Bài giảng Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ (tiếp theo)

MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức

- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxit, axit, bazơ, muối.

- Viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hoá học.

 1.2. Kĩ năng

- Lập được sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.

- Viết được các PTHH biểu diễn sơ đồ dãy chuyển hoá.

- Nhận biết được một số hợp chất vô cơ cụ thể.

- Tính thành phần % về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.

 

doc11 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 7,8: Tính chất hoá học của muối.
- HS: Các nhóm vận dụng kiến thức đã học, thảo luận thống nhất ý kiến và ghi lại nội dung thảo luận vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng, đối chiếu kết qủa, nhận xét và chốt đáp án đúng.
+ Treo bảng phụ ghi sơ đồ mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. Cho HS quan sát lại nội dung vừa thảo luận:
+ Xác định chiều chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ
- HS: Quan sát và xác định các chuyển đổi giữa các hợp chất vô cơ.
- GV: chốt kiến thức.
* Hoạt động 2: những phản ứng minh họa
- GV: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS viết PTHH minh hoạ cho từng chuyển đổi trong sơ đồ.
+ Nhóm 1,2: chuyển đổi 1-->3
+ Nhóm 3,4: chuyển đổi 4 --> 6
+ Nhóm 5,6: chuyển đổi 7 --> 9
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất lựa chọn các chất và viết PTHH minh hoạ cho mỗi chuyển đổi đó.
- GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng viết PTHH --> nhận xét và sữa chữa( chú ý cách viết CTHH của HS).
+ Hãy cho biết điều kiện để xảy ra chuyển đổi 4,7,8
- HS:+ chuyển đổi 4: bazơ không tan
+ chuyển đổi 7,8: Chất đem phản ứng ở trạng thái dung dịch, sản phẩm phải có chất không tan hoặc chất khí. 
- GV: Chốt lại kiến thức
Bazơ	
I- Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
4
3
8
9
Bazơ	
2
1
Oxit axit
Oxit bazơ
Muối
5
6
Bazơ	
7
Axit
II- Những phản ứng minh hoạ:
1. CuO(r) + H2SO4(dd) → CuSO4(dd)+ H2O(l)
2. SO2(k) + 2NaOH(dd) →Na2SO3(dd) + H2O(l)
3. K2O(r) + H2O(l) → 2 KOH(dd)
4. Cu(OH)2(r) H2O(h) + CuO(r) 
5. SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(dd)
6.Ba(OH)2(dd)+Na2SO4(dd)→BaSO4(r)+2NaOH(dd)
7- CuCl2(dd)+ 2NaOH(dd)đ Cu(OH)2(r)+ 2NaCl(dd) 
8. H2SO4(dd) + BaCl2(dd) → BaSO4(r) + 2HCl (dd)
9. Cu(OH)2(r) + 2HCl(dd) đ CuCl2(dd) + 2H2O(l) 
* Kết luận: SGK/41
4.4. Củng cố
Bài1: SGK-41
Bài 2: SGK-41
HS1: Thuốc thử B - Chất tác dụng với HCl tạo ra bọt khí, chất đó là Na2CO3
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
X
x
o
HCl
x
o
o
Ba(OH)2
o
x
x
HS2:
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức chương I
- Làm bài tập còn lại trong SGK/41 và bài tập trong VBT.
- Nghiên cứu trước nội dung bài “Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ”
5. rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết18
Luyện tập chương I
1. mục tiêu
 1.1. Kiến thức
- HS biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ.
- HS nhớ lại và hệ thống lại những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất, viết được PTHH minh hoạ.
 1.2. Kĩ năng
- HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ.
- Giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất.
 1.3. Thái độ
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, làng ham mê tìm hiểu và khám phá khoa học.
2.chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng phụ: Sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ.
	+ Bảng nhóm
- HS:	+ Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học về các hợp chất vô cơ.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3.phương pháp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp; Hoạt động nhóm.
