Bài giảng Tiết 13: Một số bazơ quan trọng canxi hidroxit - Thang ph
1. Kiến thức
- HS biết được các tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit.
- Biết cách pha chế dung dịch canxi hiđroxit
- Biết các ứng dụng trong đời sống của canxi hidroxit.
- Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được dung dịch Ca(OH)2.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các PTHH.
Ngày soạn: 25/9/2011 Ngày giảng: 28/9- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS biết được các tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit. - Biết cách pha chế dung dịch canxi hiđroxit - Biết các ứng dụng trong đời sống của canxi hidroxit. - Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được dung dịch Ca(OH)2. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các PTHH. - Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2. II. CHUẨN BỊ - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, , phểu, giấy lọc, ống nghiệm - Hóa chất: CaO, dung dịch HCl, dung dịch NaCl, nước chanh (không đường), dd NH3, giấy pH. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - Dự kiến tên HS: - Câu hỏi: 1) Nêu tính chất hoá học của NaOH và viết PTHH. 2) 1HS Sửa bài tập 3 trang 27 SGK. - Dự kiến trả lời: 1) 1. Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím → xanh; Phenolphtalein → đỏ 2. Tác dụng với axit: → Muối + nước: NaOH + HCl → NaCl + H2O 3. Tác dụng với oxit axit:→Muối + Nước: 2NaOH +CO2 → Na2CO3 + H2O 2) Bài tập 3: a) 2Fe(OH)3(r) Fe2O3(r) + 3H2O(h) b) H2SO4 + 2NaOH ® Na2SO4 + 2H2O c) H2SO4 + Zn(OH)2 ® ZnSO4 + 2H2O d) NaOH + HCl ® NaCl + H2O e) 2NaOH + CO2 ® Na2CO3 + H2O 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Cũng giống như NaOH, ca(OH)2 là một bazơ tan. Vậy Ca(OH)2 có những tính chất hoá học nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về Ca(OH)2 ® ghi đề bài lên bảng. Hoạt động 2: Pha chế dd Ca(OH)2 (nước vôi trong) - Hướng dẫn các nhóm pha chế dung dịch: Hòa tan vôi tôi trong nước → lọc. - GV giới thiệu: Dung dịch Ca(OH)2 thu được là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng, có chứa 2 gam Ca(OH)2 trong 1 lít dung dịch. - Làm thí nghiệm theo nhãm. - HS nghe và ghi nhớ. I.Tính chất 1.Pha chế dung dịch Ca(OH)2 Hoạt động 3: Tính chất hóa học và ứng dụng của canxi hiđroxit - Ca(OH)2 thuộc loaị hợp chất nào?(dành cho HS yếu, trung bình) - Nhắc lại tính chất hóa học của bazơ tan? (dành cho HS yếu, trung bình) ® Các em hãy dự đoán dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất hóa học nào? - Hướng dẫn HS làm TN để chứng minh tính chất hoá học của Ca(OH)2. + TN1: dung dịch Ca(OH)2 làm thay đổi màu của quì tím và phenolphtalein. + TN2: Tác dụng của dung dịch Ca(OH)2 với HCl. Nhỏ 1 giọt dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa phenolphtalein (màu hồng) và dung dịch Ca(OH)2. + TN3: Thổi không khí vào ống nghiệm có chứa dung dịch Ca(OH)2. - Yêu cầu HS viết các phản ứng minh họa cho tính chất hóa học của Ca(OH)2. - Yêu cầu HS kết luận tính chất hoá học của Ca(OH)2. - GV chốt kiến thức. - Dựa vào tính chất hóa học của Ca(OH)2 hãy cho biết ứng dụng của nó ? - GV nhận xét, bổ sung. - Bazơ tan. - HS nhắc lại tính chất hoá học của bazơ tan. - T/c hóa học của dd Ca(OH)2: + Tác dụng với chất chỉ thị màu: Làm quì tím ® xanh; Phenolphtalein ® đỏ. + Td với axit ®muối + H2O. + Tác dụng với oxit axit ® muối + H2O. - Các nhóm tiến hành các thí nghiệm® nêu hiện tượng: + TN1: quì tím oá xanh, phenolphtalein hoá đỏ. + TN2: màu hồng biến mất. + TN3: dung dịch vẩn đục. - Viết PTPƯ - HS kết luận: Ca(OH)2 có tính chất hoá học của một bazơ tan. - Nêu ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống 2. Tính chất hóa học Dung dịch Ca(OH)2 có những t/c của bazơ tan. a. Làm đổi màu chất chỉ thị: - Quỳ tím → xanh - Phenolphtalein → đỏ b. Tác dụng với axit → Muối + nước. Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O c. Td với oxit axit → Muối + mước. Ca(OH)2+CO2→CaCO3+ H2O 3. Ứng dụng - Làm vật liệu xây dựng. - Khử chua đất trồng. - Khử độc chất thải công nghiệp, khử trùng. Hoạt động 3: Thang pH - GV giới thiệu: Thang pH dùng để biểu thị độ axit, độ bazơ của dung dịch, sau đó hướng dẫn các nhóm dùng giấy pH để xác định độ pH của các dung dịch. + Nước chanh (không đường) + Nước máy + Dung dịch NH3 → kết luận - Nghe và ghi bài - Làm thí nghiệm xác định pH của các dung dịch và nêu kết quả: + Mước chanh: giấy pH ® đỏ nhạt. + Nước máy: giấy pH không đổi màu. + Dung dịch NH3: giấy pH ® xanh dương. Vậy: Nước chanh có tính axit yếu; nước máy trung tính; dung dịch NH3 có tính bazơ yếu. II. Thang pH pH của một dung dịch cho biết độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch - pH = 7: dung dịch là trung tính - pH > 7: dung dịch có tính bazơ - pH < 7: dung dịch có tính axit 4. Củng cố - Đánh giḠ- Yêu cầu HS làm các bài tập sau: Bài tập 1: Có 3 dung dịch Ca(OH)2, H2SO4, Na2SO4. Chỉ dùng thêm một chất nào dưới đây để phân biệt? A. Quì tím; B.Phenolphtalein; C.Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2 Bài tập 2:Một dung dịch chứa 1,85g Ca(OH)2 trong 100ml dung dịch. Nồng độ mol nào sau đây là của dung dịch? A. 0,5 B. 0,01 C. 0,15 D. 0,25 HS làm bài tập Đáp án: Câu 1: A; Câu 2: D 5. Hướng dẫn về nhà - Làm bài tập trang 30 SGK; 8.3, 8.4 trang 9 SBT - Chuẩn bị bài mới: Tính chất hoá học của muối; Định nghĩa phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra. Bài tập về nhà: Dẫn 10 lit hỗn hợp khí A (đktc) gồm O2 và CO2 đi qua dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc riêng chất kết tủa, làm khô, cân nặng 1 gam. Tính % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. Hướng dẫn: Xét 2 trường hợp: - Trường hợp 1: Ca(OH)2 dư ® nCO2 = nCaCO3 = 0,1 mol - Trường hợp 2: Ca(OH)2 không dư tạo chất kết tủa CaCO3 và chất tan Ca(HCO3)2 ® có 2 PTPƯ: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3 + H2O CaCO3 + H2O + CO2 ® Ca(HCO3)2 ® nCO2 = nCO2 (1) + nCO2 (2) = 0,39 mol
File đính kèm:
- Tiet_13.doc