Bài giảng Tiết : 14 - Bài 9: Tính chất hóa học của muối (tiếp theo)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức. hs biết

- Tính chất hóa học của muối, Viết được mỗi phương trình cho mỗi tính chất hóa học.

- Biết điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.

2. Kỹ năng.

- Vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế đời sống, sản xuất, học tập.

- Giải bài tập liên quan đến tính chất hóa học của muối.

II. Phương pháp

- Nêu và giả quyết vấn đề.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 14 - Bài 9: Tính chất hóa học của muối (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/10/07
Ngày dạy :
Tiết : 14
bài 9. tính chất hóa học của muối
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. hs biết
- Tính chất hóa học của muối, Viết được mỗi phương trình cho mỗi tính chất hóa học.
- Biết điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
2. Kỹ năng.
- Vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế đời sống, sản xuất, học tập...
- Giải bài tập liên quan đến tính chất hóa học của muối.
II. Phương pháp
- Nêu và giả quyết vấn đề.
- Thí nghiệm trực quan.
- Hợp tác nhóm nhỏ.
III.Chuẩn bị.
1. Dụng cụ.
ống nghiệm , kẹp gỗ, giá đỡ, ống hút, thìa, đũa thủy tinh.
2. Hóa chất.
 TN1. Al, dd CuSO4.
 TN2. dd HCl, H2SO4, BaCl2, CaCO3.
 TN3. dd BaCl2, Na2SO4.
 TN4. dd NaOH, FeCl3
3. Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1)
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Để tạo Cu(OH)2 ta cho dd CuSO4 tác dụng với dd nào.
Hãy viết PTPU
( Cho CuSO4 t/d với dd NaOH)
CuSO4(dd) + NaOH(dd) Cu(OH)2(r)+ Na2SO4(dd)
3. Bài mới. (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (25')
Tìm hiểu tính chất hóa học của muối.
? Ta đã học những hợp chất nào có tính chất tác dụng với muối.
HS. nhắc lại các t/c Kim loại t/d với muối, axit t/d với muối, Bazơ t/d với muối.
GV. Vậy ta lần lượt tìm hiểu các tính chất hóa học của muối .
HS. đọc y/c thí nghiệm.
? TN cần những loại hóa chất và dụng cụ gì, nêu cách tiến hành.
HS. kể tên hóa chất dụng cụ và nêu cách tiến hành TN.
GV. cho gọi 2 HS lên bảng tiến hành TN
HS. làm thí nghiệm -> các hs khác quan sát -> nhận xét nêu kết luận -> viết PTPU. 
GV. thông tin phản ứng cũng xảy ra tương tự khi ta cho các kim loại Zn, Fe,... phản ứng với dd muối đồng sunfat.( quan sát h1.20)
? Nêu kết luận cho t/c hóa học trên.
HS. đọc y/c của thí nghiệm.
? Nêu các hóa chất và dụng cụ cần cho thí nghiệm. 
HS. nêu các hóa chất và dụng cụ cần cho thí nghiệm.
GV. hướng dãn hs làm thí nghiệm
HS. cử 2 bạn làm TN các học sinh khác quan sát -> nhận xét -> nêu kết luận và viết PTPU.
GV. Nhiều muối khác cũng tác dụng với dd axit tạo muối mới và axits mới.
? Nêu kết luận cho t/c trên.
HS. nêu kết luận.
GV. làm thí nghiệm cho dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa dd NaCl.
HS. quan sát - nhận xét 
GV. thông tin sản phẩm tạo thành là muối bạc clorua và muối natri nitơrat.
? đây là tính chất hóa học nào của muối.
HS. trả lời đây là tính chất muối tác dụng với muối. 
GV. gọi một hs lên bảng viết phương trình phản ứng.
HS. viết phương trình phản ứng.
? Nêu kết luận về tính chất muối tác dụng với muối.
HS. nêu kết luận muối tác dụng với muối tạo 2 muối mới.
? Ta còn học hợp chất nào tác dụng được với muối nữa .
HS. Bazơ tác dụng với muối.
GV. cho hs nhắc lại t/c này đã học ở bài trước rồi gọi 2 hs lên bảng làm thí nghiệm cho dd NaOH t/d với dd CuSO4
HS. làm thí nghiệm - quan sát - nhận xét - viết PTPU.
? Muốn có vôi sống ta cần có những nguyên liệu nào.
? ở môn hóa học 8 ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nào.
HS. trả lời -> nhân xét.
? đây là t/c nào của muối.
HS. trả lời t/c phân hủy của muối.
GV. cho hai hs lên bảng viết phương trình phản ứng của 2 TN vừa nhắc lại.
HS. viết PTPU.
I. Tính chất hóa học của muối.
1. Muối tác dụng với kim loại.
Al(r)+CuSO4(dd) Al2(SO4)3(dd)+ Cu(r)
=> KL: sgk.
2. Muối tác dụng với dd axit.
BaCl2(dd)+H2SO4(dd) BaSO4(r)+2HCl(dd)
=> KL. sgk.
3. Muối tác dụng với muối.
AgNO3(dd)+NaCl(dd) AgCl(r)+NaNO3(dd)
=> KL. Hai dd muối tác dụng với nhau tạo hai muối mới.
4. Muối tác dụng với bazơ.
CuSO4(dd)+NaOH(dd) Cu(OH)2(r)+Na2SO4(dd)
5. Phân hủy muối.
2KMnO4(r)K2 MnO4(r)+MnO2(r)+O2(k)
CaCO3(r) CaO(r)+CO2(k)
Hoạt động 2: (10')
Tìm hiểu phản ứng trao đổi trong dung dịch.
GV. y/c hs quan sát lại toàn bộ các phương trình trong tính chất hóa học của muối.
HS. quan sát trả lời câu hỏi.
? Nhận xét trạng thái các chất sản phẩm.
HS. trả lời các sản phẩm của p/ư có chất rắn hoặc chất khí.
GV. nhận xét và chốt lại.
? Phản ứng trao đổi là gì.
HS. trả lời - nhận xét - kết luận.
? Điều kiện phản ứng trao đổi là gì.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. thông tin thêm phản ứng trung hòa giữa bazơ và axit cũng là phản ứng trao đổi.
II. Phản ứng trao đổi trong dung dịch.
1. Nhận xét về các phản ứng hóa học của muối.
- Trong phản ứng trao đổi các chất tham ban đầu phải là chất tan. các sản phẩm tạo thành phải có chất kết tủa hoặc chất khí.
2. Phản ứng trao đổi.
- SGK/32.
3. Điều kiện phản ứng trao đổi.
- Chất tham gia phải ở trạng thái dd.
- Sản phẩm tạo thành phải là chất không tan hoặc chất khí.
- Phản ứng trung hòa cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra 
4. Củng cố: (3')
GV. chôt lại toàn bài.
HS. làm bài tập
* Khoanh vào phương trình nào thuộc phản ứng trao đổi.
1. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
2. ZnSO4 + BaCl2 ZnCl2 + BaSO4
3. Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O.
4. CuCl2 + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2AgCl
Đ/án 2, 4 
 ( Nếu còn thời gian cho hs xác định các phản ứng còn lại thuộc phản ứng gì)
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk/33.
- Chuẩn bị trước bài 10.

File đính kèm:

  • docTiet 14.doc