4.tiến trình dạy học
 4.1. ổn định lớp
 4.2 Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong nội dung bài
 4.3. Bài mới
*Vào bài: Các em đã được nghiên cứu lần lượt về các hợp chất vô cơ cũng như mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. Bài hôm nay các em đi hệ thống lại các kiến thức đó và vận dụng các kiến thức đó để giải một số bài tập định tính và định lượng.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
*Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
- GV: +Treo bảng phụ sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ để khuyết tên từng loại hợp chất vô cơ.
+ Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học về phân loại hợp chất vô cơ, lên bảng điền tên hợp chất vô cơ vào sơ đồ.
- HS: Vận dụng kiến thức đã học
- -> điền tên hợp chất vô cơ vào sơ đồ.
- GV: Gọi HS khác nhận xét --> nhận xét và chốt lại kiến thức đúng.
+ Lấy ví dụ về từng loại hợp chất vô cơ?
- HS:
+oxit axit: CO2
+oxit bazo: CuO
+axit: HCl
+Bazo: NaOH
+Muối: NaCl
- Viết lại sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ?
- HS: Nhớ lại kiến thức bài trước, viết được sơ đồ mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ
- Nhắc lại tính chất hoá học của từng loại hợp chất vô cơ?
- HS: Nhắc lại các tính chất hoá học.
- GV: nhận xét ý kiến của HS và điền dần tên vào các chuyển đổi.
+ Điều kiện để xảy ra phản ứng hoá học của muối (axit, bazơ, muối)?
- HS: sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
*Hoạt động 2: bài tập
- GV: Chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung bài 1/43.
+ Nhóm 1,2; oxit 
+ Nhóm 3,4: Bazơ
+ Nhóm 5,6: Axit 
+ Nhóm 7,8: Muối.
- HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến lựa chọn các chất thích hợp để hoàn thành PTHH minh hoạ cho từng tính chất hoá học. Các nhóm ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả . Nhận xét và sữa chữa (chú ý nhận xét cách viết CTHH và PTHH của HS )
- GV: Gọi HS đọc nội dung bài 2/43, gợi ý để HS tìm ra đáp án đúng.
+ NaOH có phản ứng với HCl không, nếu có sản phẩm thu được là gì?
- HS: Có, sản phẩm là: NaCl, H2O.
- NaOH để trong không khí có thể tác dụng với chất nào trong không khí trong số các chất cho trong bài
- HS: NaOH tác dụng với cacbon đioxit.
- Sản phẩm thu được là gì?
-HS: Sản phẩm thu được là Na2CO3.
- Viết PTHH minh hoạ
- HS: Viết PTHH minh hoạ cho phản ứng
- Vậy phương án nào là đúng
- HS: e 
I- Kiến thức cần nhớ:
1- Phân loại hợp chất vô cơ:
SGK/42
2- Tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ
Oxit bazơ
Oxit axit
+ axit
 + oxit axit
 +bazo
 + oxit bazo 
Nhiệt phân huỷ
Muối
 +H2O
+H2O
 +bazo
+ Kim loại
 + bazơ
 + oxit bazơ
 + Muối
 + axit 
 + oxit axit
 + Muối
Bazơ
Axit
II- Bài tập:
1- Bài 1/43
Oxit
CaO(r) + CO2(k) → CaCO3(r)
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(r)
SO2(k) + H2O(l) → H2SO3(dd)
CuO(r)+ 2HCl(dd) → CuCl2(dd) + H2O(l) 
SO2(k) + 2NaOH(dd) → Na2SO3(dd)+ H2O(l) 
Bazơ
2NaOH(dd)+ CO2(k)→ Na2CO3(dd) + H2O(r) 
Cu(OH)2(r)+H2SO4(dd)→ CuSO4(dd) + 2H2O(l) 
2NaOH(dd)+CuSO4(dd)→Na2SO4(dd)+Cu(OH)2(r)
Mg(OH)2(r) MgO(r) + H2O(h) 
 Axit
Fe(r) + 2HCl(dd) → FeCl2(dd) + H2(k) 
FeO(r) + H2SO4(dd) → FeSO4 + H2O(l) 
NaOH(dd) + HNO3(dd)→ NaNO3(dd) + H2O(l) 
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) → BaSO4(r) + 2HCl(dd) 
 Muối
CaCO3(r) + HCl(dd) → CaCl2 + H2O(dd)+ CO2(k)
CuSO4(dd)+2NaOH(dd)→Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd)
BaCl2(dd) + Na2SO4(dd)→ BaSO4(dd) + 2NaCl(dd) 
Cu(r) + AgNO3(dd) → Cu(NO3)2(dd) + Ag(r) 
2KClO3(r) 2 KClO2(r) + O2(k)
2- Bài 2/43
- NaOH có tác dụng với HCl nhưng không giải phóng khí.
