Bài giảng Tiết 1: Ôn tập lớp 8

Những khái niệm hóa học cơ bản: Nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử, công thức hóa học, phản ứng hóa học, phương trình hóa học, dung dịch và nồng độ dung dịch.

 A Mục tiêu:

 - Giúp HS nhớ lại, khắc sâu những khái niệm hóa học cơ bản đã được học ở chương trình Hóa học 8.

 - HS vận dụng các khái niệm đó một cách thành thạo.

B.Tiến trình tiết học:

 

doc107 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra kết luận
 Hoạt động 6 Tìm hiểu ứng dụng của Al . Sản xuất Al 
ứng dụng 
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk
Sản xuất Al trong công nghiệp 
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk 
Hoàn thiện phần trả lời của hs , kết luận 
Trong công nghiệp sản xuât Al từ quặng nhôm bô xít trong bể điện phân
 2Al2O3 > 2Al +3 O2
 Trong quá trình điện phân người ta thêm criolit vào với Al2O3 để hạ bơt nhiệt độ nóng chảy của Al2O3
 Nghiên cứu sgk và từ những hiểu biết thực tế nêu nghững ứng dung của Al
Trình bày những hiểu biết về quá trình sản xuất Al trong công nghiệp
Viết PTHH
Tìm hiểu vai trò của crolit
 Hoạt động 7 ; Củng cố dặn dò
Nhắc lại tính chất hóa học của Al . Nhôm có tính chất nào riêng : viết PTHH của Al tác dụng với dd KOH , Ca(OH)2
Dặn dò : Hoàn thiện tất cả bài tập trong sgk và sách bài tập
Tiết 25 Ngày soạn:29 /11 /2008
 Sắt
A. Mục tiêu Học xong bài này học sinh 
nắm được : Những tính chất vật lí ( trong đó có t/c Fe bị nhiễm từ) , tính chất hóa học của Fe ( có đầy đủ t/c hóa học chung của một kim loại
Có kĩ năng viết PTHH minh họa cho nhưng t/c đó 
Vận dung kiến thức đã học để g/q bài tập 
B. Chuẩn bị :
 - Dụng cụ : ống nghiệm . cặp gỗ , đèn cồn 
 - Hóa chất : Bình đựng khí Clo , dây sắt ,
C Tiến trình tiết học
 Hoạt động 1 Kiểm tra bài cũ :
 Yêu cầu học sinh lên làm bài tập 2 sgk
Không có hiện tượng gì
Kim loại màu đỏ bám lên dây Al, màu xanh dung dịchnhạt dần
Kim loại màu trắng bạc bám lên Al
Có khí xuất hiện
 Hoạt động2: Bài mới 
 Tìm hiểu tính chất vật lí của Fe
 Hoat động của thầy
 Hoạt động của trò
Cho học sinh quan sát một chiếc đinh Fe chưa gỉ, sau đó đưa lại gần nam châm
Hoàn thiện trả lời của hs kết luận:
Sắt là kim loại màu trắng xám , có ánh kim, dẫn điện nhiệt tốt nhưng kém Al, sắt dẻo , dễ rèn. Sắt có tính nhiễm từ, sắt là kim loại nặng ( D= 7,86 g/cm3 ), nóng chảy ở nhiệt độ khá cao: 15390 C
Quan sát và nêu tính chất vật lí của Fe
có điểm gì đặc biệt , khác Al. Kết luận 
Những t/c vật lí này của Fe có ứng dụng gì?
 Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của Fe có những t/c hóa học của kim loai không 1. Sát tác dụng với phi kim
Sắt tác dụng với khí oxi
Yêu cầu học sinh nhớ lại p/ư khi đưa dây Fe nóng đỏ vào bình đựng oxi
3Fe + 2O2 --> Fe3O4
 (Màu đen)
Sắt tác dụng với các phi Kim khác
Biễu diễn thí nghiệm Fe cháy trong khí Clo 
Hoàn thiện phần trả lời của hs , kết luận
Fe cháy mãnh liệt trong khí Clo tạo ra chất rắn màu nâu: FeCl3 tan dễ dàng trong nước tạo ra dung dịch màu nâu đỏ Theo p/ư: 2 Fe + Cl2 --> 2FeCl3
 Sắt (III) Clorua
Tương tự Fe cũng tác dụng với S tạo ra FeS
p/ư với Br2 tạo ra FeBr3 .yêu cầu hs viết PTHH
Nêu hiện tượng , viết PTHH, đọc tên sản phẩm
Học sinh quan sát hiện tượng xẩy ra, nhận xét , nêu kết luận đối chiêu với bài tập
 5 tr. 51
Thảo luận , viết PTHH của phản ứng , đọc tên muối tạo thành
 Hoạt động 4 Sắt tác dụng với dung dịch axit
Yêu cầu học sinh nhớ lại p/ư của HCl , H2SO4 loãng với kim loại Fe ( đã học ở t/c hh của axit)
Kết luận : Sắt tác dụng với dụng dịch axit HCl , H2SO4 loãng theo PTHH:
