Bài giảng Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiếp theo)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Biết hoá học là gì và biết vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống.

2. Kỹ năng:

 Biết làm thí nghiệm, biết quan sát, rèn luyện tư duy, suy luận sáng tạo

3. Thái độ:

 Bước đầu hình thành sự hứng thú, say mê yêu thích môn học mới này.

II. CHUẨN BỊ :

 

doc32 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Tuần 1 - Bài 1: Mở đầu môn hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
canxi, oxi, nhôm, kẽm, magiê, bạc, sắt, thủy ngân, Neon.
HS3: chữa bài tập 3/ trang 20 (Sgk)
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Nguyên tử cũng có khối lượng. Khối lượng nguyên tử gọi là nguyên tử khối.Vậy nguyên tử khối là gì? Chúng ta sẽ được tìm hiểu trong phần bài học dưới đây. 
Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử khối là gì? (20’)
-Thuyết trình: Nguyên tử có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ nên không tiện sử dụng.Vì vậy người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử gọi là đơn vị cacbon.Viết tắc là đ.v.C. Tức là 1 đ.v.C bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon. 
-Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ của các nguyên tử "Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ?
-Yêu cầu HS cho biết: Nguyên tử cacbon, nguyên tử oxi nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử hidro?
-Khối lượng tính bằng đ.v.C là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử " người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. Vậy nguyên tử khối là gì?
-Hướng dẫn HS tra bảng 1/42 SGK để biết nguyên tử khối giữa các nguyên tố. 
-Thông báo: Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng. Vì vậy dựa vào nguyên tử khối ta xác định được tên nguyên tố.
-Cho ví dụ: Nguyên tử khối của nguyên tố A bắng 35,5. Vậy A là nguyên tố nào? 
-Nghe giảng và ghi bài.
-HS: Nguyên tử hidro nhẹ nhất
-HS: C = 12 lần H
 O = 16 lần H
-Nghe và trả lời: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đ.v.C.
-Theo dõi GV hướng dẫn và thực hiện theo.
-Nghe và ghi nhớ. 
-TL: A là nguỵên tố clo.
III- NGUYÊN TỬ KHỐI:
1. Định nghĩa - Qui ước:
 Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tử khối có khối lượng riêng biệt.
Một đợn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon.
2. Cách ghi:
H = 1 đ.v.C (H = 1) à nguyên tử khối của hidro là 1
3. Ý nghĩa:
-Dựa vào nguyên tử khối có thể xác định được tên nguyên tố
-So sánh nguyên tử nào nặng hoặc nhẹ hơn
Vd: O = 16
 Al = 27
Hoạt động 2: Củng cố và luyện tập (13’)
-Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm trang 21 SGK
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối
-Cho HS luyện tập
Bài 1:Nguyên tử của nguyên tố A có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hidro. Em hãy tra bảng 1/42 SGK và cho biết 
a. A là nguyên tố nào?
b. Số p và số e trong nguyên tử?
-Hướng dẫn các bước thực hiện. 
Bài 2: Hoàn thành bảng sau: (Dựa vào bảng 1/ trang 42 (Sgk)
-Theo dõi phần đọc thêm.
-Nhắc lại định nghĩa
-Thảo luận và làm bài trong 2’ và làm theo hướng dẫn của GV:
 Nguyên tử khối của A là:
A= 14 . 1 =14 (đvC) 
A là nitơ,Kí hiệu là N
Số p = 7
Vì số p = số e
=> Số e = 7.
-Thảo luận và giải bài tập
Luyện tập:
Nguyên tử khối của A là:
A= 14 . 1 =14 (đvC) 
A là nitơ,Kí hiệu là N
Số p = 7
Vì số p = số e
=> Số e = 7
TT
Tên nguyên tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Nguyên tử khối
1
Flo
2
19
3
4
Magiê
56
-Quan sát nhắc nhở HS sửa chữa bài tập
TT
Tên nguyên tố
Kí hiệu
Số p
Số e
Nguyên tử khối
1
Flo
F
9
9
19