- Để có khí bay ra làm đục nước vôi trong thì NaOH phải tác dụng với 1 chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với CO2 trong không khí.
PTHH: 
CO2(k) +2NaOH(r) → Na2CO3(r)+ H2O(l) 
Na2CO3(r)+2HCl(dd)→2NaCl(dd)+H2O(l)+CO2(k)
4.4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Nhận xét ý thức học tập của HS trong giờ học.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học về hợp chất vô cơ.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 3/43
- Đọc trước nội dung bài: Thực hành: Tính chất hoá học của bazơ và muối.
5.rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 19
Thực hành
tính chất hoá học của bazơ và muối
1. mục tiêu
 1.1. Kiến thức
- Củng cố và khắc sâu những tính chất hoá học của bazơ và muối.
 1.2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 1.3. Thái độ
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, tỉ mỉ, tiết kiệm. ý thức yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu khoa học.
2. chuẩn bị
- GV: + Giáo án
 + Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.
	+ Hoá chất: các dung dịch: NaOH, FeCl3, CuSO4, HCl, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, đinh sắt.
- HS: 	+ Ôn tập lại các tính chất hoá học của bazơ và muối
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. phương pháp
- Nêu vấn đề; Quan sát; Thực hành; Hoạt động nhóm.
4. tiến trình dạy học
 4.1. ổn định lớp
 4.2. Kiểm tra bài cũ
- Kết hợp trong nội dung bài.
 4.3. Bài mới
*Vào bài: Các em đã được học về tính chất hoá học của bazơ và muối, cũng như đã tiến hành 1 số thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của chúng. Bài hôm nay, các em sẽ được tiến hành một số thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng, một lần nữa khẳng định lại các tính chất hoá học của bazơ và muối.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1: tiến hành thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các tính chất hoá học của bazơ và muối.
- HS: 
+Bazo: Đổi màu quỳ tím thành xanh, phenolphthalein thành hồng. 
 Tác dụng với axit. 
 Tác dụng với oxit axit. 
 Tác dụng với muôi.
+Muối: Tác dụng với kim loại.
 Tác dụng với axit.
 Tác dụng với bazo.
 Tác dụng với muối.
 Phản ứng phân hủy muối.
- GV: Yêu cầu HS thu nhận thông tin SGK/44
+ Nêu cách tiến hành thí nghiệm 1 và 2
- HS: Thu nhận thông tin và nêu được cách tiến hành thí nghiệm 1, 2
- GV: Viết tóm tắt cách tiến hành lên bảng, lưu ý HS cách sử dụng NaOH và HCl. Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, uốn nắn các thao tác chưa chuẩn của HS.
+ Quan sát và nêu lại hiện tượng xảy ra?
-HS: xuất hiện kết tủa màu đỏ
+Qua thí nghiệm, rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của bazơ?
-HS: rút ra kết luận
- GV: Tiếp tục cho HS thu nhận thông tin SGK/44
+ Nêu cách tiến hành thí nghiệm 3,4,5
- HS: Thu nhận thông tin SGK, nêu cách tiến hành từng thí nghiệm.
- GV: +Ghi tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm lên bảng và lưu ý HS: Cách cho đinh sắt vào ống nghiệm và đinh sắt phải sạch; Cách lấy H2SO4.
+ Yêu cầu HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
-HS tiến hành thí nghiệm
- GV: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiệm, uốn nắn kịp thời các thao tác chưa chính xác của HS
+ Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối?
- HS: xuất hiện kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
* Hoạt động 2: viết bản tường trình
- GV: Yêu cầu HS dựa trên các thao tác thí nghiệm đã tiến hành, hiện tượng quan sát được, phần giải thích và kết luận rút ra được về tính chất hoá học của bazơ và muối. Hoàn thành nội dung bản tường trình
- HS: dựa trên kết quả thí nghiệm, hoàn

File đính kèm:

  • doct17-19.doc