Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 3)

1. Kiến thức:

Ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức các chương về hoá học vô cơ ( sự điện ly, nhóm nitơ, nhóm cácbon) và hoá học hữu cơ (dại cương về hoá học hữu cơ, hiđrocacbon (no, không no, thơm), dẫn xuất halogen – ancol – phenol – andehit – xeton – axit cacboxylic.

Khắc sâu những kiến thức mới và khó như khái niệm axit – bazơ theo thuyết Bronsted, chương sự điện ly, khái niệm về tecpen trong chương hiđrocacbon không no.

 

doc107 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1025 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 3), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lọc lấy Ag 
4/ Cho loại bạc này vào dung dịch HNO3, chỉ Cu tan, lọc lấy Ag .
Cách làm đúng là 
A : 1 và 2 ; B : 1 và 3 ; C : 3 và 4 ; D : cả 1,2,3,4
Bài 12: Cho một đinh Fe vào một lit dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh Fe ban đầu là 10,4g. Tính khối lượng của cây đinh sắt ban đầu. 
Tiết 40
 BÀI THỰC HÀNH 
TÍNH CHẤT, ĂN MÒN KIM LOẠI, SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Củng cố kiến thức về sự ăn mòn và các biện pháp chống ăn mòn kim loại 
- Rèn luyện kĩ năng thao tác thí nghiệm, quan sát, giải thích về ăn mòn và chống ăn mòn kim loại 
II. CHUẨN BỊ: (Đủ cho 4 nhóm thí nghiệm)
a. Dụng cụ thí nghiệm 
- Lá sắt - Dây điện có kẹp cá sấu ở 2 đầu 
- Lá đồng - Cốc thuỷ tinh 100 ml 
- Đinh sắt dài 3 cm - Giá để ống nghiệm 
- Dây kẽm - Tấm bìa cứng để cắm 2 điện cực sắt và đồng
b. Hoá chất 
- Dung dịch NaCl đậm đặc 
- Dung dịch K3[Fe(CN)6] 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CỦA HS
Thí nghiệm 1: Dãy điện hoá của kim loại 
a. Tiến hành thí nghiệm. Thực hiện như SGK đã viết 
b. Quan sát hiện tượng xảy ra
- Ở cốc (1) khí thoát ra nhanh
- Ở cốc (2) khí thoát ra chậm
- Ở cốc (3) không có khí thoát ra
 c. Giải thích 
 2H+ + 2e → H2
 Fe → Fe2+ + 2e
 Al → Al3+ + 3e
Do Al hoạt động mạnh nên khí thoát ra nhanh hơn Fe. Cu không phản ứng
Thí nghiệm 2: Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu trong dung dịch
a. Tiến hành thí nghiệm như SGK đã viết
b. Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và kết luận 
Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học
a. Tiến hành thí nghiệm như SGK đã viết
b. Quan sát hiện tượng xảy ra. Giải thích và kết luận 
HƯỚNG DẪN VIẾT TƯỜNG TRÌNH
 1. Tên HS ------------------------------------------------ Lớp: ----------- Tổ
 2. Tên bài thực hành: --------------------------------------------------
 3.Nội dung tường trình: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình (nếu có) các thí nghiệm đã tiến hành
GV nhận xét buổi thực hành và rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau
Những vấn đề cần bổ sung sau mỗi tiết dạy:............................................
Bài tự chọn 2: Luyện tập chương VI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
Cũng cố về: Kiến thức đại cương về kim loại, phương pháp điều chế kim loại và ăn mòn kim loại
2. Về kĩ năng 
Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập có liên quan 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG LUYỆN TẬP 
1.Hãy cho biết nguyên tắc và những phương pháp thường dùng để điều chế kim loại. Các phương pháp đó có những đặc điểm gì chung và riêng?
2. Từ những hợp chất Al(OH)3; MgO; FeS2, hãy lựa chọn những phương pháp nào thích hợp nhất để điều chế những kim loại tương ứng. Minh hoạ bằng các phương trình hoá học.
3. Sau một thời gian điện phân dung dịch CuCl2, người ta thu được 0,84 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau điện phân. Phản ứng xong, khối lượng đinh sắt gia tăng 0,9 g.
a, Viết phương trình điện phân và phương trình hoá học.
b, Hãy xác định số gam Cu đã điều chế được từ các thí nghiệm nói trên.
4. Có 3 dung dịch muối sau: NaCl, CuCl2, FeCl3. Trình bày phương pháp hoá học điều chế kim loại từ mỗi dung dịch . Viết các phương trình hoá học đã dùng.
5. Hãy xác định số gam đồng thu được ở catot sau khi điện phân dung dịch đồng sunfat, (điện cực trơ) với thời gian là 1 giờ 10 phút, cường độ dòng điện là 0,5A.
(Hướng dẫn: áp dụng công thức: 
 	 => m=(64.0,5.70.60)/(96500.2) = 0,696 g) 
I. Lý thuyết.
1. Nêu cấu tạo của đơn chất kim loại? Lực liên kết trong đơn chất kim loại là gì? So sánh lực liên kết đó với liên kết công hoá trị; với liên kết ion.
2. Tính chất hoá học chung của kim loại là gì? Vì sao kim loại lại có những tính chất hoá học chung đó?.
3. Cặp oxh – khử của kim loại là gì? Dãy điện hoá của kim loại là gì? ý nghĩa của dãy điện hoá? Cho ví dụ minh hoạ.
4. Để xác định vị trí của Au trong dãy điện hoá người ta nhúng sợi dây vàng lần lượt vào những dung dịch muối sau: ZnSO4 , FeSO4 , CuSO4 , AgNO3 , Trong các trường hợp trên đều không xẩy ra phản ứng hoá học.
a, Có kết luận gì về t/c hoá học của Au?
b, Có thể chọn một dung dịch muối nào kể trên để có thể khẳng định điều kết luận.
5. Có hỗn hợp các bột kim loại bạc, đồng, sắt, nhôm, magie. