Bài giảng Tiết: 14 - Bài: Axit nitric và muối nitrat

1.Kiến thức: Cấu tạo nguyên tử tính chất vật lý và tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong CN

 HNO3 là một trong các axit mạnh và là chất oxi hóa mạnh oxi hóa hầu hết các kim loại một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ hữu cơ khác.

 2.Kỹ năng: Dựa vào CTPT của HNO3 và số õi hóa của nitơ trong phân tử HNO3 dự đoán tính chất hóa học cơ bản của HNO3.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 14 - Bài: Axit nitric và muối nitrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4.10.2008
Tiết:14	 Bài: AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT.(T1)
 I.MỤC TIÊU:
	1.Kiến thức: 	Cấu tạo nguyên tử tính chất vật lý và tính chất hóa học, ứng dụng và cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong CN
	HNO3 là một trong các axit mạnh và là chất oxi hóa mạnh oxi hóa hầu hết các kim loại một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ hữu cơ khác.
	2.Kỹ năng: 	Dựa vào CTPT của HNO3 và số õi hóa của nitơ trong phân tử HNO3 dự đoán tính chất hóa học cơ bản của HNO3.
	Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất hóa học của axit HNO3 và muối nitrat.
	Giải các bài tập hóa học: Tính khối lượng các chất kèm theo hiệu xuất phản ứng. Xác định nồng độ phần trăm hoặc nồng độ mol/l của dung dịch.D
	3.Thái độ: Tính độc hại của axit và khả năng phá hủy chất hữu cơ của axit.
 II.CHUẨN BỊ.
	1.Chuẩn bị của giáo viên.HNO3 đặc,HNO3 loãng,NaNO3,Cu(NO3)2; Cu; S ống nghiệm đền cồn, giá đở.
	2.Chuẩn bị của học sinh. Oân lại phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
	1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số lớp.
	2.Kiểm tra bài cũ.
	 Câu hỏi:Hoàn thành chuỗi phản ứng (Ghi rõ điều kiện)
	3.Giảng bài mới
	-Giới thiệu bài mới. Các em đã học qua một số hợp chất của nitơ hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu một hợp chất nữa của nitơ đó là HNO3.
	4-Tiến trình tiết dạy.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
HOẠT ĐỘNG 1: Cấu tạo nguyên tử
4’
Giáo viên cho học sinh tham khảo SGK lên bảng viết CTCT của HNO3
Viết CTCT xác định số oxi hóa của Nitơ.
A.AXIT NITRIC.HNO3
I.CTCT.
 O
 H – O – N 
 O
Trong phân tử N có số oxi hóa +5
HOẠT ĐỘNG2. Tính chất vật lý
6’
Cho học sinh quan sát lọ đựng HNO3 nhận xét trạng thái màu sắc.
Gv.Ngay ở nhiệt độ thường HNO3 bị phân hủy nên có màu vàng.
Cho học sinh quan sát lọ đựng HNO3 nhận xét trạng thái màu sắc.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ 
 -Chất lỏng không màu bốc khói do dể bị phân hủy ở đk thường.
 - Nhiệt độ sôi là 86oc
 - Tan tốt trong nước dd đậm đặc 68%
 - Gây bỏng và phá hủy mạnh các hợp chất hữu cơ.
HOẠT ĐỘNG 3. Tính chất hóa học
20
Giáo viên dựa vào pt phân li của HNO3 và số oxi hóa của N xác định tính chất hóa học của HNO3 
-Thể hiện tính axit HNO3 tác dụng được với các loại chất nào.
Gv.Từ số oxi hóa của Nitơ trong HNO3 hãy dự đoán khả năng nhường nhận e từ đó suy ra HNO3 có tính oxi hóa hay tính khử.
Gv. Vì thể hiện tính oxi hóa nên khikim loại tác dụng với HNO3 không giải phóng khí H2.
GV: Thông báo cho học sinh dd HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al và Fe.
GV: Khi HNO3 loãng tác dụng với các kim loại chia kim loại ra làm các loại khác nhau.
