Bài giảng Tiết 19: Đại cương về polime
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: HS biết :
- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, Tính chất vật lí( TT , nhiệt độ nóng chảy, cơ tính) tính chất hoá học(cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch)
- Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime
2. Về kĩ năng :
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoạc nhân tạo.
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số 16/10/2010 12D 12E Chương IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME Tiết 19: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: HS biết : - Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, Tính chất vật lí( TT , nhiệt độ nóng chảy, cơ tính) tính chất hoá học(cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) - Đề xuất biện pháp xử lí rác thải làm bằng vật liệu polime 2. Về kĩ năng : - Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại - Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoạc nhân tạo. 3. Về thái độ: - Một số hợp chất polime là những vật liệu gần gũi trong cuộc sống, để HS thấy tổng thể các hợp chất polime gây hứng thú cho HS. - Có ý thức thu gom phế liệu rác thải từ các đồ vật làm bằng polime. II. Chuẩn bị : 1. Chuẩn bị của GV: Hệ thống cấu hỏi, và bài tập 2. Chuẩn bị của HS : học thuộc bài cũ và chuẩn bị tốt bài mới III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : - Không kiểm tra. 2. Nội dung bài học: GV: Chiếu một số hình ảnh các đồ dùng, chai lọ, vải, quần áo... giới thiệu những vật dụng .... làm từ polime để vào bài. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm HS: Tìm hiểu SGK cho biết KN về polime GV: Yêu cầu HS cho VD và giải thích KN như hệ số polime hoá, mônme... HS: Cho biết cách gọi tên polime và từ đó gọi tên một số polime cụ thể Nếu tên của mônme gồm 2 cụm từ trở lên được đặt trong dấu ngoặc GV: Cho biết cách phân loại polime Các polime tổng hợp lại được phân theo phương pháp tổng hợp - Polime trùng hợp và polime trùng ngưng Hoạt động 2: Tìm hiểu Đặc điểm cấu trúc GV: Cho HS nghiên cứu SGK cho biết đặc điểm cấu trúc của phân tử polime HS: lấy ví dụ Hoạt động 3: Nghiên cứu Tính chất vật lí và hoá học GV: HS : nghiên cứu SGK và từ thực tế nêu tính chất vật lí của polime GV: Gợi ý cho HS lấy VD sản phẩm polime trong đời sống và sản phẩn dẫn chứng cho tính chất vật lí. Yêu cầu HS Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Nghiên cứu SGK Hoàn thành phiếu học tập. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả. Cho VD Một số polime bị oxi hoá cắt mạch GV: những polime nào có phản ứng giữ nguyên mạch polime. HS: Nghiên cứu SGK trả lời GV: Cho biết thế nào là phản ứng khâu mạch polime và lấy VD HS: Viết các phản ứng minh họa GV: Tích hợp bảo vệ môi trường Chiếu một số hình ảnh ô nhiễm môi trường khi xả rác thải bừa bãi, từ các vật liệu polime khó bị phân hủy . Nhiệm vụ của Hs là gì để hạn chế o nhiễm môi trường? HS; không thải rác bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định. Dùng các vật liệu thân thiện với môi trường. Học sinh phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường , không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định I. Khái niệm: VD: polietilen: (- CH2 – CH2 - )n - nilon- 6 : (- NH[CH2 ] CO- )n - hệ số n là hệ số polime hoá hay độ polime hoá - CH2 = CH2 , NH2- [CH2 ]5 COOH gọi là mônome - Tên của polime: poli + tên của monome - Một số polime có tên riêng - Phân loại: dựa theo nguồn gốc + Polime tổng hợp: do con người tổng hợp + Polime thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên + Polime bán tổng hợp: polime thiên nhiên được chế biến một phần. II. Đặc điểm cấu trúc: Các mắt xích của polime liên kết với nhau thành : - Mạch không nhánh - Mạch phân nhánh - Mạng không gian III. Tính chất vật lí: Các polime hầu hết là chất rắn, không bay hơi, không có nhiệt độ nóng chảy xác định , polime khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo Polime không nóng chảy khi đun bị phân huỷ gọi là chất nhịêt rắn IV. Tính chất hoá học: 1. Phản ứng phân cắt mach polime: - Polime có nhóm chức trong mạch dễ bị thuỷ phân - Polime trùng hợp bị nhiệt phân ở nhiệt độ thích hợp→thành các đoạn ngắn→monome Phản ứng giải trùng hợp hay còn gọi là pư đề polimehoá 2. Phản ứng giữ nguyên mạch C: Những polime có liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch có thể tham gia các phản ứng đặc trưng của Lk đôi Và của nhóm chức đó 3.Phản ứng tăng mạch polime: Khi có điều kiện thích hợp các mạch polime có thể nối với nhau thành mạch dài hơn hoặc thành mạng lưới Phản ứng nối mạch polime với nhau gọi là pư khâu mach polime. 3. Củng cố- luyện tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài GV: sử dụng bài tập 1,2,3 SGK để củng cố Bài 1: B đúng vì dãy này đều là các polime tổng hợp Bài 2: A đúng Poli(vinyl clorua) Thảo luận bài 3 Bài 4: poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35 000 hệ số trùng hợp của polime này là: A. 560 B. 506 C. 460 D. 600 Bài 5: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi H2O với tỉ lệ n CO2 : n H2O = 1 : 1 .Polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: poli(vinyl clorua); polietilen, tinh bột, protein, tại sao? Khi đốt cháy một loại polime cho số mol CO2 = số mol H2O thì polime đó là polietilen Protein, poli(vinyl clorua) khi đốt cháy sẽ cho các sản phẩm khác ngoài CO2 và H2O Tinh bột đốt cháy cho số mol CO2 và số mol H2O không bằng nhau 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà : Học thuộc lí thuyết Làm bài tập 4,5 SGK. Chuẩn bị phần tiếp theo của bài Nội dung phiếu học tập: Hãy xét các phản ứng sau: (C6H10O5 )n + n H2O n C6H12O6 + n H2O +Chỉ rõ mạch các bon thay đổi như thế nào trước và sau phản ứng,từ đó gọi tên loại phản ứng xảy ra? + điều kiện để phản ứng xảy ra ? + điều kiện của chất tham gia phản ứng này? Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ Trưởng
File đính kèm:
- Tiet 19- ĐC ve polime.doc