Bài giảng Tiết 15 – Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 2)

MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức :

- Biết được một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO3). Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học.

 - Trình bày được trạng thái tự nhiên, cách khai thác NaCl trong thực tế.

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết được một số muối cụ thể.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15 – Bài 10: Một số muối quan trọng (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn:...... / 10 / 2011.
Ngày giảng:	......../10/2011. 
TIẾT 15 – BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG. 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được một số tính chất và ứng dụng của natri clorua (NaCl) và kali nitrat (KNO3). Viết được các PTPƯ minh hoạ cho các tính chất hoá học.
 	- Trình bày được trạng thái tự nhiên, cách khai thác NaCl trong thực tế.
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết được một số muối cụ thể.
- Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kali nitrat (KNO3). 
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối tham gia phản ứng.
	3/ Thái độ:
- Giáo dục tính kiên trì trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Giáo viên: 
+ Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
 	+ Hoá chất: Mẫu NaCl, KNO3.
 	+ Tranh vẽ: Sơ đồ ứng dụng của muối NaCl, tranh vẽ ruộng muối.
2/ Học sinh: 
- Tìm hiểu ứng dụng của NaCl và KNO3.
	3/ Phương pháp: 
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 
	2/ Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút)
ĐỀ BÀI
Câu 1(3đ) Nêu khái niệm phản ứng trao đổi.Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là gì?
Câu 2(7đ). Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập PTHH.
(1 ) HSO +  ----> NaSO + HO
(2) NaOH +.. -----> NaCl + HO
(3) CaCO - ---> CO + 
(4) BaCl + . - ---> BaSO + HCl
(5) Na CO + Ba(OH) - ---> Ba CO + 
(6) CuSO + NaOH - ---> Cu(OH) + ..
(7) Na CO + - ---> NaSO + CO + HO.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1.Trả lời.
Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó 2 hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.(1đ).
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là sản phẩm tạo thành có:
 + chất không tan.(1đ)
 + chất khí.(1đ) 
Câu 2.(7đ) – mỗi chất điền đúng được 0,5đ
 - Cân bằng đúng được 0,5đ. 
(1 ) HSO + 2 Na(OH) NaSO +2 HO
(2) NaOH + HCl NaCl + HO
(3) CaCO CO + CaO
(4) BaCl + HSO BaSO +2 HCl
(5) Na CO + Ba(OH) Ba CO +2 NaOH
(6) CuSO + 2 NaOH Cu(OH) + NaSO
(7) Na CO + HSO NaSO + CO + HO.
 3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
?
HS
GV
?
?
HS
HS
?
?
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Trong tự nhiên, các em thấy muối ăn (NaCl) có ở những đâu?
Trả lời, nhận xét.
Gọi học sinh đọc mục I – SGK.
Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển?
Muốn khai thác NaCl từ mỏ muối có trong lòng đất, người ta làm thế nào?
Quan sát tranh vẽ ruộng muối, thảo luận nhóm để trả lời về cách khai thác muối từ nước biển và từ các mỏ muối.
Quan sát sơ đồ ứng dụng của NaCl.
Nêu những ứng dụng quan trọng của NaCl trong đời sống và công nghiệp?
Nêu những ứng dụng chính của các sản phẩm được sản xuất từ NaCl như: Cl2, H2, NaOH? 
Trả lời, nhận xét, ghi vở.
Yêu cầu HS đọc mục “em có biết” sgk/36.
I/ MUỐI NATRI CLORUA (NaCl = 58,5):
1/ Trạng thái tự nhiên:
- Hoà tan trong nước biển.
- Kết tinh trong các mỏ muối.
2/ Cách khai thác: 
- Đọc SGK/34.
3/ Ứng dụng: 
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm.
- Dùng để sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3, 
4.Tổng kết – đánh giá.
1/ Bài tập 1: Hãy viết các PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau:
 Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
2/ Bài tập 2: Trộn 75g dung dịch KOH 5,6% với 50g MgCl2 9,5%. 
a. Tính khối lượng kết tủa thu được?
