSO4
- Y/c các nhóm tiến hành thí nghiệm – nhóm quan sát hiện tượng sảy ra và ghi lại kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
 + Nêu được : Có chất không tan màu trắng tạo thành ; trên dây sắt có một lớp kim loại màu đỏ bám vào ( Cu )
? Qua các thí nghiệm vừa làm và thí nghiệm Zn 
tác dụng với dd HCl ( phần III ) em cho biết : 
? Làm thế nào để nhận biết có p/ư hoá học sảy ra ?
 + Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện , có t/c khác với chất p/ư
? Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện ? 
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v bổ xung thêm : Ngoài sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu có p/ư hoá học sảy ra: ga cháy , nến cháy ...
III. Khi nào phản ứng hoá học sảy ra
1) Các chất phản ứng phải tiếp xúc với
 nhau
2) Một số p/ư cần có nhiệt độ
3) Một số pư/ cần có mặt của chất xúc tác
IV. làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra
- Màu sắc , tính tan , trạng thái ( VD : tạo ra chất rắn không tan , tạo ra chất khí .... )
4. Củng cố , kiểm tra , đánh giá ( 7 phút )
 ? Khi nào phản ứng hoá học sảy ra ?
 ? làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học sảy ra ?
 * Bài tập 1 : Sơ đồ tượng trưng cho p/ư giữa kim loại magiê ( Mg ) và axit clohiđric ( HCl ) toạ ra magiê clorua ( MgCl2 ) và khí hiđrô ( H2 ) như sau :
 a) Viết phương trình chữ của phản ứng trên
 b) Chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào chỗ trống trong hai câu sau:
 Mỗi phản ứng sảy ra với một .... và hai ..... sau p/ư tạo ra một ....... và một .........
 Đáp án 
 a) Magiê + axit clohiđric Magiê clorua + hiđro
 b) - một nguyên tử magiê
 - phân tử axit clohiđric
 - phân tử magiê clorua
 - phân tử hiđro
5. Dặn dò ( 1 phút ) - BTVN : 5, 6 tr.51 SGK
 - Giờ sau thực hành chuẩn bị một chậu nước , que đóm , nước vôi trong

File đính kèm:

  • docTIET19~1.DOC