Bài giảng Tiết 13, 14 - Bài 10: Hoá trị (tiếp)

.Mục tiêu: - HS nắm được hoá trị của nguyên tố ( nhóm nguyên tử ).

- HS hiểu và vận dụng qui tắc về hoá trị trong hợp chất hai nguyên tố.

- HS biết cách tính hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất. Biết cách lập CTHH của hợp chất hai nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.

- HS nắm được 1 CTHH đúng hay sai khi biết hoá trị của hai nguyên tố hay nhóm nguyên tử.

B. Tiến trình bài giảng:

 

doc10 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1049 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 13, 14 - Bài 10: Hoá trị (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Hoá trị của 1 nguyên tố được xác dịnh bằng cách nào.Phát biểu qui tắc hoá trị.
3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS đọc SGK:
- Nêu cách biểu diễn CTHH của đơn chất. VD đơn chất kim loại: đồng , kẽm. Đơn chất phi kim: cacbon, lưu huỳnh, khí oxi.
- Nêu cách biểu diễn CTHH hợp chất. VD hợp chất nước, khí cacbonic?
- Nêu ý nghĩa của CTHH?
HĐ2: GV cho HS trả lời:
- Hoá trị là gì? Phát biểu qui tắc hoá trị.
- Vận dụng: Tính hoá trị chưa biết:
AlF3, Fe2(SO4)3.
- Lập CTHH hợp chất theo hoá trị:
VD: CuxOy 
 Alx(SO4)y 
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm các bài tập 2, 4 tại lớp.
I. Kiến thức cần nhớ:
1.
- HS thảo luận thực hiện:
- CTHH đồng , kẽm: Cu, Zn.
- CTHH Cacbon, lưu huỳnh, khí Oxi là: C, S , O2.
- CTHH nước, khí cacbonic: H2O, CO2
2. Hoá trị:
- HS thảo luận trả lời.
* Vận dụng:
a/ Tính hoá trị chưa biết:
AlF3 b = ( 1. III) : 3 = I.
Fe2(SO4)3 a = ( 3.II) : 2 = III .
b/ Lập CTHH:
VD: CuxOy x:y = II: II = 1: 1
 x = 1, y= 1. CTHH là CuO.
Alx(SO4)y x:y = II:III
 x = 2, y = 3. CTHH là Al2(SO4)3.
II. Bài tập:
- HS thảo luận giải BT:
*Bài 2: Theo CTHH , biết được X hoá trị II và Y hoá trị III. CTHH là X3Y2. Đáp án ( D ) đúng.
* Bài 4: 
a/ KCl = 74,5, BaCl2 = 208, AlCl3 = 133,5.
b/ K2SO4 = 174, BaSO4 = 233, Al2(SO4)4 = 342.
4. Dặn dò : GV yêu cầu HS ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. Giải các BT ở SGK đã cho về nhà.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 16/10/2009
Tiết17. Chương 2: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC.
 Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT.
A. Mục tiêu: - HS phân biệt được: Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.
B. Chuẩn bị: 
1. Hoá chất : Bột sắt khử, bột S ( lấy 2 chất này theo tỉ lệ khối lượng là 7: 4 hay về thể tích khoảng 3: 1 )., đường trắng.
2. Dụng cụ: Ống nghiệm ,đèn cồn, nam châm.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV cho HS nêu các thông tin về các hiện tượng ở SGK. Sau đó cho HS nhận xét về sự biến đổi của chất ở các hiện tượng trên.
GV cho HS nêu kết luận : hiện tượng vật lí là gì?
HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN1: trộn đều 1 lượng bột S và 1 lượng vừa đủ bột Fe. Chia hỗn hợp thành 2 phần :
- Dùng nam châm đưa lại gần 1 phần?
- Đõ hỗn hợp kia vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh?
GV yêu cầu HS nhận xét để đi đến kết luận?
HĐ3: GV hướng dẫn HS làm TN2: lấy đường cho vào ống nghiệm 2. Đun nóng đáy ống nghiệm 2. Sau đó đối chiếu với đường ở ống nghiệm (1) và kết quả ở ống nghiệm (2). 
GV cho HS nêu kết luận ?
I. Hiện tượng vật lí:
- HS thảo luận trả lời:
* Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, được gọi là hiện tượng vật lí.
II. Hiện tượng hoá học:
* TN1: 
- HS quan sát TN của GV thực hiện.
- HS nêu kết luận: lưu huỳnh tác dụng với sắt biến đổi thành chất mới.
