Bài giảng Tiết 18: Phân bón hóa học

 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

* Biết:

- Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào; thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp và phức hợp.

- Vai trò của các nguyên tố N, P, K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng.

- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế chúng trong công nghiệp. Biết một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18: Phân bón hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18
 Ngày soạn:16/10/2008
PHÂN BÓN HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
* Biết: 
- Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào; thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp và phức hợp.
- Vai trò của các nguyên tố N, P, K và các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng..
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế chúng trong công nghiệp. Biết một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt Nam.
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đánh giá các loại phân bón hóa học và làm các bài tập liên quan.
- Phân biệt và sử dụng một số loại phân bón thông dụng trong thực tế. 
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BTTL liên quan đến bài phân bón hóa học.
3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học, ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng các loại phân bón cho các loại cây trồng và lòng đam mê khoa học bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Thuyết trình tích cực hóa kết hợp quan sát trực quan.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan) ; máy chiếu; dụng cụ: ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, thiết bị nhận biết một số loại phân bón hóa học và hóa chất: các loại phân bón.
2. Học sinh: 
- Tìm hiểu các loại phân bón hóa học có trong gia đình. Soạn bài mới theo yêu cầu của GV.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
11B3
11B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút) 
HS1: Trình bày TCHH của H3PO4 ? Viết pthh minh họa.
HS2: Trình bày cách nhận biết các ion sau bằng sơ đồ và viết pthh minh họa: NO3-, PO43-, SO42-, Cl-.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
 Giáo viên đặt vấn đề dựa trên cơ sở tính chất hóa học của NH3, HNO3 có phản ứng tạo ra các muối amoni nitrat hay muối nitrat kim loại có nhiều ứng quan trọng và một trong những ứng dụng đó là làm phân bón hóa học Chúng có tác dụng như thế nào đối với cây trồng và cách điều chế nhứ thế nào ? Các em sẽ được tìm hiểu ở bài học này 
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (8 phút)
GV: Nêu vấn đề thảo luận nhóm:
? Phân bón hóa học là gì . 
? Tại sao phải bón phân hóa học
? Có những loại phân bón hóa học nào.
HS: Thảo luận nhóm và kết hợp SGK để trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận.
GV: Cho HS quan sát một số mẩu phân bón hóa học và thử tính tan của trong nước, rồi hoàn thành bảng sau:
Pđ amoni
Pđ nitrat
Phân ure
Tphh
PPđ/c
Dạng ion
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung của bảng trên và nêu nhận xét chung về phân đạm.
Hoạt động 2: ( 7 phút)
GV: Cho HS quan sát một số mẩu phân lân và yêu cầu HS nghiên cứu sgk để trả lời câu hỏi:
? Phân lân cung cấp cho cây trồng ngtố nào
? Dạng ion nào.
? Có những loại nào ? Tác dụng gì.
? Cách đánh giá như thế nào.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện trình bày trước lớp.
Supe photphat đơn
Supe photphat kép
Phân lân nung chảy
Tphh
PPđ/c
Dạng ion
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành nội dụng ở bảng trên.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và bổ sung thông tin để HS cả lớp ghi nhận.
Hoạt động 3: ( 5 phút)
GV: Nêu câu hỏi thảo luận:
? Phân kali cung cấp cho cây ion nào
? Tác dụng của phân kali.
? Phân kali được đánh giá như thế nào
? Cho biết thành phần và công dụng của nó.
HS: Thảo luận và đại diện trình bày trước lớp.
Hoạt động 4: ( 5 phút)
GV: Cho HS nghiên cứu nội dung sgk để phân biệt khái niệm: Phân hỗn hợp và phân phức hợp ? Lấy VD minh họa.
HS: Thảo luận và đại diện trình bày trước lớp theo gợi ý của SGK
.
Hoạt động 5 : ( 5 phút)
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk và trả lời các câu hỏi sau:
? Khái niệm phân vi lượng.
? Thành phần và tác dụng phân vi lượng.
? Cách dùng phân vi lượng có hiệu quả.
HS: Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập với các nội dung trên.
GV: Chốt lại kiến thức cuối bài và đưa ra một số bài tập vận dụng...
A. PHÂN ĐẠM:
*Tácdụng: 
- Phân đạm cung cấp nitơ cho cây hóa hợp dưới dạng ion NO3- và ion amoni NH4+
- Phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ % về khối lượng N.
I. Phân đạm amoni:
- Đó là các loại muối amoni: NH4Cl, NH4NO3
- Điều chế từ NH3 và axit tương ứng:
 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4 
II. Phân đạm nitrat:
- Đó là các loại muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2...
- Điều chế từ HNO3 và muối cacbonat tương ứng:
CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O 
III. Phân đạm ure:
- Là loại phân có %N cao nhất
- Điều chế:
CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O
* Trong đất biến đổi:
(NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3 
* Nhược điểm của ure là dễ chảy nước hơn so với muối nitrat, vì vậy phải bảo quản nơi khô ráo.
B. PHÂN LÂN:
* Tác dụng: 
- Cung cấp P cho cây dưới dạng ion photphat PO43-.
- Đánh giá theo tỉ lệ % của khối lượng của P2O5.
I. Supe photphat:
1) Supe photphat đơn:
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 ®Æc→
 2CaSO4 + Ca(H2PO4)2
* Supe photphat đơn là hỗn hợp xủa canxi đihidrophotphat và thạch cao.
2) Supe photphat kép:
Ca3(PO4)2 + 2H3PO4 → 3Ca(H2PO4)2
* Supe photphat kép không có lẫn thạch cao nên tỉ lệ % P2O5 cao hơn.
II. Phân lân nung chảy:
Điều chế: Trộn bột quặng photphat và loại đá có magiê (đá bạch vân còn gọi là đôlômit CaCO3.MgCO3).
C. PHÂN KALI:
* Tác dụng:
- Cung cấp cho cây trồng nguyên tố K dưới dạng ion K+.
- Đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng kali trong thành phần của nó.
D. PHÂN HỖN HỢP VÀ PHÂN PHỨC HỢP :
I. Phân hỗn hợp:
- Chứa các nguyên tố : N, P, K.
- VD : nitrophotkaL (NH4)2HPO4 và KNO3
II. Phân phức hợp :
Được điều chế bằng tương tác hóa học của các chất.
- VD : Amophot là hỗn hợp của NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. 
E. PHÂN VI LƯỢNG :
- Cung cấp các nguyên tố như : Mg, Mn, Zn, Mo, ... ở dạng hợp chất.
4. Củng cố: (5 phút)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm các BT sau: 1/58; 2/58 SGK.
HS: Thảo luận nhóm, đại diện HS trình bày trước lớp, nhóm HS nhận xét và bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức cơ bản và chấm điểm cho từng nhóm HS
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này về thành phần, tính chất và tác dụng của các loại phân bón hóa học.
- BTVN: 1, 2, 3, 4 sgk trang 58.
- Chuẩn bị bài: 
“LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA NITƠ, PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG”
+ So sánh TCHH của N2 và P; của HNO3 và H3PO4; muối nitrat và muối photphat.
+ Cách nhận biết các ion NH4+, NO3-, PO43- bằng phương pháp hóa học..

File đính kèm:

  • doch11tiet18.doc
Giáo án liên quan