Bài giảng Tiết 10 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ( tiếp )

1) Kiến thức :

 Tiếp tục nghiên cứu phần còn lại của bài:

 - Tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột.

 - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và ứng dụng của xenlulozơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 10 - Bài 6 : Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ( tiếp ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08/09/2010
Lớp
Tiết
Ngày giảng
Sĩ số
phép
12A
12B
12C
CHƯƠNG II : CACBOHIĐRAT
 Tiết 10
Bài 6 : SACCAROZƠ, TINH BỘT
VÀ XENLULOZƠ
( tiếp )
A – MỤC TIÊU
1) Kiến thức : 
	Tiếp tục nghiên cứu phần còn lại của bài:
	- Tính chất hóa học và ứng dụng của tinh bột.
 	- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, cấu trúc phân tử, tính chất hóa học và ứng dụng của xenlulozơ.
2) Kĩ năng : 
	- Viết được PTHH minh họa cho tính chất hóa học.
	- Giải được một số bài tập.
B – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HV
*GV: Tư liệu, SGK, hệ thống câu hỏi của bài.
	Hóa chất : dd hồ tinh bột, dd I2 bão hòa trong KI.
	Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá thí nghiệm.
*HV: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK.
C – TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Nội dung.
Hoạt động 1
KIỂM TRA BÀI CŨ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
*GV: Em hãy nêu tính chất hóa học của saccarozơ?
*GV: Gọi HV lên bảng trả lời.
*GV: Nhận xét và cho điểm.
*HV: Trả lời
II – TINH BỘT ( tiếp )
Hoạt động 2
3. Tính chất hóa học
*GV: Cho HV tìm hiểu SGK, yêu cầu HV viết PTHH phản ứng thủy phân?
*GV: Làm thí nghiệm trong SGK,yêu cầu HV quan sát và nêu hiện tượng.
*GV: Em hãy giải thích hiện tượng?
a) Phản ứng thủy phân
*HV: Viết PTHH:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
b) Phản ứng màu với Iot
*HV: Nêu hiện tượng.
*HV: Giải thích.
4. Ứng dụng
*GV: Cho HV đọc SGK, yêu cầu HV rút ra ứng dụng của tinh bột?
*HV: Thảo luận:
- Tinh bột là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật.
- SX bánh kẹo, glucozơ và hồ dán.
III – XENLULOZƠ
Hoạt động 3
1. Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên
*GV: Cho HV đọc SGK, sau đó yêu cầu HV nêu tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của xenlulozơ?
*HV: Thảo luận:
 SGK
2. Cấu trúc phân tử
*GV: xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc - glucozơ.
*GV: Em hãy viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của xenlulozơ?
*HV: Nghe.
*HV: CTPT: (C6H10O5)n 
 CTCT: [C6H7O2(OH)3]n
Hoạt động 4
3. Tính chất hóa học
*GV: Tương tự như tinh bột, xenlulozơ cũng có phản ứng thủy phân, xúc tác là axit vô cơ đặc. Em hãy viết PTHH?
*GV: Mô tả thí nghiệm trong SGK, yêu cầu HV viết PTHH.
*GV: xenlulozơ nitrat rất dễ cháy và nổ mạnh không sinh ra khói, nên được dùng làm thuốc súng không khói.
a) Phản ứng thủy phân
*HV: Thảo luận:
(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
b) Phản ứng với axit nitric
*HV: Thảo luận:
[C6H7O2(OH)3]n + 3n HNO3 
 [C6H7O2(ONO2)3]n + H2O
*HV: Nghe
Hoạt động 5
4. Ứng dụng
*GV: Cho HV tìm hiểu SGK, sau đó yêu câu HV nêu ứng dụng của xenlulozơ?
*HV: Thảo luận:
- SX vải, giấy, làm đồ gỗ, dùng trong xây dựng.
- SX tơ nhân tạo visco, tơ axetat.
- SX thuốc súng không khói và chế tạo phim ảnh.
Hoạt động 6
CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ
*GV: củng cố: Nhắc lại nội dung chính của bài.
*GV: Chữa bài tập: 
	Bài tập 1 SGK Trang 33 : Đáp án B
	Bài tập 2 SGK trang 33 – 34 : a) Sai	b) đúng
	 c) Sai	d) đúng
*Bài tập về nhà: 3, 4, 5, 6 SGK trang 34.

File đính kèm:

  • docTiet 10.doc