Bài giảng Tiết 10: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbonhiđrat

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - CT các loại cacbonhiđrát điểm hình

 - Các tính chất hoá học đặc trưng, các loại hợp chất cacbonhiđrat và mối quan hệ gữa các loại hợp chất đó.

 2. Về kĩ năng :

 - Bước đầu rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các hợp chất cacbonhiđrát, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học. giải các bài tập về hợp chất cácbonhiđrat.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 10: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbonhiđrat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
10/9/2010
12D
11E
 Tiết 10: LUYỆN TẬP
 Cấu tạo và tính chất của cacbonhiđrat
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - CT các loại cacbonhiđrát điểm hình
 - Các tính chất hoá học đặc trưng, các loại hợp chất cacbonhiđrat và mối quan hệ gữa các loại hợp chất đó.
 2. Về kĩ năng : 
 - Bước đầu rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các hợp chất cacbonhiđrát, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học. giải các bài tập về hợp chất cácbonhiđrat. 
 3.Về thái độ: 
 - Rèn luyện tính cẩn thận tư duy logic
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Hệ thống câu hỏi và bài tập
 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập lí thuyết và làm đầy đủ các bài tập
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - kiểm tra trong giờ luyện tập.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:
GV: Yêu cầu HS nhắc lại :
- Thế nào là hợp chất cacbonhiđrat 
- Hợp chất cacbonhiđrát chia làm mấy loại chính ?
- hãy cho biết đặc điểm cấu tạo các hợp chất cacbonhiđrat ?
- so sánh đặc điểm cấu tạo của các đồng phân Glucozơ và Fructozơ , tinh bột và xenlulozơ/
- Nêu các tính chất hoá học đặc trưng của Glucozơ , fructozơ, scacarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
HS: trả lời các câu hỏi của GV, Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất hóa học của các hợp chất cacbonhiđrat
HS: khác bổ sung
GV: kết luận 
Hoạt động 2: Bài tập
GV: Cho HS trả lời các bài tập 1,2SGK và giải thích
HS: làm bài tập
Hoạt động 3: Bài tập tự luận
GV: Cho hs lên bảng làm bài tập số 5
HS: làm bài tập 
GV: nhận xét cho điểm
GV: Cho HS làn bài tập số 3
HS làm bài tập và giải thích
A. Kiến thức cần nhớ:
1. Cấu tạo:
a)Glucozơ và Fructozơ
Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol CH2OH[CH(OH)]4CHO
Fructozơ dạng mạch hở là monoxeton và poliancol CH2OH[CH(OH)]3 CO CH2OH
Có thể chuyển hoá thành glucozơ trong môi trường bazơ
CH2OH[CHOH]3-CO-CH2OH 
CH2OH[CHOH]-CHOH-CH2OH
b) saccarozơ : C12H22O11 hay: 
C6H11O5- O-C6H11O5 phân tử không có nhóm CHO có nhiều nhóm OH(nhóm ancol)
c) Tinh bột và xenlulozơ: (C6H10O5)n 
- Tinh bột : Các mắt xích -glucozơLk với nhau thành mạch xoắn lò so, pt không có nhóm CHO
-Xenlulozơ: các mắt xích -glucozơ Lk với nhau thành mach kéo dài, pt không có nhóm CHO , mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do nên có thể : [C6H7O2(OH)3 ]n 
2. Tính chất hoá học:
a) Glucozơ với phản ứng của chức anđehit
CH2OH[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+3H2O → CH2OH[CHOH]4COONH4+2Ag+4NH4NO3 
Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc do trong môi trường kiềm chuyển hoá thành Glucozơ
b) Glucozơ, fructozơ,saccarozơ,xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol
-Glucozơ, fructozơ,saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 → màu xanh lam
- Xenlulozơ tác dụng với HNO3 cho xenlulozơ trinitrat 
[C6H7O2(OH)3 ]n +3n HNO3 
 [C6H7O2(ONO2)3 ]n + 3nH2O 
c) Saccarozơ,xenlulozơ, tinh bột có phản ứng thuỷ phân nhờ xt ax hay ezim thích hợp
C12H22O11+ H2O C6H12O6 + C6H12O6
 Glucozơ Fructozơ
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6 
d) Phản ứng lên men rượu:
C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2
B. Bài tập :
Bài 1: Chọn A
Dùng Cu(OH)2 nhạn ra anđehit axetic sau đó dùng AgNO3/NH3 nhận ra glucozơ, còn lại là saccarozơ
Bài 2: Chọn B 
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O 
C6H12O6 2C2H5OH + 2H2O
Bài 5:
a) mTB = 1 . 80 /100 = 0,8 kg
PT: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 
 162n kg 180n kg
 0,8 x
X= 0,8889 kg
b) m xelulozơ = 1.50/100= 0,5 kg
Pt: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 
162n kg 180n kg
0,5 kg y
y = 0,556 kg
c) PT: C12H22O11 + H2O → C6H12O6 +C6H12O6 
 342 kg 180 kg
 1 kg Z 
 Z= = 0,5263 (kg)
 Bài 3: Nhận biết
a) Dùng Cu(OH)2 nhận ra anđehitaxetic vì không có phản ứng với Cu(OH)2 
dùng AgNO3/NH3 nhận ra Glucozơ vì tạo ra Ag ↓ 
b) Dùng AgNO3 nhận ra Glucozơ 
Đun dd còn lại với H2SO4 sau đó cho AgNO3/NH3 vào nhậ ra saccarozơ vì khi đun nóng saccarozơ bị thuỷ phân → glucozơ
c) Dùng Iôt nhận ra hồ tinh bột
Dùng Cu(OH)2 nhận ra saccarozơ 
Hoạt động 4: 
3. Củng cố - Luyện tập : HS lên bảng làm bài tập số 6
Hướng dẫn HS từng bước làm bài tập
 Bài 6: 
 PT: X + O2 → CO2 + H2O 
 mC = = 7,2 gam mH = = 1 gam
 mO = 16,2 – (7,2 +1) = 8 g
 đặt X là CxHyOz Ta có tỉ lệ : x : y : z = = 0,6: 1 : 0,5 
 CTĐGN : C6H10O5 → CTPT: ( C6H10O5)n → X là polisaccarit
 b) PT (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 
 1 mol n mol
 0,1 mol
C5H11O5CHO + 2AgNO3+ 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 2 NH4NO3 
Theo Pt nAg= 2nGlucozơ = 2.0,1= 0,2(mol)
Vì hiệu suất là 80% nên: 
 nAg tt = 0,16 (mol) mAg tt = 0,16 . 108 = 17,28
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học thuộc lí thuyết 
 - Làm các bài tập trong SBT 
 - Chuẩn bị bài thực hành
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docTiet 10- luyen tap.doc
Giáo án liên quan