Bài giảng Tiết 1: Ôn tập (tiết 63)
mục tiêu:
- học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9
- rèn luyện kỹ năng viết pthh
- rèn luyện kỹ năng tính toán theo pthh
- rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học
ii. chuẩn bị:
- gv: hệ thống chương trình lớp 8
- hs: các kiến thức đã học ở chương trình lớp 8
ình đựng H2SO4 đ , vai trò của bình dựng NaOH đ ? Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước không ? Tại sao? GV: Giới thiệu về nguyên liệu và phương pháp điều chế clo trong công nghiệp : Điện phân NaCl ? Hãy nêu hiện tượng quan sát được? ? Nêu nhận xét, kết luận và viết PTHH? I. ứng dụng của clo : - Dùng khử trùng nước sinh hoạt. - Tẩy trắng vải sợi , bột giấy. - Điều chế nước Javen, chất dẻo, nhựa P.V.C. II. Điều chế khí clo: 1. Điều chế clo trong PTN: Nguyên liệu: MnO, HCl đặc. PTHH MnO2 (r) + 4HCl (dd) MnCl2 (r) + Cl2 (k) + H2O (l) 2. Điều chế trong công nghiệp: NaCl(dd) + H2O (l) Đf có màng ngăn NaOH(dd) + H2(k) +Cl2 (k) IV. Củng cố - luyện tập: 1 . Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: HCl Cl2 NaCl 2. Cho m g một kim loại m ( hóa trị I) tác dụng với clo dư . sau phản ứng thu được 13,6g muối. Mặt khác để hòa tan mg kim loại R cần vừa đủ 200ml dd HCl 1M a. Viết PTHH. b. Xác định kim loại R. V. Hướng dẫn về nhà: - Gv hướng dẫn cho học sinh nột số bài tập về nhà khó 10, 11 và làm bài tập số 8 trang 81 ở SGK. Tiết: 33. Ngày 26 tháng 12 năm 2011 Cacbon Cthh c Ntk = 12 I. Mục tiêu: Học sinh biết được - Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính. Hoạt động nhất là cacbon vô định hình. - Sơ lược tính chất vật lý của 3 dạng thù hình. - Tính chất hóa học của cacbon: Mang đầy đủ tính chất hóa học của phi kim - Một số ứng dụng của cacbon. - Biết suy luận tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hóa học của cacbon nói riêng. - Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ. - Biết nghiên cứu thí nghiệm để rút ra tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử. - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ. - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm. Phễu, bông, đèn cồn. - Hóa chất: Than gỗ, CuO, bột than, mực đen. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ?. Nêu cách điều chế clo trong PTN? Viết PTHH? 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Giới thiệu nguyên tố cacbon và các dạng thù hình VD: Nguyên tố O2 có 2 dạng thù hình: O2 và O3 ? Hãy nêu tính chất vật lý các dạng thù của cacbon? GV: trong bài học này chúng ta chỉ xét tính chất của cacbon vô định hình GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm: - Cho mực đen chảy qua bột than gỗ. ? Nêu nhận xét hiện tượng và viết PTHH? GV: Bằng nhiều thí nghiệm chứng minh : Than gỗ có tính hấp phụ GV: Giới thiệu về tác dụng của than hoạt tính GV: Thông báo cacbon có tính chất của phi kim ? Hãy viết các PTHH minh họa? GV: Làm thí nghiệm CuO tác dụng với bột than. ? Hãy nêu hiện tượng quan sát được? ? Viết PTHH minh họa? GV: ở nhiệt độ cao C còn khử được nhiều oxit kim loại khác Bài tập: Viết PTHH khi cho C khử các oxit sau ở nhiệt độ cao: Fe3O4, PbO, Fe2O3 ? Hãy nêu ứng dụng của cacbon? I. Các dạng thù hình của cacbon : 1. Dạng thù hình là gì: - Dạng thù hình của nguyên tố là dạng tồn tại của những đơn chất nhau do cùng một nguyên tố hóa học cấu tạo nên. 2. Cacbon có những dạng thù hình nào? - Kim cương - Than gỗ - Than vô định hình II. Tính chất của cacbon: 1. Tính hấp phụ: - Than gỗ có tính hấp phụ những chất màu trong dung dịch. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với oxi: C (r) + O2 (k) t CO2 (k) b. Tác dụng với oxit của một số kim loại: 2CuO (r) + C (r) t 2Cu (r) + CO2 (k) III. ứng dụng của cacbon : - Làm đồ trang sức. - Làm nguyên liệu, nhiên liệu trong công nghiệp - Làm chất khử IV. Củng cố - luyện tập: 1. Nhắc lại những nội dung chính của bài. 2. Hãy nêu tính chất vật lý của cacbon? Viết PTHH minh họa? V. Hướng dẫn về nhà: - Gv hướng dẫn cho học sinh nột số bài tập về nhà khó số 4,5 và làm bài tập 1,2,3 trang 84 ở SGK. Tiết: 34. Ngày 28 tháng 12 năm 2011 Các oxit của cacbon I. Mục tiêu: Học sinh biết được - Những tính chất vật lý, tính chất hóa học của các oxit của cacbon bao gồm: CO, CO2 - SO sánh được những điểm giống và khác nhau của các oxit phi kim đó. - Rèn luyện kỹ năng viết PTHH - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ. - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, ống hút, . - Hóa chất: Than gỗ, CuO, bột than, CO, NaOH III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ?. Nêu tính chất hóa học của cacbon. Viết PTHH minh họa? 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: nêu CTPT, NTK của cacbon oxit.Thông báo tính chất vật lý của cacbon oxit. ? Nhắc lại có mấy loại oxit? ? Như thế nào là oxit trung tính? CO khử được nhiều oxit kim loại ? Hãy viết PTHH minh họa? ? Hãy nêu ứng dụng của CO GV: Hãy nêu CTPT, PTK của Cacbonđioxit? ? Hãy nêu những tính chất vật lý của CO2 GV: Làm thí nghiệm - Cho CO2 tác dụng với nước ? Nêu hiện tượng quan sát được? ? Kết luận và viết PTHH? GV: Đây là phản ứng thuận nghịch ? Hãy lấy VD viết PTHH? ? Hãy nêu những ứng dụng của CO2 mà em biết? I. Cacbon oxit: 1. Tính chất vật lý: - Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí, rất độc. 2. Tính chất hóa học: a. CO là oxit trung tính: - CO không phản ứng với nước , kiềm và axit. b. CO là chất khử: CO (k) + CuO (r) t Cu (r) + CO2 (k) CO (k) + FeO (r) t Fe (r) + CO2 (k) CO (k) + O2 (k) t 2CO2 (k) 3. ứng dụng: - CO làm nguyên liệu, làm chất khử II. Cacbonđioxit: 1. Tính chất vật lý: - Không màu, không mùi, nặng hơn không khí. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước: CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd) b. Tác dụng với dd bazơ: 2CO2 (k)+NaOH (dd) Na2CO3 (dd)+H2O (l) CO2 (k) + NaOH (dd) NaHCO3 (dd) c. Tác dụng với oxit bazơ: CO2 (k) + CaO (dd) t CaCO3 (r ) Kết luận : CO2 có những tính chất hóa học của oxit axit. 3. ứng dụng: - làm ga trong nước giải khát IV. Củng cố - luyện tập: 1. Đọc bài đọc thêm? 2. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của CO và CO2 3. Làm bài tập 1,2 SGK V. Hướng dẫn về nhà: - Gv hướng dẫn cho học sinh nột số bài tập về nhà khó 2,5 và làm bài tập số 1,3,5 trang 87 ở SGK. Tiết: 35. Ngày 03 tháng 01 năm 2012 ôn tập học kỳ I I. Mục tiêu: - Củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức về tính chất của các loại hợ chất vô vơ, kim loại. Để học sinh thấy được mối liên hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ, kim lọai. - Thiết lập sự chuyển đổi hóa học của các kim loại thành hợp chất vô cơ và ngược lại - Biết chọn chất cụ thể để làm ví dụ - Rút ra được mối quan hệ giữa các chất - Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ. III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập HS thảo luận nhóm: 6’ 1. Từ kim loại có thể chuyển hóa thành những loại hợp chất vô cơ nào? 2. Viết sơ đồ chuyển hóa? 3. Viết PTHH thực hiện sự chuyển hóa đó? HS Thảo luận theo nhóm: Các nhóm báo cáo GV: Nhận xét bài của các nhóm. Kết luận thành sơ đồ. GV: Phát phiếu học tập số 2: Hãy điền vào ô trống sau: Lấy VD minh họa, Viết PTHH I. Kiến thức cần nhớ: 1. Sự chuyển đổi kim loại thành các hợp chất vô cơ: Muối Bazơ muối 1 muối 2 KL Oxit bazơ bazơ M1 M2 Axit bazơ Muối 1 bazơ Muối 3 muối 2 2. Sự chuyển đổi các loại hợp chất vô cơ thành kim loại: Kim loại GV: Đưa thông tin phản hồi phiếu học tập Muối Muối Bazơ Oxit bazơ Kim loại Bazơ Muối Oxit bazơ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Hãy nêu CTPT, PTK của Cacbonđioxit? ? Hãy nêu những tính chất vật lý của CO2 GV: Làm thí nghiệm - Cho CO2 tác dụng với nước ? Nêu hiện tượng quan sát được? ? Kết luận và viết PTHH? GV: Đây là phản ứng thuận nghịch ? Hãy lấy VD viết PTHH? ? Hãy nêu những ứng dụng của CO2 mà em biết? II. Bài tập: 1. Bài tập3: Nhận biết Al, Ag, Fe - Lấy mỗi kim loại một ít làm mẩu thử - Cho các mẩu thử tác dụng vơia NaOH. Mẩu thử nào có bọt khí bay ra là Al Al+ NaOH + H2O NaAlO2 + H2 (k) - Hai mẩu thử còn lại cho tác dụng với HCl . Chất thử nào tan ra và có khí thoát ra là Fe Fe(r) + 2HCl (dd) FeCl2 (dd) + H2 (k) - Chất còn lại là Ag 2. Bài tập 5: - Dùng AgNO3 dư cho vào hỗn hợp. Đồng và nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn nên đẩy bạc ra khỏi dd AgNO3 . Thu được bạc . Lọc dd thu được bạc nguyên chất. 3. Bài tập 3: a. PTHH Zn(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2 (k)(1) ZnO(r) + 2HCl(dd) ZnCl2 (dd) + H2O(l)(2) nH2 = 0,448 : 22,4 = 0,02mol Theo PT 1 : nZn = nH2 = 0,02mol mZn = 0,02 . 65 = 1,3g m ZnO = 4,54 – 1,3 = 3,24 g 1,3 % Zn = . 100% = 28,6% 4,54 3,24 % ZnO = . 100% = 71,4% 4,54 IV. Dặn dò: - Ôn tập, học kỹ để chuẩn bị kiểm tra. V. Hướng dẫn về nhà: - Gv hướng dẫn cho học sinh nột số bài tập về nhà khó số 8,10 và làm các bài tập trang 71,72 ở SGK. - Ôn lại kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I. ư Tiết: 36. Ngày 04 tháng 01 năm 2012 Kiểm tra học kỳ I Mục tiêu: - Học sinh tự đánh giá lại năng lực học của mình - Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài - Rèn luyệ kỷ năng làm bài - Giáo dục ý thức học tập của học sinh II. Chuẩn bị - GV chuẩn bị đề kiểm tra - H/S chuẩn bị kiến thức và đồ dùng kiểm tra III. Hoạt động dạy học. A. Đề ra Câu I. Có các hợp chất sau: CuO; P2O5; SO2; Ca(OH)2; BaCl2; CaO Chất nào tác dụng được với: - H2O - NaOH - H2SO4 Viết phương trình phản ứng xảy ra Câu II. Có 4 lọ đựng 4 dung dịch bị mất nhản sau: Ca(OH)2, H2SO4 , BaCl2, HCl. chỉ dùng duy nhất một hoá chất khác hãy phân biệt 4 lọ dung dịch trên. Câu III. Tính khối lượng và thể tích của 0.25 mol khí HCl và 1.8 x 1023 hạt phân tử khí CO2 (ởđktc) Câu IV. Hoà tan hoàn toàn 5.4 gam một kim loại M hoá trị (III) vào dung dịch H2SO4 15% được dung dịch B và khí A. Cô cạn dung dịch B làm khô thì dược 34.2 gam muối khan. Viết phương trình phản ứng xẩy ra. Tìm kim loại M Tính khối lượng dung dịch Axít H2SO4 đã dùng. Và nồng độ % của dung dịch B B. đáp án và biểu điểm Câu I (4,5 đ) chọn và viết đúng mỗi phương trình 0.5 đ Những chất tác dụng với nước là: CaO; SO2; P2O5: Những chất tác dụng với NaOH là; SO2; P2O5; Nhữn
File đính kèm:
- Giao an Hoa 9 tron bo 2012.doc