2
Kali
K
19
19
39
3
Sắt
Fe
26
26
56
4
Magiê
Mg
12
12
24
Dặn dò về nhà (1’):
Học bài và làm bài tập: 4,5,6,7,8 / 20 SGK. 
Đọc trước bài “Đơn Chất - Hợp Chất - Phân Tử”.
Rút kinh nghiệm - Ghi chú:
Tuần 4	Ngày soạn: //
Tiết 8	Ngày dạy: //
Bài 6: ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: 
HS hiểu được khái niệm về đơn chất, hợp chất.
Phân biệt được kim loại, phi kim.
Biết được: Trong một chất (cả đơn chất và hợp chất) các nguyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền nhau. 
Kĩ năng:
Phân biệt được các chất và cách viết công thức của các nguyên tố hoá học.
Thái độ: 
Có thái độ yêu thích môn học và say mê học tập.
II. CHUẨN BỊ:
GV: 
Tranh mô hình tượng trưng một số mẫu chất.
Bảng phụ bài tập.
HS:
Chuẩn bị tốt bài vở trước khi lên lớp
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn định lớp (1’): 
Kiểm tra bài cũ (7’): 
HS1: Định nghĩa nguyên tử khối? Và sửa bài tập 6/ trang 20
HS2: Sửa bài tập 5/ trang 20
Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Làm sao mà học hết được hang chục triệu chất khác nhau? Không phải băn khoăn về điều đó, các nhà khoa học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. Bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất 
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đơn chất là gì? (10’)
-Đặt vấn đề: Ta đã biết các chất được tạo nên từ nguyên tử mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hóa học. Vậy ta có thể nói: “Chất được tạo nên từ nguyên tố hóa học” không? 
-Giới thiệu mô hình mẫu kim loại đồng, khí hidro, khí oxi rồi đặt câu hỏi: các mẫu chất trên do nguyên tố hóa học nào tạo nên, có đặc điểm chung gì?
-Giới thiệu những mẫu chất trên là đơn chất. Yêu cầu HS định nghĩa đơn chất, cho HS khác nhắc lại.
-Giới thiệu cách phân loại đơn chất: Kim loại và phi kim. Yêu cầu HS lấy ví dụ về đơn chất kim loại và phi kim.
-Yêu cầu HS cho biết tính chất vật lý gì của kim loại và phi kim?
-Cho HS quan sát hình và thuyết trình về đặc điểm cấu tạo của đơn chất.
-Suy nghĩ về vấn đề đó
-Quan sát các mô hình nguyên tử và trả lời do các nguyên tố hóa học đồng, hidro, oxi tạo nên, điểm chung là chất chỉ do một nguyên tố tạo nên.
-Lắng nghe, trả lời và ghi bài.
-Kim loại: đồng, nhôm, sắt. Phi kim: cacbon, lưu huỳnh,
-TL: Kim loại có ánh kim, dẫn nhiệt và dẫn điện, còn phi kim thì không. 
-Nghe giảng, ghi vở. 
I- ĐƠN CHẤT:
1. Định nghĩa:
-Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học. 
2. Phân loại: 2 loại
+Đơn chất kim loại: (đồng, sắt, nhôm) có tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim.
+Phi kim: (hidro,cacbon,oxi, lưu huỳnh) không dẫn điện, dẫn nhiệt.
3.Đặc điểm cấu tạo:
+Trong đơn chất kim loại: các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo 1 trật tự xác định.
+Trong đơn chất phi kim: các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định và thường là 2.
Hoạt động 2: Hợp chất là gì? (15’)
-Giới thiệu mô hình của mẫu nước (lỏng) và mẫu muối ăn. Ra câu hỏi mẫu nước, muối ăn do mấy nguyên tố tạo nên và đó là những nguyên tố nào? Chúng có điểm chung gì giống nhau
-Thông báo: đó là các hợp chất. Đặt câu hỏi: hợp chất là gì?
-Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về hợp chất.
-Giới thiệu sự phân loại hợp chất: hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
-Cho HS xem lại tranh về mô hình các mẫu chất và giới thiệu về đặc điểm cấu tạo của hợp chất. 
-Vậy đơn chất và hợp chất có đặc điểm gì khác nhau về thành phần?
-Xem mô hình và nghe giảng. Và trả lời: Nước do 2 nguyên tố O và H tạo nên còn muối ăn do 2 nguyên tố Cl và Na tạo nên. Điểm chung là những mẫu chất tạo trên đều được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
