Bài giảng Bài 30: Silic - Công nghiệp silicat (tiết 5)

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh biết được silic là phi kim hoạt động hóa học yếu và là một chất bán dẫn.

- Siic điôxit là chất có nhiều trong thiên nhiên có trong đất sét, cao lanh, thạch anh.Silic điôxit là một ôxit axit.

- Biết được từ một liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ thuật công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 30: Silic - Công nghiệp silicat (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	...........................	Tiết: 38
Ngày giảng:.....................................................	
Bài 30: SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh biết được silic là phi kim hoạt động hóa học yếu và là một chất bán dẫn.
- Siic điôxit là chất có nhiều trong thiên nhiên có trong đất sét, cao lanh, thạch anh....Silic điôxit là một ôxit axit.
- Biết được từ một liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ thuật công nghiệp silicat đã sản xuất ra sản phẩm có nhiều ứng dụng như: đồ gốm, sứ, xi măng, thủy tinh ...
2. Kỹ năng : 
	- Rèn luyện kỹ năng đọc để thu thập thông tin về silic, silic điôxit và công nghiệp silicat.
	- Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới.
	- Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất CLanhke
3. Thái độ :
	- Có ý thức làm và sử dụng những dụng cụ từ silicat hợp lý
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên :
	+ Một số tranh vẽ về nhà máy sản xuất công nghiệp silicat
- Học sinh: Kiến thức bài cũ và bài mới.
III.Phương pháp:
- Đàm thoại, thuyết trình, vấn đáp gợi mở
IV. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định :
............................................................................
2. KTBC: Yêu cầu học sinh làm bài tập 4,5 trang 91 SGK
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
HĐ 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của silic
(?) Silic tồn tại trong thiên nhiên như thế nào , có KHHH như thế nào, NTK bao nhiêu?
(?) Dựa vào thông tin trong SGK hãy cho biết tính chất vật lý của silic.
- HS : Trả lời
- GV: Nhận xét bổ sung, rút ra kết luận
(?) Hãy cho biết silic có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ chứng minh điều đó ? Viết các PTPƯ minh họa.
* HĐ 2: Tìm hiểu về SiO2
(?) SiO2 có những tính chất hóa học nào? Vì sao có những tính chất hóa học đó. Lấy ví dụ minh họa?
(?) Để sản xuất đồ gốm thì cần những nguyên liệu nào? Công đoạn sản xuất ra sao.
(?) Ở nước ta có những cơ sở sản xuất đồ gốm nào.
(?) Xi măng có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất?
(?) Nguyên liệu, công đoạn chính để sản xuất xi măng là gì? 
(?) Kể tên một số nhà máy sản xuất xi măng lớn ở nước ta.
(?) Để sản xuất thủy tinh thì cần những nguyên liệu nào? Công đoạn sản xuất ra sao. Viết các PTPƯ ?
I. Silic
1. Trạng thái thiên nhiên
- Là nguyên tố cón hiều thứ hai trong thiên nhiên sau oxy. Nó chiếm 1/4 Khối lượng vỏ trái đất 
- Chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất có nhiều trong đất sét, cao lanh, thạch anh.
2. Tính chất vật lý:
- Là chất rắn có màu trắng sáng có vẻ sáng như kim loại
3. Tính chất hóa học:
- Silic là một phi kim hoạt động hóa học yếu hơn C và Cl.
- Ở nhiệt cao silic phản ứng với oxy để tạo thành silic điôxit.
PTPƯ: Si + O2 à SiO2
II. Silic điôxit (SiO2)
1. Tác dụng với dung dịch kiềm
PTPƯ: SiO2 + NaOH à Na2SiO3 + H2O
2. Tác dụng với ôxit bazơ
PTPƯ: SiO2 + CaO à CaSiO3 (canxi silicat)
III. Sơ lược về công nghiệp silicat
1. Sản xuất đồ gốm sứ
a. Nguyên liệu sản xuất
b. Công đoạn sản xuất
2. Sản xuất xi măng
a. Nguyên liệu sản xuất
b. Công đoạn sản xuất
3. Sản xuất thủy tinh
a. Nguyên liệu sản xuất
b. Công đoạn sản xuất
Các PTPƯ: 
CaCO3 à CO2 + CaO
CaO + SiO2 à CaSiO3
Na2CO3 + SiO2 à Na2SiO3 + CO2
4. Củng cố :
- GV yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung bài học và nhấn mạnh phần trọng tâm.
(?) Trong bài học ta cần lưu ý những điểm nào
- GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2,3 trang 95 SGK.
5. Dặn dò: 
	- Về nhà học bài cũ, đọc tiếp phần tiếp theo để hôm sau học
	- Chuẩn bị trước bảng hệ thống tuần hoàn
V Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctiet 38.doc
Giáo án liên quan