Bài giảng Tiết 18: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp theo)

1.1- Kiến thức:

- HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.

- HS nhớ lại và hệ thống lại những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được PTHH minh hoạ.

1.2- Kĩ năng:

- HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cơ.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3/43
- Đọc trước nội dung bài: “ Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối”.
5- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: //2010
Ngày giảng: / /2010
Tiết: 19
Thực hành
tính chất hoá học của bazơ và muối
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
Củng cố và khắc sâu những tính chất hoá học của bazơ và muối.
1.2- Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, tiết kiệm. ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- GV: + Giáo án
	 + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
	 + Hoá chất: các dung dịch: NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt.
	- HS: 	+ Ôn tập lại các tính chất hoá học của bazơ và muối
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
	- Nêu vấn đề; Quan sát; Thực hành; Hoạt động nhóm.
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
	Kết hợp trong nội dung bài.
4.3- Giảng bài mới:
*Vào bài: Các em đã được học về tính chất hoá học của bazơ và muối, cũng như đã tiến hành 1 số thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của chúng. Bài hôm nay, các em sẽ được tiến hành một số thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng, một lần nữa khẳng định lại các tính chất hoá học của bazơ và muối.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất hoá học của bazơ và muối.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học, nhắc lại các tính chất hoá học của bazơ.
- GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/44
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1 và 2
- HS: Thu nhận thông tin và nêu được cách tiến hành thí nghiệm 1, 2
- GV: Viết tóm tắt cách tiến hành lên bảng, lưu ý HS cách sử dụng NaOH và HCl. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
? Quan sát và nêu lại hiện tượng xảy ra
? Qua thí nghiệm, rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của bazơ.
- HS: Các nhóm tiến hành, chú ý đảm bảo an toàn. Quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của bazơ
- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, uốn nắn các thao tác chưa chuẩn của HS.
- GV: Tiếp tục cho HS thu nhận thông tin SGK/44
? Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3,4,5
- HS: Thu nhận thông tin SGK, nêu cách tiến hành từng thí nghiệm.
- GV: +Ghi tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm lên bảng và lưu ý HS: Cách cho đinh sắt vào ống nghiệm và đinh sắt phải sạch; Cách lấy H2SO4.
+ Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
? Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
- HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm. Chú ý đảm bảo an toàn. Quan sát và ghi lại hiện tượng ở từng thí nghiệm, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.
- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, uốn nắn kịp thời các thao tác chưa chính xác của HS
- GV: Yêu cầu HS dựa trên các thao tác thí nghiệm đã tiến hành, hiện tượng quan sát được, phần giải thích và kết luận rút ra được về tính chất hoá học của bazơ và muối. Hoàn thành nội dung bản tường trình
- HS: dựa trên kết quả thí nghiệm, hoàn thành nội dung bản tường trình theo mẫu.
I- Tiến hành thí nghiệm:
