Bài giảng Tiết 17 – Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (tiếp theo)
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ và muối. Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học và mối quan hệ đó.
2/ Kĩ năng:
- Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
- Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển đổi.
- Phân biệt được một số hợp chất vô cơ cụ thể.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, khí.
Ký duyệt Ngày soạn:......./10/2011. Ngày giảng: ....../10/2011. TIẾT 17 – BÀI 12: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ và muối. Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học và mối quan hệ đó. 2/ Kĩ năng: - Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. - Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển đổi. - Phân biệt được một số hợp chất vô cơ cụ thể. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, lỏng, khí. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Chữa bài tập 2 / 39 SGK? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung kiến thức GV HS GV 1/ Hoạt động 1: Treo bảng phụ Phát phiếu học tập số1: có sơ đồ sau (Sơ đồ: SGK/40) Hãy: 1. Xây dựng sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ bằng cách thiết lập các chuyển đổi giữa các chất ở sơ đồ trên.Giải thích. 2. Viết PTPƯ minh hoạ cho các chuyển đổi vừa lập. Thảo luận nhóm: Hoàn thành phiếu học tập. Yêu cầu đại diện một nhóm lên điền mũi tên vào sơ đồ ở bảng phụ và giải thích. I/ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ: * Sơ đồ: SGK/40 * Những PƯHH minh hoạ: 1) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O 2) SO3 + 2 KOH K2SO4 + H2O 3) Na2O + H2O 2 NaOH 4) 2 Fe(OH)3 Fe2O3+ 3H2O 5) P2O5 + 3 H2O 2 H3PO4 6) KOH + HCl KCl + H2O 7) CuCl2+2 KOH Cu(OH)2+ 2 KCl 8) BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2 HCl 9) Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 GV ? GV HS GV GV ? HS GV GV 2/ Hoạt động 2: Treo bảng phụ ghi bài tập 1 Viết PTPƯ cho những biến đổi hoá học sau: Mg MgO MgSO4 MgCl2 Mg(OH)2 MgO? Hướng dẫn học sinh chọn chất phản ứng cho từng biến đổi. Viết PTHH (1 HS lên bảng làm) Cùng học sinh hoàn chỉnh đáp án. Đánh giá, cho điểm Treo bảng phụ ghi đề bài tập 2: Cho các chất: FeSO4, Fe(OH)2, FeO, Fe, FeCl2. Hãy sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hoá học? Làm bài tập theo nhóm. Gọi 2 HS lên bảng, HS cả lớp phân tích tìm ra điểm chưa hợp lý (nếu có). Yêu cầu HS về nhà viết PTHH cho các dãy biến hoá trên. (Lưu ý: Có thể lập nhiều PƯ trên cùng 1 sơ đồ) II/ BÀI TẬP: 1/ Bài 1: 1) 2 Mg + O2 2 MgO 2) MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O 3) MgSO4+ BaCl2 MgCl2 + BaSO4 4) MgCl2+2 NaOH Mg(OH)2+2 NaCl 5) Mg(OH)2 MgO + H2O 2/ Bài 2: - Dãy chuyển hoá như sau FeCl2Fe(OH)2 FeO Fe FeSO4 hoặc: FeOFeFeSO4 FeCl2 Fe(OH)2 (HS có thể lập các dãy khác). 4. Tổng kết- đánh giá. 1/ Bài tập 1: Hãy viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu 2/ Bài tập 2: ? Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các chất lỏng sau: H2O, H2SO4, NaCl, Na2SO4? 