Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra 45 phút (tiếp)

Mục tiêu

- Ôn tập, củng cố, ghi nhớ các nội dung đ• học.

- Yêu thích môn học.

- Có tính tự giác trong thi cử.

II. chuẩn bị.

- GV:Đề kiểm tra + Đáp án.

- HS : Đề cương ôn tập.

III. hoạt động dạy – học

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18: Kiểm tra 45 phút (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :24/10/2011.
Ngày dạy : 26/10/2011.
 Tiết 18 
Kiểm tra 45 phút
I. Mục tiêu
- Ôn tập, củng cố, ghi nhớ các nội dung đã học.
- Yêu thích môn học.
- Có tính tự giác trong thi cử.
II. chuẩn bị.
- GV:Đề kiểm tra + Đáp án.
- HS : Đề cương ôn tập. 
III. hoạt động dạy – học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3.Nội dung kiểm tra.
 3.1 Ma trận đề kiểm tra.
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
điểm
Tự luận
Tự luận
Tự luận
1. Ngành ĐV nguyên sinh
1
2. Ngành ruột khoang
1
3. Ngành giun dẹp
4. Ngành giun tròn
1
1
5. Ngành giun đốt
Tổng hợp
1
2
1
4
Tổng điểm
3
4
3
 10
3.2 Đề Kiểm tra.
Câu 1: Nờu đặc điểm cấu tạo , dinh dưỡng và phỏt triển của trựng kết lị ?
Câu 2: Trỡnh bày cấu tạo ngoài và trong của thủy tức ?
Câu 3: trỡnh bày vũng đời của giun đũa bằng sơ đồ?
Câu 4: Để phòng bệnh giun đũa thì ta phải làm gì? 
3.3 Đỏp ỏn.
Câu 1: 3 điểm
- Nêu được đặc điểm  : 3diểm : Mỗi ý1 điểm 
Câu 2: 3 điểm
- Cấu tạo ngoài : hỡnh trụ dài 
+Phần dưới là đế, cú tỏc dụng bỏm.
+phần trờn cú lỗ miệng , xung quanh cú tua miệng.
+Đối xứng tỏa trũn.
- cấu tạo ngoài :
+thành cơ thể cú 2 lớp
 *Lớp ngoài : gồm tế bào gai , tế bào thần kinh, tế bào mụ cơ bỡ.
 *lớp trong : tế bào mụ cơ tiờu húa .
+Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng.
+Lỗ miệng thụng với khoang tiờu húa ở giữa.
2 điểm( mỗi ý đúng 1 điểm)
Câu 3: 2 điểm
 Viết hoàn thiện sơ đồ được 2 điểm
Câu4 : 2 điểm
2 điểm( mỗi ý đúng 0,5 điểm)
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Vệ sinh môi trường
- ăn uống vệ sinh : ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tẩy giun sán theo định kỳ 
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cụ́
-thu bài
- Nhận xét giờ kiểm tra.
 b, Dặn dò.
- Đọc bài 19.
- Mỗi bàn 1 con trai sông.
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn:24/10/2011.
Ngày dạy: 28/10/2011.
 Tiết 19 Chương V: Ngành thân mềm
Bài 18: Trai sông
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.
- Nắm được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của trai.
- Hiểu rõ khái niệm: áo, cơ quan áo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh phóng to hình 18.2; 18.3; 18.4 SGK.
- Mẫu vật: con trai, vỏ trai.
III. hoạt động dạy – học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài học
	GV giới thiệu ngành thân mềm có mức độ cấu tạo như giun đốt nhưng tiến hoá theo hướng: có vỏ bọc ngoài, thân mềm không phân đốt. Giới thiệu đại diện nghiên cứu là con trai sông.
 Hoạt động 1: Hình dạng, cấu tạo.
 A,Vỏ trai
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK.
- GV gọi HS giới thiệu đặc điểm vỏ trai trên mẫu vật.
- GV giới thiệu vòng tăng trưởng vỏ.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Muốn mở vỏ trai quan sát phải làm như thế nào?
- Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
- Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
- GV tổ chức thảo luận giữa các nhóm.
- GV giải thích cho HS vì sao lớp xà cừ óng ánh màu cầu vồng.
- HS quan sát hình 18.1; 18.2, đọc thông tin SGK trang 62, quan sát mẫu vật, tự thu thập thông tin về vỏ trai.
- 1 HS chỉ trên mẫu trai sông.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được:
+ Mở vỏ trai: cắt dây chằng phía lưng, cắt 2 cơ khép vỏ.
+ Mài mặt ngoài có mùi khét vì lớp sừng bằng chất hữu cơ bị ma sát, khi cháy có mùi khét.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 B, Cơ thể trai
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Cơ thể trai có cấu tạo như thế nào?
- GV giải thích khái niệm áo trai, khoang áo.
- Trai tự vệ bằng cách nào? Nêu đặc điểm cấu tạo của trai phù hợp với cách tự vệ đó?
- GV giới thiệu: đầu trai tiêu giảm
- HS đọc thông tin tự rút ra đặc điểm cấu tạo cơ thể trai.
* Kết luận :
- Cơ thể có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài.
- Cấu tạo:
+ Ngoài; áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước.
+ Giữa: tấm mang
+ Trong: thân trai.
- Chân rìu.
Hoạt động 2: Di chuyển
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 18.4 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Trai di chuyển như thế nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- GV mở rộng: chân thò theo hướng nào, thân chuyển động theo hướng đó.
- HS căn cứ vào thông tin và hình 18.4 SGK, mô tả cách di chuyển.
- 1 HS phát biểu, lớp bổ sung.
* Kết luận:
 - Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp đóng mở vỏ để di chuyển.
Hoạt động 3: Dinh dưỡng
- GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm và trả lời:
+ Nước qua ống hút và khoang áo đem gì đến cho miệng và mang trai?
+ Nêu kiểu dinh dưỡng của trai?
- GV chốt lại kiến thức.
+ Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào với môi trường nước?
Nếu HS không trả lời được, GV giải thích vai trò lọc nước.
- HS tự thu nhận thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành đáp án.
- Yêu cầu nêu được:
+ Nước đem đến oxi và thức ăn.
+ Kiểu dinh dưỡng thụ động.
* Kết luận:
- Thức ăn: động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ.
- Oxi trao đổi qua mang.
Hoạt động 4: Sinh sản
- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
- ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?
- ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?
- GV chốt lại đặc điểm sinh sản.
- HS căn cứ vào thông tin SGK, thảo luận và trả lời:
+ Trứng phát triển trong mang trai mẹ, được bảo vệ và tăng lượng oxi.
+ ấu trùng bám vào mang và da cá để tăng lượng oxi và được bảo vệ.
* Kết luận: - Trai phân tính.
- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
4. Củng cố - dặn dò: 
a.Củng cụ́
- HS làm bài tập trắc nghiệm
	Khoanh tròn vào câu đúng:
1. Trai xếp vào ngành thân mềm vì có thân mềm không phân đốt.
2. Cơ thể trai gồm 3 phần đầu trai, thân trai và chân trai.
3. Trai di chuyển nhờ chân rìu.
4. Trai lấy thức ăn nhờ cơ chế lọc từ nước hút vào.
5. Cơ thể trai có đối xứng 2 bên.
b. Dặn dò
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Sưu tầm tranh, ảnh của một số đại diện thân mềm.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docSINH 7.10.doc