b. Tính nồng độ % của dung dịch thu dược sau phản ứng? 
5. Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 / SGK/ 36.
- Chuẩn bị bài: “Phân bón hóa học”
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn: ....../10/2011.
Ngày giảng: .....10/2011.
TIẾT 16 – BÀI 11: PHÂN BÓN HÓA HỌC.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức : 
- Biết được tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số loại phân bón hóa học thường dùng trong đời sống và sản xuất nông nghiệp.
- Thấy được vai trò của phân bón hóa học đối với cây trồng. 
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết được một số loại phân bón hóa học thông thường.
- Kỹ năng giải một số bài tập hoá học dạng tính theo công thức hóa học. 
3/ Thái độ:
- Biết cách sử dụng phân bón hóa học trong thực tế.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
	- Mẫu một số loại phân bón hóa học thường dùng.
2/ Học sinh: 
- Chuẩn bị bài.
	3/ Phương pháp: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
	1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....; 	
	2/ Kiểm tra bài cũ: 
	? Làm bài tập số 5 / 36?
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
GV
HS
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
GV
1/ Hoạt động 1:
Thế nào là phân bón đơn?
Kể tên một số phân đạm thường dùng. Nhận xét hàm lượng N có trong từng loại đạm đó? 
Kể tên các loại phân đạm đã biết trong thực tế và đặc điểm của chúng.
Cho HS quan sát mẫu phân đạm (Urê, amoni nitrat, amoni sunfat,...) Các loại phân đạm đều dễ tan trong nước.
Cho HS quan sát mẫu phân lân.
Kể tên một số loại phân lân thường dùng và đặc điểm của chúng? 
Thảo luận và kể được tên một số loại phân lân và đặc điểm của chúng.
Cho HS quan sát mẫu phân kali.
Đọc tên các loại phân đó?
Nhận xét về tính tan của chúng?
Liên hệ thực tế: Các nhà máy sản xuất phân đạm, lân, kali ở Việt Nam
Thế nào là phân bón kép? Lấy VD?
Thuyết trình về phân vi lượng Liên hệ thực tế.
Nghe, nhận xét.
Cho HS đọc phần “Em có biết?”/39.
II/ NHỮNG LOẠI PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG:
 1/ Phân bón đơn:
- Chỉ có chứa một trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là: Đạm (N); lân (P) hoặc kali (K).
a/ Phân đạm: 
- Tất cả đều dễ tan trong nước.
- Phân đạm gồm một số loại:
 + Urea: CO(NH2)2 chứa 46% N. 
 + Amoni nitrat: NH4NO3 chứa 35% N.
 + Amoni sunfat: (NH4)2SO4 chứa 21% N.
b/ Phân lân:
- Photphat tự nhiên: thành phần chính là Ca3(PO4)2 không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supe photphat: Là phân lân đã qua chế biến hoá học, thành phần chính có Ca(H2PO4)2 tan được trong nước. 
c/ Phân kali:
- Gồm: KCl, K2SO4 dễ tan trong nước
2/ Phân bón kép:
- Có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N, P, K.
- VD: Phân NPK, KNO3, .
3/ Phân vi lượng: 
- Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như B, Zn, Mn, Cu, Fe, ....
GV
GV
HS
GV
Hoạt động 2
Cho Hs làm BT5/33
Yêu cầu HS làm Bt 1/39
Gọi 1 HS đọc đề bài
Chia 3 nhóm, mỗi nhóm đọc tên 3 công thức và làm ý b,c.
Làm bài tập theo nhóm.
Đại diện nhóm lên báo cáo.
Lớp nhận xét,bs.
Nhận xét 
Bài tập.
BT5/33
Trả lời: Câu đúng nhất là :c
BT1/39
Trả lời
KCl Kliclorua
NHNO Amoninitrat
NHCl Amoniclorua
(NH)SO Amonisunfat
Ca(PO ) Canxiphotphat
Ca(H PO) Canxiđihiđrophotphat.
(NH)H PO Amonihiđrophotphat.
K NO Kalinitrat
4. Tổng kết- đánh giá.
1. Khử đất chua bằng vôi và bón phân đạm đúng cách là cách nào sau đây?
a) Bón đạm cùng 1 lúc với vôi.
b) Bón phân đạm trrước vài ngày rồi mới bón vôi khử chua.
c) Bón vôi khử chua trước vài ngày sau mới bón đạm.
d) Cách nào cũng được.
2. Phân đạm có % nitơ cao nhất là?
 a. Amoni nitrat.	B. Urê.	C. Amoni sunfat.	D. Kalinitrat.
Đáp án:1- c, 2- b.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập về nhà 1, 2, 3 / SGK – 39.
	- Chuẩn bị bài: “Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

File đính kèm:

  • docTIẾT 15 + 16 - BÀI 10 + 11 - MUỐI QUAN TRỌNG, PHÂN HÓA HỌC.doc