Fe + 2HCl --> FeCl2 + H2 
( Chú ý chỉ tạo ra muối Fe (II) và khí H2)
Thông báo:Cũng như Al ,sắt không tác dụng với axit H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội 
Nhớ lại và viết PTHH 
Al có tác dụng với HNO3đặc nguội
 H2SO4 đặc nguội không ?
 Hoạt động 5: Sắt tác dụng với dung dịch muối 
Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất này
VD: 
Fe + AgNO3 --> Ag + Fe (NO3)2
 Trong trường hợp này Fe thể hiện hóa trị II
Yêu cầu hs kết luận xem Fe có đầy đủ tính chất hóa hcọ chung của kim loại không?
Kết luận : Sắt có đầy đủ tính chất hóa học chung của kim loại
Học sinh nhắc lại và viết PTHH
 Hoạt động 6 Củng cố , dặn dò:
 Yêu cầu làm bài tập 1,2 sgk tại lớp
Về nhà hoàn thành các bài tập sgk, sbt
Nghiên cứu bài hợp kim sắt : gang ,thép
Tiết 25 Ngày soạn: 1/12/2008
 Hợp kim sắt: Gang thép
A Mục tiêu: Học xong bài này 
Học sinh nắm được thế nào là hơp kim , hợp kim của sắt là gang và thép.
 Gang là gì ,thép là gì?
 - Sản xuất gang , sản xuất thép như thế nào 
 - Học sinh có kĩ năng đọc và tóm tắt các kiến thức của sgk
 - Biết được những ứng dụng quan trọng của gang và thép trong đời sông đặc biệt là trong công nghiệp 
 B Chuẩn bị : Hình vẽ lò luyện gang , lò luyện thép 
 C.Tiến trình tiết học
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Viết các PTHH minh họa những tính chất hóa học của Fe. Sắt có tính chất hóa học nào khác với nhôm( sắt không tác dụng được với dung dịch kiềm)
 Hoạt động 2 Bài mới 
 Tìm hiểu hợp kim là gì ? hợp kim của sắt là gì?thành phần ,tính chất của gang, thép
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk để tìm hiểu thế nào là hợp kim 
Hoàn thiện phần trả lời của hs, kết luận 
Hợp kim là chất rắn thu được sau khi để nguội một hỗn hợp nóng chảycủa nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại với phi kim
Thông báo hợp kim của sắt gồm có gang , thép.
Tìm hiểu gang là gì?
Hoàn thiện phần trả lời của học sinh,kết luận: Gang là hợp kim của sắt với nguyên tố các bon( 2% - 5% ) và một số nguyên tố khác như Mn , Si, S ..
Gang cứng và giòn
Gang có 2 loại: Gang trắng và gang xám
Tìm hiểu thép là gì?
Trình tự như ở phần gang là gì?
Sau đó kết luận: Thép là hợp kim của sắt và các bon và một số nguyên tố khác trong đó các bon < 2%
Tính chất thép cứng ,đàn hồi , ít bị ăn mòn
Nghiên cứu sgk ,trình bày những hiểu biết về hợp kim
Học sinh nhắc lại
Thử thảo luận : Hợp kim của sắt có thành phần chính là kim loại nào?
Học sinh nghiên cứu sgk thử trình bày : gang có thành phần nguyên tố như thế nào? Đặc tính của gang là gì?
Có mấy loại gang
Học sinh nhắc lại:thành phần của thép
 Hoạt động 3: Sản xuất gang ,thép như thế nào?
1. Sản xuất gang như thế nào?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk kết hợp quan sát sơ đồ lò luyện gang 
Hoàn thiện trả lời của học sinh ,kết luận
a. Nguyên liệu để sản xuất gang: Quặng sắt chứa chủ yếu : Fe2O3 hoặc Fe3O4 
tan cốc ,không khí hặc oxi , chất phụ gia như CaCO3
b. Các phản ứng xẩy ra trongló cao
 C + O2 --> CO2 
Sau đó C + CO2 --> 2 CO
Dùng CO để khử oxit kim loại
 3 CO + Fe2O3 --> 2 Fe + 3CO2
 CO + MnO2 --> Mn + CO2
Phản ứng loai xỉ:
 CaO + SiO2 --> CaSiO3
c. Nguyên tắc chính là :dùng CO để khử trong oxit sắt
2. Sản xuất thép như thế nào?
Sau khi học sinh trình bày , gv hoàn thiện ,kết luận và ghi bảng:
a. Gang trắng , khí oxi , sắt phế liệu
b Các phản ứng hóa học xẩy ra:
 FeÔ + C --> Fe + CO
 FeO + Si --> Fe + SiO2
FeO + Mn --> Fe + MnO2
c. Nguyên tắc : Oxi hóa một số nguyên tố kim loại , phi kim để loại ra khỏi gang phần lớn các nguyên tố như C, Mn , Si..
