Bài giảng Tiết 17 - Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và arn (tiếp)
. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS mô tả được cấu tạo và chức năng của ARN
- Biết được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN
- Trình bày sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này
2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh.
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
Ngày soạn: 3/11/2011 Ngày dạy: 9/11/2011 Tiết 17, bài 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS mô tả được cấu tạo và chức năng của ARN - Biết được những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN - Trình bày sơ bộ quá trình tổng hợp ARN và nguyên tắc tổng hợp của quá trình này 2. Kỹ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình . Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh. 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ có nội dung bảng 17 SGK. Mô hình phân tử ARN, mô hình tổng hợp ARN 2. Học sinh: Phiếu học tập theo bảng 17 C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? - Nêu bản chất hoá học và chức năng của gen .Làm bài tập 4 trang 50. 3. Bài mới: “ Mối quan hệ giữa gen và AND” Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung HĐ1: Tìm hiểu cấu tạo chức năng của ARN - Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát mô hình hình phân tử ARN. - ARN có thành phần hóa học như thế nào? - Trình bày cấu tạo của ARN? - Yêu cầu HS làm bài tập lệnh trang 51 - Gọi HS lên điền vào bảng phụ * Chốt lại kiến thức - Phân tích tùy theo chức năng mà ARN chia thành nhiều loại khác nhau. - GV nhận xét, rút ra kết luận. HĐ2: ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? - Cho HS đọc thông tin SGK. - ARN được tổng hợp tại đâu, vào chu kì nào? - Dựa vào mô hình 17 mô tả quá trình tổng hợp ARN - ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2 mạch đơn của gen? - Các loại nuciêôtit nào liên kết với nhau tạo thành mạch ARN? - Nhận xét trình tự các đơn phân trên so với mỗi mạch đơn của gen? - Chốt lại kiến thức - Sử dụng thông tin mục "Em có biết" phân tích tARN và rARN sau khi tổng hợp sẽ tiếp tạo thành cấu trúc bậc cao hơn. - Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận các câu hỏi: + Quá trình tổng hợp ARN theo những nguyên tắc nào? + Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN? - Chốt lại kiến thức - Thu nhận thông tin, nêu được: +Cấu tạo hóa học, tên các loại nuclêôtít. - 1 vài HS phát biểu, hoàn chỉnh kiến thức. - HS vận dụng kiến thức so sánh cấu tạo của ARN và ADN hoàn chỉnh bảng 17. - Đại diện nhóm lên làm trên bảng, các nhóm khác bổ sung. Đặc điểm ARN ADN - Số mạch đơn - Các loại đơn phân - KT, KL 1 A, U, G, X Nhỏ 2 A, T, G, X Lớn - Sử dụng thông tin nêu được: + ARN được tổng hợp tại NST ở kỳ trung gian. + ARN được tổng hợp từ ADN - Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến: + ARN được tổng hợp dựa vào một mạch đơn + Liên kết theo NTBS: A - U; T - A G - X; X - G + ARN có trình tự tương ứng với mạch khuôn của gen - Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời. I. ARN: - ARN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là 4 loại nuclêôtít: A, U, G, X - ARN gồm + mARN: truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của prôtêin + tARN: vận chuyển axít amin + rARN: cấu tạo nên ribôxôm II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào? - ARN được tổng hợp tại NST ở kỳ trung gian - Quá trình tổng hợp ARN (SGK) - Nguyên tắc tổng hợp: + Khuôn mẫu + Bổ sung: A - U; T - A; G - X X - G à Mối quan hệ giữa gen - ARN: Trình tự các Nuclêôtít trên mạch khuôn quy định trình tự các Nuclêôtít trên ARN. D. Củng cố và hoàn thiện: - HS đọc phần lết luận - Trả lời các câu hỏi: - Thành phần cấu tạo của phân tử ARN? Chức năng của các loại ARN - Quá trình tổng hợp ARN diễn ra như thế nào? Mối quan hệ giữa gen - ARN E. Hướng dẫn tự học: 1. Bài cũ: - Học bài theo SGK và vở ghi, làm bài tập 3, 4, 5 (tr 53 SGK) 2.. Chuẩn bị bài mới: - Đọc bài 18, xem hình 18 - Ôn lại chức năng của hóoc môn, các men tiêu hóa ở chương trình lớp 8. F. Kiểm tra, đánh giá.
File đính kèm:
- Tiet 17.doc