* TN2:
- HS làm TN theo nhóm.
- HS nêu kết luận:
* Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hoá học.
 4. Củng cố: GV cho HS làm BT3 ở SGK. 
 - Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hoá học và hiện tượng vật lí.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Phản ứng hoá học.
 - BT về nhà: bài 1, 2, 3/ SGK.
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 20 /10/2009
Tiết18,19. Bài 13: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
 A. Mục tiêu: - Nắm được phản ứng hoá học là gì? Bản chất của phản ứng hoá học?
 - Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất tác dụng tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có mặt chất xúc tác.
 - HS biết được cách nhận biết phản ứng hoá học, dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra, có T/C khác so với chất ban đầu.
 B. Chuẩn bị:
 1. Hoá chất: dd HCl, viên kẽm.
 2. Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm.
 - Vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa H2 và O2.
 C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hoá học là gì? Cho VD.
 3. Vào bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK cho biết: Phản ứng hoá học là gì? Thế nào là chất phản ứng? Sản phẩm?
GV hướng dẫn HS cách ghi và đọc PT chữ của phản ứng? Cho VD.
HĐ2: GV cho HS quan sát sơ đồ hình 2.5-SGK và trả lời các câu hỏi:
- Trước phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
- Sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
- Trong quá trình phản ứng số nguyên tử các nguyên tố có giữ nguyên không?
- Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
GV cho HS nêu kết luận?
HĐ3: GV cho HS liên hệ về TN1 và TN2 của bài học trước. GV hướng dẫn HS làm TN phản ứng giữa kẽm và axit Clohiđric.
GV yêu cầu HS trả lời: Hãy cho biết phản ứng hoá học xảy ra cần các điều kiện nào?
HĐ4: GV cho HS liên hệ về các TN đã học: phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt, phản ứng đường bị phân huỷ, phản ứng giữa kẽm và axit HCl.
GV yêu cầu HS trả lời: Làm thế nào để nhận biết phản ứng hoá học xảy ra?
I. Định nghĩa:
- HS thảo luận trả lời:
* Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
* Phản ứng hoá học được ghi theo PT chữ như sau:
Tên các chất p.ứ Tên các s/ phẩm
* VD:
 Lưu huỳnh + Sắt Sắt (II)Sunfua.
II. Diễn biến của phản ứng hoá học:
- HS thảo luận trả lời.
- HS nêu kết luận: Trong phản ứng hoá học, chỉ liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
III. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
- HS thảo luận trả lời:
* Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác
IV. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra:
- HS thảo luận trả lời:
* Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
 4. Củng cố: GV cho HS làm BT3 khi học xong phần I. Cho HS làm BT4-SGK khi học xong phần II. Cho HS làm BT5 tại lớp khi học xong phần IV. Hướng dẫn HS luyện tập.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Chuẩn bị cho tiết sau thực hành bài 3.
 - BT về nhà: bài1,2,3,4,5,6/ SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 28 /10/2009
Tiết 20. Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3:
 DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC 
 A. Mục tiêu: - HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
 - HS nhận biết được dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.
 - Tiếp tục rèn luyên cho HS những kĩ năng xử dụng dụng cụ, hoá chất trong phòng TN.
 B. Nội dung:
 1. TN: Hoà tan và nung nóng Kalipemanganat.