Giáo viên: Giống như HNO3 tác dụng với kim loại khi tác dụng với các phi kim đưa phi kim lên mức oxi hóa cao nhất và sản phẩm thường là NO2.
Gv.vì thể hiện tính oxi hóa nên có thể tác dụng với các chất có tính khử khác.
GV lấy ví dụ
Hs. HNO3 là một axit nên tác dụng được với các loại hợp chất Bazơ, oxit bazơ, muối.
Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Hs. Nitơ có số oxi hóa là +5 Chỉ có khả năng nhận e để giảm mức oxi hóa. Nên thể hiện tính oxi hóa.
HS: Viết các phương trình phản ứng xảy ra xác định số oxi hóa và cân bằng phản ứng theo phương pháp oxi hóa khử.
HS: Viết các phương trình phản ứng xãy ra xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi số oxi hóa và cân bằng phản ứng theo pp oxi hóa khử.
HS: Viết các phương trình phản ứng xãy ra xác định số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi số oxi hóa và cân bằng phản ứng theo pp oxi hóa khử.
Dự đoán sản phẩm xảy ra.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1.Tính axit.
-Tác dụng các chất chỉ thị màu
-Tác dụng với Bazơ, oxit bazơ, muối.
VD. 2HNO3 + CuO -->
 2HNO3 + Ba(OH)2 -->
 2HNO3 + CaCO3 -->
2.Tính Oxi hóa
 Là axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3) có thể bị khử thành ,N2 N2O,NO,NO2.
Tùy thuộc vào nồng độ của HNO3 và khả năng khử của các chất tham gia phản ứng.
2.1. Tác dụng với kim loại.
 - Tác dụng hầu hết với các kim loại( Trừ Au;Pt)
 -Đưa kim loại lên mức oxi hóa cao nhất
 -N+5 à N+4;N+3;N+2;N+1;N20;N-3.
2.1.1. HNO3 đặc nóng ( N+5 à N+4) 
VD: Cu +4 HNO3 Cu(NO3)2 + 2 NO2 + 2H2O
2.1.2.HNO3 đặc nguội.
 Thụ động với Al và Fe
2.1.3. HNO3 loãng 
 a. Tác dụng với kim loại mạnh ( Na à Mg)
 (N+5 à N+1 ; N0 ; N-3) 
VD: 4Mg + 10 HNO3 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
 b. Tác dụng với kim loại trung bình và yếu
 (N+5 à N+2)
VD: 3Cu + 8 HNO3 3 Cu(NO3)2 + 2 NO2 + 4 H2O
2.2 Tác dụng với phi kim.
 - Đưa phi kim lên mức oxi hóa cao nhất 
 - N+5 à N+4
 VD: 4HNO3 + C CO2 + 4 NO2 + 2H2O
2.3 Tác dụng với các chất có tính khử khác.
 8 HNO3 + H2S H2SO4 + 8 NO2 + 4 H2O 
2.3 Tác dụng với các chất oxi hóa khác.
 -HNO3 tác dụng được với các chất có tính khử.
VD. 3H2S + 2HNO3 --> 3S + 2NO + 4H2O.
-Nhiều chất hữu cơ như giấy vải dầu thông  bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3đ.
* Kết luận: HNO3 vừa thể hiện tính oxi hóa mạnh vừa thể hiện tính axit mạnh.
HOẠT ĐỘNG 4. Ứng dụng.(SGK)
3’
Giáo viên yêu cầu học sinh xem phần ứng dụng trong sách giáo khoa.
IV.Ứng dụng (SGK)
HOẠT ĐỘNG 5. Điều chế
5’
Gv. Làm thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
Chú ý trong phương pháp điều chế.
Gv.Trong CN HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào
Hs. Nêu các loại hóa chất dùng điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm.
HS.HNO3 trong CN được điều chế từ chất nào.
Viết sơ đồ điều chế từ NH3
Viết các phương trình điều chế HNO3 trong CN.
V. Điều chế
1.Trong phòng TN.
NaNO3 + H2SO4đ HNO3 + NaHSO4
2.Trong CN.
Điều chế từ NH3
Sơ đồ:
Dung dịch thu được có nồng độ 60-62%
5.Củng cố: 	Giải thích vì sao HNO3 có tính oxi hóa4’
	Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Al,Cu,Mg tác dụng với HNO3 loãng
6.Dặn dò, bài tập về nhà. Làm các bài tập SGK
IV.RÚT KINH NGHIỆM ,BỔ SUNG.
	..

File đính kèm:

  • doc14.doc
Giáo án liên quan