5. Hướng dẫn về nhà. - Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4 / SGK/ 41. - Chuẩn bị bài: “Luyện tập chương I: Các loại hợp chất vô cơ” –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– . Ký duyệt Ngày soạn: ..../10/2011. Ngày giảng: ........./10/2011. TIẾT 18 – BÀI 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1/ Kiến thức : - Học sinh biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ. - Học sinh nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hoá học của mỗi loại hợp chất. -Viết được những PTHH biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất. 2/ Kĩ năng: - HS biết giải bài tập có liên quan đến tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ, giải thích được những hiện tượng hoá học đơn giản xảy ra trong đời sống, sản xuất. 3/ Thái độ: - Giáo dục ý thức nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: 1/ Giáo viên: - Bảng phụ, phiếu học tập. 2/ Học sinh: - Chuẩn bị bài. 3/ Phương pháp: - Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Chữa bài tập 2 / 39 SGK? 3/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức GV ? GV HS GV HS GV GV ? HS ? HS 1/ Hoạt động 1: Phát phiếu học tập số 1: Cho các chất: Mg(OH)2, H2SO4, K2SO4, CuO, K2O, H2S, NaOH, P2O5, NaHCO3 1. Gọi tên, phân loại các chất trên? 2. Trong các chất trên chất nào tác dụng với H2O, dd HCl, dd Ba(OH)2, dd CuCl2? 3. Viết các PTPƯ xảy ra? HD HS làm bài tập 1 (theo mẫu). Trao đổi nhóm –> Hoàn thành bài tập 1 Yêu cầu lên điền vào bảng phụ (không yêu cầu viết PTPƯ) Các HS khác nhận xét và sửa sai nếu có Đánh giá, cho điểm Yêu cầu HS về viết các PTPƯ vào vở Dựa vào kiến thức nào mà em giải được bài tập trên? - Dựa vào định nghĩa phân loại các hợp chất vô cơ - Dựa vào tính chất hoá học để xác định PƯ xảy ra và viết PTPƯ Bài tập trên củng cố kiến thức gì? BT1 củng cố kiến thức về phân loại và tính chất hoá học của các loại hợp chất vô cơ. 1/ Bài tập 1: 1/ Gọi tên: + Mg(OH)2: Magie hidroxit. + H2SO4: Axit Sunfuric. + K2SO4: Kali Sunfat. + CuO: Đồng (II) oxit. + K2O: Kali oxit. + H2S: Hidro Sunfua. + NaOH: Natri hidroxit. + P2O5: Di photpho pentaoxit. + NaHCO3: Natri hidrocacbonat. 2/ Các chất phản ứng với: + H2O: K2O; P2O5. + Dung dịch HCl: Mg(OH)2; CuO; K2O; NaOH; NaHCO3. + Dung dịch Ba(OH)2: H2SO4; K2SO4; H2S; P2O5. + Dung dịch CuCl2: H2SO4; H2S; NaOH. 3/ PTHH: (HS tự viết) GV ? HS GV HS GV 2/ Hoạt động 2: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2: Trong PTN có thể dùng muối KClO3 để điều chế khí O2 bằng PƯ phân huỷ a) Viết PTHH của PƯ b) Nếu dùng 0,1mol KClO3 thì thể tích khí O2 thu được là bao nhiêu c) Cần điều chế 1,12 (l) khí O2. Hãy tính khối lượng KClO3 cần dùng (các thể tích khí được đo ở đktc)? - Đọc và tóm tắt đề, xác định dạng bài tập - Viết các công thức liên quan đến bài tập V = n . 22,4 m = n . M Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập: - HS 1: Phần a,b - HS 2: Phần a,c Đánh giá, cho điểm 2. Bài tập 2: Tóm tắt: b) = 0,1( mol) = ? c) = 1,12 (lit) = ? Giải a) PTPƯ: 2 KClO3 2 KCl + 3O2 (1) 2 mol 2 mol 3 mol 0,1mol 0,15 mol b) Theo (1): = 0.15(mol) = 0,15 . 22,4 = 3,36 (l) c) = 1,12 : 22,4 = 0,05(mol) PTPƯ: 2 KClO3 2 KCl + 3O2 2 2 3 ( mol) 0,0333 0,05( mol) Theo (1): = 0,0333(mol) => = 0,0333 . 122,5 = 4,08(g) 4. Tổng kết – đánh giá. 1. Hai muối nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch? a) NaCl và AgNO3 d) CuSO4 và Na2S b) K2SO4 và Ba(NO3)2 e) BaCl2 và KNO3 c) Na2SO4 và KNO3 f) FeSO4 và K2S 2. Có 3 PƯHH xảy ra theo sơ đồ: A + HCl B + H2 B + KOH C + KCl C ZnO + H2O Trong sơ đồ trên, A là chất nào trong số 4 chất sau: a) ZnO; b) Zn; c) Zn(OH)2; d) ZnS? 5. Hướng dẫn về nhà. - Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 / SGK / 43. - Chuẩn bị bài: “Thực hành: Tính chất hóa học của muối và bazơ” ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 17 + 18 - BÀI 12 + 13 - MỐI QUAN HỆ VÀ LUYỆN TẬP VỀ CÁC HCVC.doc