Bài giảng Tiết 10 - Kiểm tra viết 1 tiết (tiếp theo)

. Kiến thức:

- HS tự kiểm tra, củng cố lại các kiến thức về tính chất hoá học của oxit và axit.

- GV kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài, vận dụng vào việc giải bài tập của HS, từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp phù hợp đối tượng HS.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức, kỹ năng trình bày.

3. Thái độ:

- Tính tự giác, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 10 - Kiểm tra viết 1 tiết (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2010	 
Ngày giảng:................................................................................	
Tiết 10- KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS tự kiểm tra, củng cố lại các kiến thức về tính chất hoá học của oxit và axit.
- GV kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu bài, vận dụng vào việc giải bài tập của HS, từ đó có biện pháp điều chỉnh phương pháp phù hợp đối tượng HS.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức, kỹ năng trình bày.
3. Thái độ:
- Tính tự giác, nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị: Đề bài, đáp án, biểu điểm.
2. HS chuẩn bị: - Ôn lại kiến thức về oxit và axit.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Làm bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
Đề bài:
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Có những oxit sau: CaO, CuO, Na2O, SO3, Al2O3, P2O5.
Oxit nào là oxit bazơ, oxit nào là oxit axit?
Oxit nào có thể tác dụng được với nước?
Oxit nào có thể tác dụng được với axit clohiđric?
Câu 2: Axit sunfuric loãng có tác dụng với đồng kim loại không? (Chọn ý đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu dòng)
a. Có, tạo thành muối sunfat và giải phóng ra khí H2.
b. Có, tạo thành muối sunfat và không giải phóng ra khí hiđro.
c. Có, tạo thành muối sunfat và nước.
d. Không phản ứng.
Phần tự luận
Câu 1: Trình bày tính chất hoá học của axit clohiđric? Viết PTPƯ minh hoạ.
Câu 2: Có 10g hỗn hợp hai kim loại Cu và Fe. Cho hỗn hợp trên tác dụng với axit clohiđric thu được 0,1 mol khí H2. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất.
Đáp án
Phần trắc nghiệm
Câu 1: 	 2đ
a. Các oxit bazơ là: CaO, CuO, Na2O, Al2O3	0,5đ
b. Các oxit axit là: SO3, P2O5	0,5đ
c. Các oxit tác dụng được với nước là: CaO, Na2O, SO3, P2O5	0,5đ
d. Các oxit tác dụng được với axit clohiđric: CaO, Na2O, CuO, Al2O3 0,5đ
Câu 2: d	1đ
Phần tự luận
Câu 1: Tính chất hoá học của axit clohiđric:	4đ
- Tác dụng làm quỳ tím đổi màu thành đỏ	0,5đ
- Tác dụng với kim loại (đứng trước H2) tạo thành muối clorua và giải phóng hiđro	1đ
 2HCl(dd) + Fer FeCl2(dd) + H2(k)
- Tác dụng với bazơ:tạo thành muối và nước	 	1đ
 HCldd + NaOH(dd) NaCl(dd) + H2O(l)
- Tác dụng với oxit bazơ: tạo thành muối và nước	1đ
 2 HCl(dd) + CaO(r) CaCl2dd +H2Ol
- Tác dụng với muối.	0,5đ
Câu 2: 
PTHH: Fer + 2 HCldd FeCl2dd + H2k	(1)	1đ
 0,1 mol	 0,1mol
Từ PT (1) ta có: 
Khối lượng của Fe trong hỗn hợp:	1đ
m = n * M = 0,1 * 56 = 5,6g
Thành phần phần trăm của mỗi chất	1đ
V. RÚT KINH NGHIỆM :
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doct10.doc