Bài giảng Tiết 15: Amin (tiếp theo)

* Hiểu:

- Cấu tạo phân tử, bậc amin (bậc 1, bậc 2, bậc 3) để so sánh với NH3 .

- Tính chất hóa học điển hình của amin béo và amin thơm trên cơ sở cấu tạo phân tử của chúng. Giải thích tính bazơ của các amin trên sự ảnh hưởng của các nhóm thế.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH minh họa TCHH của amin về tính bazơ, phản ứng thế.

- Vận dụng những hiểu biết của mình về cấu tạo của amin để giải thích tính bazơ của nó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 15: Amin (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:6/10/2009
Tiết 15: AMIN (tiếp theo)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
* Hiểu:
- Cấu tạo phân tử, bậc amin (bậc 1, bậc 2, bậc 3) để so sánh với NH3 .
- Tính chất hóa học điển hình của amin béo và amin thơm trên cơ sở cấu tạo phân tử của chúng. Giải thích tính bazơ của các amin trên sự ảnh hưởng của các nhóm thế.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH minh họa TCHH của amin về tính bazơ, phản ứng thế.
- Vận dụng những hiểu biết của mình về cấu tạo của amin để giải thích tính bazơ của nó.
- Phân biệt amin béo bậc 1, bậc 2, bậc 3, amin thơm bằng phương pháp hóa học. 
3. Thái độ:
- Thấy được tầm quan trọng của các amin trong đời sống và sản xuất, biết về đặc tính độc của amin để tránh tiếp xúc nhiều, lòng yêu thích khoa học bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, quan sát tìm tòi kết hợp thí nghiệm nghiên cứu.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ (có nội dung các câu hỏi trắc nghiệm liên quan) ; dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, kẹp thí nghiệm và hóa chất gồm: metylamin, anilin, quỳ tím, nước brôm.
2. Học sinh: 
- Ôn tập TCHH của NH3, thuyết axit bazơ theo Areniut , theo Bronsted và .Soạn bài mới theo yêu cầu của giáo viên.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
12B3
12B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Viết các đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N.
Xác định bậc và gọi tên theo kiểu tên gốc - chức các đồng phân vừa viết.
HS2: Viết các đồng phân amin có công thức phân tử C4H11N.
Xác định bậc và gọi tên theo kiểu tên thay thế các đồng phân vừa viết.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
Giáo viên yêu cầu HS so sánh cấu trúc phân tử của NH3 với các amin bậc 1, 2, 3. HS lập bảng so sánh thông qua VD cụ thể và dự đoán TCHH của amin. Sau khi HS trả lời xong yêu cầu, GV vào bài: Với những đặc điểm cấu tạo như vậy amin có TCHH như thế nào ? Các em sẽ được nghiên cứu thông qua các thí nghiệm sau đây của bài “Amin” (tt)
b. Triển khai bài:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (7 phút)
GV: Nêu vấn đề: Nếu ta thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng các gốc H.C ta được loại hợp chất gọi là amin. 
Vậy bậc amin là gì ? So sánh cấu trúc phân tử của amin với NH3 để từ đó dự đoán TCHH của amin.
HS: Dựa vào phân đặt vấn đề và kết hợp SGK để dự đoán TCHH của amin trên cơ sở TCHH của NH3.
+ Tính bazơ
+ Tính chất của gốc ankyl.
GV: Lắng nghe các ý kiến, chuẩn kiến thức để HS cả lớp cùng ghi nhận.
Hoạt động 2: (22 phút)
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm của metylamin, propylamin, anilin với quỳ tím.
 ? Giải thích hiện tượng và viết PTHH
HS: Tiến hành các thí nghiệm, giải thích kết quả tn. Đại diện nhóm trình bày.
- Metylamin, propylamin + quỳ tím thì màu quỳ tím hóa xanh.
- Anilin + quỳ tím thì màu quỳ tím không đổi.