-Nghe giảng và trả lời: hợp chất là những chất tạo nên tử hai nguyên tố hóa học trở lên.
-Cho vd: khí metan, cacbon đioxit.
-Nghe giảng và ghi nhớ. 
-Lắng nghe và ghi vở.
-TL: Đơn chất chỉ gồm 1 nguyên tố hoá học. Hợp chất gồm 2 nguyên tố hoá học trở lên kết hợp với nhau.
II- HỢP CHẤT: 
1. Định nghĩa:
Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
2. Phân loại: 
+Hợp chất hưu cơ: đường, giấm, mêtan
+Hợp chất vô cơ: nước, muối ăn, đá vôi.
3. Đặc điểm cấu tạo:
Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo 1 tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định.
Củng cố (11’): 
Cho HS nhắc lại định nghĩa về đơn chất và hợp chất.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập bảng phụ. 
BẢNG PHỤ: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống
Khí hidro, khí clo, khí oxi là những....................đều tạo nên từ một....................
Nước, muối ăn(NaCl), axitclohidrit (HCl) là những....................đều tạo nên từ hai.................... Trong thành phần hoá học của nước (H2O) và axitclohidric đều có chung.................... Còn muối ăn và axitclohidric có chung..
Đáp án
Đơn chất, nguyên tố hoá học
Hợp chất, nguyên tố hoá học, nguyên tố H, nguyên tố Cl
Dặn dò về nhà (1’): 
Học bài và làm btvn: 1,2 / 25 SGK
Xem trước phần phân tử. 
Rút kinh nghiệm - Ghi chú :
Tuần 5	Ngày soạn: //
Tiết 9	Ngày dạy: //
Bài 6: ĐƠN CHẤT - HỢP CHẤT- PHÂN TỬ (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: 
Biết được thế nào là phân tử và trạng thái của các chất. 
Phân biệt được nguyên tử khối và phân tử khối.
Kĩ năng: 
Biết cách xác định phân tử khối. 
Thái độ: 
Có thái độ yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: 
Tranh mô hình tượng trưng một số mẫu chất.
Bảng phụ bài tập.
HS:
Chuẩn bị tốt bài vở trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ổn định lớp(1’): 
Kiểm tra bài cũ(10’):
HS1: Đơn chất, hợp chất là gì? Cho ví dụ minh họa
HS2: Sửa bài tập 1, 2/ trang 25
Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Chúng ta đã tìm hiểu qua nguyên tử và nguyên tử khối. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thêm 2 khái niệm nữa là phân tử và phân tử khối.
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Phân tử là gì?(17’)
-Cho HS quan sát lại các tranh về mô hình các mẫu chất và chỉ ra: Khí hidro có hạt hợp thành gồm 2 nguyên tử H lien kết với nhau, tương tự với khí oxi cũng vậy. Còn nước có hạt hợp thành gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O liên kết với nhau. Với muối ăn thì gồm hạt hợp thành là 1 nguyên tử Na liên kết với một nguyên tử Cl.
-Yêu cầu HS nhận xét về hình dạng và kích thước của các hạt hợp thành các mẫu chất trên. 
-Đặt vấn đề: các hạt hợp thành của 1 chất thì đồng nhất như nhau, vậy tính chất hóa học của các hạt có như nhau không? 
-Thuyết trình: tính chất của chất phải là tính chất của từng hạt. Vậy mỗi hạt thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất, là đại diện cho chất về mặt hóa học được gọi là phân tử.
-Cho HS định nghĩa phân tử là gì?
-Chốt kiến thức lại và ghi bảng
-Cho HS nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối. Từ đó suy ra định nghĩa phân tử khối. 
-Hướng dẫn tính phân tử khối là bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 
-Cho HS tính phân tử khối của phân tử nước, muối ăn, khí oxi.
-Cho HS tự xem phần trạng thái của chất (vì đã học bên vật lý)
-Quan sát tranh và nghe giảng
-TL: hình dạng các hạt hợp thành nên các m

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 chuong 1.doc
Giáo án liên quan