1- Tính chất hoá học của bazơ
a- Thí nghiệm 1: Natri hiđroxit tác dụng với muối.
- Cách tiến hành: SGK/44
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ
FeCl3(dd)+3NaOH(dd)đ Fe(OH)3(r)+3NaCl(dd) 
=> Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối tạo ra muối mới và bazơ mới.
b- Thí nghiệm 2: Đồng(II) hiđroxit tác dụng với axit
- Cách tiến hành; SGK/44
- Hiện tượng: Đồng(II) hiđroxit tan ra, xuất hiện dung dịch màu xanh lam.
Cu(OH)2(r) + 2HCl(dd) đ CuCl2(dd) + H2O(l) .
=> Bazơ tác dụng với axit tạo ra muối và nước.
2- Tính chất hoá học của muối:
a- Thí nghiệm 3: Đồng(II) sunfat tác dụng với kim loại.
- Cách tiến hành: SGK/44
- Hiện tượng: Xuất hiện kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt, dung dịch nhạt màu dần.
CuSO4(dd) + Fe(r) đ FeSO4(dd) + Cu(r) 
=> Dung dịch muối tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và giải phóng kim loại mới.
b- Thí nghiệm 4: Bari clorua tác dụng với muối
- Cách tiến hành: SGK/44
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa màu trắng.
Na2SO4(dd)+BaCl2(dd)đ BaSO4(r) + 2NaCl(dd) 
=> Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới.
c- Thí nghiệm 5:Bari clorua tác dụng với axit
- Cách tiến hành: SGK/44
- Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu trắng.
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) đ BaSO4(r) + 2HCl(dd) 
II- Viết bản tường trình:
4.4- Củng cố:
- Nhận xét, đánh gia ý thức của HS trong giờ học.
- Thu dọn các dụng cụ, hoá chất và vệ sinh lớp học – dụng cụ thí nghiệm
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về tính chất hoá học của bazơ, muối.
- Xem lại dạng bài tập nhận biết và tính theo PTHH.
- Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra viết 1 tiết.
5- Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: //2010
Ngày giảng: / /2010
Tiết: 20
Kiểm tra viết
1- Mục tiêu:
1.1- Kiến thức:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong việc nắm kiến thức về tính chất hoá học của bazơ và muối.
1.2- Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài, kĩ năng viết CTHH, PTHH, giải các bài tập định tính, định lượng
1.3- Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tự giác, trung thực khi làm bài
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: + Giáo án
	+ Đề kiểm tra
- HS:	+ Ôn tập lại các kiến thức đã học về tính chất hoá học của bazơ và muối.
	+ Xem lại dạng bài tập nhận biết và bài tập tính theo PTHH
3- Phương pháp:
	- Kiểm tra viết( Trắc nghiệm khách quan + Tự luận)
4- Tiến trình giờ dạy:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
	Không kiểm tra
4.3- Giảng bài mới:
	GV phát đề kiểm tra cho HS
4.3.1- Đề bài:
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu ý trả lời đúng nhất:
1- Tính chất hoá học đúng cho cả bazơ tan và bazơ không tan là:
a- Tác dụng với chất chỉ thị màu;	b- Tác dụng với oxit axit
c- Tác dụng với axit;	d- Bị nhiệt phân huỷ
2- Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể tác dụng được với nhau:
a- CaCl2 và Na2CO3;	b-BaSO4 và MgCl2
c- NaCl và KCl;	d- Ba(OH)2 và KCl
3- Có thể phân biệt dung dịch NaOH và Ca(OH)2 bằng cách nào trong các cách sau:
a- Quỳ tím;	b- Cho khí CO2 đi qua từng dung dịch
c- Dung dịch phenolphtalein;	d- Cả a và c
4- Dung dịch nào có độ axit mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
a- pH = 4	; 	b- pH = 2 	;	c- pH = 10	;	d- pH = 14
5- Dung dịch nào có độ bazơ mạnh nhất trong các dung dịch có giá trị pH sau:
a- pH = 4	; 	b- pH = 2 	;	c- pH = 10	;	d- pH = 14
Câu 2: Nối cách tiến hành ở cột I với hiện tượng ở cột II cho phù hợp:
Cột I
Cột II
1- Cho 1 đoạn đây đồng vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3
a- Xuất hiện chất không tan màu xanh lơ
2- Đốt nóng 1 ít Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn
b- Xuất hiện kết tủa màu trắng
3- Cho 1 -2 giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch NaOH
c-Xuất hiện kim loại màu xám, dung dịch chuyển dần sang màu xanh lam
Đáp án:.
d- Xuất hiện chất rắn màu đen
Câu 3- Hoàn thành các PTHH cho dưới đây:
CuCl2(r) + AgNO3(dd) ---> .. + .
Fe(OH)3(r) . + ..
	Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) ---> . + 
	Fe(NO3)3(r) + Mg(r) ----> .. + ..
Câu 4: Dẫn 6,72lit khí SO2(đktc) vào dung dịch Ca(OH)2, sản phẩm thu được là muối CaSO3 và nước.
Viết PTHH của phản ứng
Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2 tham gia phản ứng và khối lượng muối CaSO3 thu được.
(Biết: S = 32; O = 16; H = 1; Ca = 40)
4.3.2- Đáp án – Biểu điểm:
Đỏp ỏn
Điểm
Cõu 1
- Lựa chọn đỳng cỏc phương ỏn
2,5
1
c
0,5
2
a
0,5
3
b
0,5
4
b
0,5
5
d
0,5
Cõu 2
- Nối đỳng cỏc phương ỏn
1,5
1- c
0,5
2- d
0,5
3 - a
0,5
Cõu 3
Hoàn thành chớnh xỏc cỏc PTHH
2,0
a
CuCl2(dd) + 2AgNO3(dd) đ Cu(NO3)2(dd) + 2AgCl(r)
0,5
b
2Fe(OH)3(r) Fe2O3(r) + 3H2O(h) 
0,5
c
Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) đ CuSO4(dd) + 2H2O(l)
0,5
d
2Fe(NO3)3(r) +3Mg(dd) đ 3 Mg(NO3)2(dd) + 2Fe(l)
0,5
Nếu HS viết PTHH mà chưa cõn bằng, mỗi PTHH trừ 0,25 điểm
Cõu 4
4,0
a
PTHH: Ca(OH)2(dd) + SO2(k) đ CaSO3(r) + H2O(l)
0,5
b
nSO2 = = 0,3(mol)
Theo PTHH: nSO2 = nCa(OH)2 = nCaSO3 =>nCa(OH)2 = nCaSO3 = 0,3(mol)
Khối lượng Ca(OH)2 tham gia phản ứng là:
 mCa(OH)2 = 0,3 x 74 = 22,2(g)
Khối lượng CaSO3 thu được:
 mCaSO3 = 0,3 x 120 = 36(g)
0,5
2,0
0,5
0,5
Nếu HS chưa cõn bằng PTHH trừ 0,25
 HS cú cỏch giải khỏc, nếu đỳng vẫn cho điểm tối đa
4.4- Củng cố:
- Thu bài kiểm tra của HS.
- Nhận xột ý thức của HS trong giờ kiểm tra.
4.5- Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị cho giờ sau:
- ễn tập lại toàn bộ cỏc kiến thức đó học về bazơ và muối.
- Đọc trước nội dung bài “ Tớnh chất vật lí của kim loại”
5- Rỳt kinh nghiệm:
Chương II:
Kim loại
1- Kiến thức:
- HS biết: + Phát biểu tính chất của kim loại nói chung và tính chất của Al, Fe. Viết được các PTHH minh hoạ cho các tính chất đó.
+ Thế nào là gang, thép và quy trình sản xuất gang, thép
+ Trình bày được 1 số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
+ Mô tả: thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
2- Kĩ năng:
- Biết thực hành thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận.
- Biết liên hệ kiến thức vào để giải thích các hiện tượng trong thực tế.
- Kĩ năng viết CTHH, PTHH, giải các bài tập định tính, định lượng.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3- Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, lòng ham mê	 tìm hiểu khoa học.
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc, tiết kiệm.
Ngày soạn: //2010
Ngày giảng: / /2010
Tiết: 21
tính chất vật lí chung của kim loại
1- Mục tiêu:
- Sau khi học xong bài này, HS biết được: 
1.1- Kiến thức:
- Một số tính chất vật lí của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống, sản xuất có liên quan đến tính chất vật lí như: chế tạo máy móc, dụng cụ sản xuất, dụng cụ gia đình, vật liệu xay dựng.
1.2- Kĩ năng:
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và tút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí với ứng dụng của kim loại.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(t18 - 21) nam 09 - 10.doc
Giáo án liên quan