GV: Tiến hành thí nghiệm giữa anilin với dd HCl. Giải thích các hiện tượng quan sát được và viết PTHH minh họa.
HS: Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng quan sát được.
? So sánh tính bazơ của anilin, metylamin và NH3
HS: Dựa vào ảnh hưởng của gốc ankyl để so sánh và sắp xếp tính bazơ theo thứ tự giảm dần.
GV: HDHS là thí nghiệm về tác dụng của anilin với dd Br2.
HS: Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và viết PTHH để giải thích dựa vào phản ứng của phenol với dd Br2
 ? Hiện tượng.
 ? PTHH.
? Pứ dùng để làm gì
GV: Sau khi HS trả lời GV viên chuẩn lại kiến thức cơ bản để HS cả lớp cùng ghi nhận.
GV: Mở rộng thêm nếu cần:
*Ankylamin bậc 1 + HNO2® Ancol+ N2+H2O
C2H5NH2 + HO NO ® C2H5OH + N2 + H2O
* Amin thơm bậc 1 + HONO (to thấp) ® muối điazoni.
C6H5NH2+ HONO + HCl® 
 C6H5N2+Cl- + 2H2O
 Phenylđiazoni clorua
c) Phản ứng ankyl hoá thay thế nguyên tử hiđro của nhóm -NH2
C6H5N H2 + CH3 I ® C6H5-NHCH3 + HI
 Anilin Metyl iođua N-metylanilin
HS: Khá, giỏi lắng nghe và ghi nhận.
GV: Giới thiệu thêm về cách đ/c amin:
a) 
 + CH3I + CH3I + CH3I
NH3 ® CH3NH2 ® (CH3)2NH ® (CH3)3N
 -HI -HI -HI 
b) Fe + HCl
C6H5 NO2 + 6[H] ® C6H5 NH2 + 2 H2O
 t0
III. CẤU TRÚC PHÂN TỬ :
-Trong phân tử Amin, nguyên tử N tạo được một, hai, ba liên kết với nguyên tử C, ta được các amin:
+ bậc 1: R-NH2
+ bậc 2: R-NH-R1
+ bậc 3: R-N-R1 
 R3 
 - Cấu tạo phân tử của amin tương tự như NH3 nên có tính bazơ. Ngoài ra còn có tính chất của gốc hiđrocacbon.
IV. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Tính bazơ:
* Thí nghiệm 1: 
- Metylamin, propylamin + quỳ tím thì màu quỳ tím hóa xanh.
- Anilin + quỳ tím thì màu quỳ tím không đổi.
Giải thích: Do 2 amin trên khi tan trong nước tạo ra ion OH-
CH3NH2 + H2O [CH3NH3]+ + OH-
(anilin và amin thơm khác pứ rất kém với nước)
* Thí nghiệm 2: 
Anilin tác dụng với dd HCl:
- Anilin tan trong HCl, chứng tở anilin có tính bazơ.
C6H5NH2 + HCl [C6H5NH3]+Cl-
Nhận xét:
- Tính bazơ của các amin béo mạnh hơn NH3 là do ảnh hưởng của nhóm ankyl.
- Tính bazơ của các amin thơm yếu hơn NH3 là ảnh hưởng của gốc phenyl (hút e)
Vậy: 
CH3-NH-CH3 > CH3-NH2 > NH3 > C6H5NH2
2. Phản ứng thế ở nhân thơm:
* Thí nghiệm: Cho anilin tác dụng với nước brôm.
* Hiện tượng: Tạo kết tủa trắng.
* Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2, các ntử H ở vị trí o-, p-, dễ bị thay thế bằng brôm.
+ 3HBr
+ 3Br2 →
Phản ứng này dùng để nhận biết anilin
4. Củng cố: (6 phút)
 GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhanh BTTN sau: (BT1, 6b sgk trang 44)
Câu 1: Có 3 hóa chất: Etylamin, phenylamin, aminiac. Thứ tự tăng dần lực bazơ nào sau đây là đúng:
A. Etylamin < phenylamin < aminiac	B. phenylamin < aminiac < Etylamin
C. Etylamin < aminiac < phenylamin	 D. phenylamin < Etylamin < aminiac
* BT 6/44, yêu cầu HS dùng sơ đồ tách và viết các phản ứng xảy ra.
HS: 	- Thảo luận cách làm và hoàn thành vào bảng nhóm
- Đại diện lên bảng giải thích kết quả bài làm của nhóm mình..
5. Dặn dò: (2 phút)
- Nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản của bài này, chú ý cách giải thích các TCHH (tính bazơ, pứ thế vào nhân thơm), pứ nhận biết amin thơm.
- BTVN: 4, 5 sgk trang 44 và bài tập 3.9 sbt trang 17..
- Chuẩn bị: “AMINO AXIT” (tiết 1) 
+ Khái niệm, danh pháp (thay thế và hệ thống). VD minh họa.
+ Cấu trúc phân tử và TCHH cơ bản của amino axit. Viết PTHH minh họa..

File đính kèm:

  • doch12tiet15.doc
Giáo án liên quan