Bài giảng Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiết 1)

1. Kiến thức:

- HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.

- HS nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất và viết được những PTPƯ biểu diễn cho mỗi tính chất của những hợp chất trên. .

2. Kỷ năng:

- HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 18 - Bài 13: Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18: Ngày soạn://2010.
Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ;
- Các công thức toán có liên quan
- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tập;
- Rèn kĩ năng tính toán, dự đoán
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ. 
- HS nhớ lại và hệ thống hoá những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất và viết được những PTPƯ biểu diễn cho mỗi tính chất của những hợp chất trên. .
2. Kỷ năng: 
- HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ hoặc giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất.
3. Thái độ: HS có thái độ hăng say, nhiệt tình trong học tập
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
- Nêu vấn đề;
- Cùng tham gia. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ.
- Sơ đồ về tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
- Bảng phụ, phiếu học tập
2. HS: Ôn tập kiến thức, vận dụng giải bài tập. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
- Lớp:
- Sỉ số/Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ: (0’) 
III. Nội dung bài mới: (38’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Các em đã được tìm hiểu tất cả các loại hợp chất vô cơ, củng như mối quan hệ của chúng. Để củng cố lại các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ - Vận dụng nó để giải một số bài tập nên hôm nay chúng ta sẽ vào tiết luyện tập.
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1: (16’)
?Có mấy loại hợp chất vô cơ?
- Mỗi loại hợp chất vô cơ được phân thành những loại chủ yếu nào?
- Hãy chỉ ra 1 loại 2 ví dụ cụ thể?
- GV ghi sơ đồ câm 4 loại hợp chất vô cơ.
- Gọi 1 đến 2 HS lên bảng điền các tính chất hoá học cụ thể để chứng tỏ các hợp chất vô cơ có mối quan hệ với nhau.
- Ngoài những tính chất được biểu thị trong sơ đồ thì các hợp chất vô cơ còn có những tính chất hoá học nào nữa không?
- Ngoài ra: M + M ® 2Muối
M + KL ® M mới + KL mới
 to
M ® Chất mới
A + KL ® M + Chất khí (không có H2) 
I. Các kiến thức cần nhớ.
1. Phân loại các hợp chất vô cơ:
Các hợp chất vô cơ gồm:
- Ôxit: + Ôxit bazơ: CaO, CuO, Al2O3... 
 +Ôxit axit: SO2, SO3, N2O5...
- Axit: + Axit có ôxi: H2SO4, HNO3...
 + Axit không có ôxi: HCl, H2S...
 - Bazơ: + Bazơ tan: NaOH, Ca(OH)2...
 + Bazơ không tan: Cu(OH)2, Fe(OH)3... 
- Muối: + Muối trung hoà: NaCl,CuSO4...
 + Muối axit: NaHCO3, NaHSO4... 
2. T. chất hoá học của các loại H.C vô cơ:
 Ôxit Bazơ Ôxit Axit
 +Axit +Bazơ
 +Ô.axit 
 +Ô.Bazơ
 t0 +H2O Muối +H2O 
 +Bazơ + Axit + Axit
 +Ô.Axit +Bazơ 
 +Muối +Ô.Bazơ, Muối
 Bazơ Axit
b. Hoạt động 2: (21’)
GV: cho HS dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để điền các hợp chất thích hợp vào ô trống.
GV: cho HS lên bảng giải.
HS: Nhận xét
HS: Cả lớp nhận xét.
GV cho HS nghiên cứu yêu cầu bài tập sau đó GV gợi ý hướng dẫn giải.
HS: Giải bài tập.
Gv hướng dẫn HS phương pháp giải.
II.Bài tập:
1. Bài tập 1 (SGK - 43)
* Ôxit: a) Nước; b) Axit; c) Nước; 
 d) Bazơ; e) Muối.
* a) Axit; b) Ôxit Axit; c) Muối.
* a) Hiđrô; b) Bazơ; c) Ô.Bazơ; d) Muối.
* a) Axit; b) Bazơ; c) Muối; d) Kim loại; 
 e) Ôxit, khí; Muối, khí.
2. Bài tập 2 (SGK - 43)
- Hướng dẫn: NaOH có t.dụng với dd HCl, không giải phóng H2. Để có khí bay ra làm đục nước vôi trong, thì NaOH t.dụng với chất nào đó trong k.khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dd HCl tạo ra CO2. Hợp chất X phải là muối Cacbonat Na2CO3, Muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với CO2 có trong k. khí.
3. Bài tập 3 (SGK - 43)
- Gv hướng dẫn HS giải. 
IV. Củng cố: (5’)
- GV có thể cho HS ghi thêm 1 số bài tập về nhà làm.
V. Dặn dò: (1’)
- Về nhà ôn lại các tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ đã học để giờ sau thực hành.
- Làm các bài tậpcòn lại trong SGK - 43.	

File đính kèm:

  • doctiet 18 hoa 9.doc
Giáo án liên quan