 2. Thực hiện phản ứng giữa nước vôi trong với khí cacbon đioxit và natri cacbonat 
 I. Dụng cụ và hoá chất:
 1. Dụng cụ: - Ống thuỷ tinh chữ L, ống nghiệm, giá TN, đèn cồn.
 2. Hoá chất: - KMnO4, dd Na2CO3, nước vôi trong Ca(OH)2.
 II. Tiến hành TN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV hướng dẫn HS làm TN: 
- Lấy 1 lượng thuốc tím bằng vài hạt đỗ, chia làm 3 phần: cho 1 phần vào ống nghiệm (1), hoà tan với chừng 3 ml nước. Hướng dẫn HS quan sát màu của dd.
- Lấy 2 phần thuốc tím còn lại cho vào ống
 nghiệm (2). Đun nóng ống nghiệm, dùng 1 que đóm còn tàn đỏ đưa vào sát mặt chất rắn. Khi nào que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào lắc cho tan. Quan sát màu của của dd trong 2 ống nghiệm.
HĐ2: GV hướng dẫn HS làm TN: 
a/ Dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Cho HS quan sát hiện tượng TN.
b/ Đổ dd Na2CO3 lần lượt vào ống nghiệm (1) đựng nước và ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong. Cho HS quan sát hiện tượng của TN.
1. TN1: Hoà tan và đun nóng kali pemanganat ( thuốc tím ):
- HS tiến hành làm TN.
2. TN2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit:
- HS tiến hành làm TN.
 II. Tường trình TN: - GV hướng dẫn HS hoàn thành phần còn lại của bảng tường trình TN và nộp lại sau tiết thực hành.
GV yêu cầu HS dọn dụng cụ TN và làm vệ sinh phòng TN.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
TỔ: LÍ HOÁ SINH
GV: VÕ VĂN TIẾN
Ngày soạn: 30 /10/2009
Tiết 21. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 
 A. Mục tiêu: - HS nắm được định luật , biết cách giải thích dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
 - HS vận dụng được định luật, tính được khối lượng của 1 chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
 B. Chuẩn bị:
 1. Hoá chất: - dd BaCl2 , dd Na2SO4.
 2. Dụng cụ: - Hai cốc thuỷ tinh, cân bàn.
 C. Tiến trình bài giảng:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Vào bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS:
HĐ1: GV làm TN biểu diễn: Trên đĩa cân A đặt 2 cốc (1) và (2) chứa dd BaCl2 và dd Na2SO4. Đặt quả cân lên đĩa B cho đế khi cân thăng bằng. Đổ cốc (1) vào cốc (2), rồi lắc cho 2 dd trộn lẫn vào nhau. Cho HS quan sát TN. Nêu dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra. Viết PT chữ của phản ứng.
HĐ2: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết trước và sau phản ứng, kim của cân có thay đổi không? Từ đó có thể suy ra điều gì?
GV cho HS phát biểu định luật và giải thích định luật?
HĐ3: GV hướng dẫn HS cách dùng CT về khối lượng để viết nội dung định luật thành công thức.
GV nêu câu hỏi: theo công thức trên, nếu biết khối lượng của 3 chất thì ta tính được gì?
I. TN:
- HS quan sát TN biểu diễn của GV.
- HS viết PT chữ của phản ứng:
* Bari clorua + Natri sunfat
 Bari sunfat + Natri clorua.
II. Định luật:
- HS thảo luận phát biểu và giải thích định luật:
* Trong 1 phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
III. Áp dụng:
- HS thảo luận trả lời.
* Giả sử có phản ứng giữa chất A và B tạo ra sản phẩm C và D. Ta viết CT về khối lượng:
 mA + mB = mC + mD 
* VD: mBaCl2 + mNa2SO4
 mBaSO4 + mNaCl .
 4. Củng cố: - Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Giải thích vì sao trong 1 phản ứng tổng khối lượng của các chất được bảo toàn?
 - Cho HS làm BT2/ SGK.
 5. Dặn dò: GV yêu cầu HS học bài cũ. Nghiên cứu bài mới: Phương trình hoá học.
 - BT về nhà: bài 2,3/ SGK.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 8T1324.doc
Giáo án liên quan