Thảo luận xem người ta đi từ nguyên liệu nào đẻ sản xuất gang , phương tiện là gì? các phản ứng hóa học xẩy ra trong lò như thế nào?
Từ đó phân tích các nguyên tắc được vận dung trong quá trình luyện gang
Chất phụ gia CaCO3 có tác dụng gì?
Trình tự đi như ở phần sản xuất gang
Nguyên tắc quá trình sản xuất thép khác với sản xuất gang như thế nào?
 Hoạt động 4: Củng cố ,dặn dò
Củng cố
- Thành phần , tính chất của gang khác thép như thế nào
- Viết các phương trình hóa học xẩy ra trong quá trình luyện gang , luyện thép
- Nguyên tắc quá trình luyện gang , luyện thép 
- Gang ,thép có những ứng dụng quan trọng gì trong công nghiệp
Dặn dò: Hoàn thành các bài tập của sgk và sbt
 Chuẩn bị và tiến hành các thí nghiệm về sự ăn mòn kim loại ở nhà trứoc 2 hoặc 3 ngày
Tiết 26 Ngày soạn: 4/12/2008
 Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn
A. Mục tiêu: Học xong bài này học sinh 
- Hiểu được ăn mòn kim loại là sự phá hủy của kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường tự nhiên
- Nguyên nhân làm kim loại bi ăn mòn: do tác dụng của những chất có trong môi trường mà nó tiếp xúc như nước ,không khí ,đất đá. Nhũng yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn của kim loại ,các biện pháp để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn màn
- Học sinh có kĩ năng tiến hành các thí nghiêm nghiên cứu , kĩ năng liên hệ với thực tế để có thể xxây dựng được kiến thức mới
B. Chuẩn bị :
Hướng dẫn học sinh tiến hành các thí nghiệm ở trong sgk
Giáo viên tiến hành các thí nghiệm trước ở nhà
Một số tranh ảnh , hình vẽ có liên quan đến những đồ vật được chế tạo bàng kim loại bị ăn mòn 
C. Tiến trình tiết học : 
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hãy so sánh thành phần hóa học , tính chất, lĩnh vực ứng dụng của gang , của sắt
- Tính khối lượng quặng He ma tit có chứa 60% Sắt (III) oxit để sản xuất 1 tấn gang chứa 95% Fe , biết hiệu suất quá trình sản xuất đạt 80%
 Khối lượng Fe có trong 1 tấn gang: 0,95 tấn
 Khối lượng quặng cần là ( tấn)
 Hoạt động 2: Bài mới : Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu học sinh quan sát chiếc đinh Fe bị rỉ , tranh ảnh một số đồ vật bị gỉ
Thử một số tính chất vật lí 
Hoàn thiện nhận xét của hs :Gỉ sắt có màu nâu , giòn , xốp ( không còn t/c của kim loại)
Yêu cầu hs thảo luận đẻ tìm nguyên nhân
Gv thông báo đó là sự ăn mòn kim loại :
Hoàn thiện phần trả lời của học sinh ,kết luận 
Sự phá hủy của kim loại ,hợp kim do sự tác dụng hóa học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
Quan sát màu sắc của phần đinh Fe bị gỉ
thử tính dẻo... từ đó nhận xét về những tính chất vật lí của phần gỉ so với phần Fe chưa bị gỉ
Học sinh thảo luận để tìm xem tại sao kim loại bị gỉ? Hậu quả của sự gỉ là làm cho kim loại đó như thế nào?
Thử nêu thế nào là sự ăn mòn kim loại ?
 Hoạt động 3 : Tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại 
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả các thí nghiệm tiến hanh ở nhà
Hoàn thiện phần trả lời của học sinh và kết luận :
/ ảnh hưởng của các chất có trong môi trường:
 Sự ăn mòn kim loại không xẩy ra 
họăc xẩy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần môi trường mà nó tiếp xúc
Từ thức tế ở nhà khi sử dụng một chiếc kiềng Fe phần nào của kiềng bị gỉ nhanh hơn 
Hoàn thiện phần trả lời của học sinh , kết luận 
2/ ảnh hưởng của nhiệt độ : Nhiệt độ cao làm cho sự ăn mòn kim loại xẩy ra nhanh hơn
Báo các kết quả thí nghiệm . nhận xét 
đinh Fe ngâm trong môi trưòng n

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 9 new.doc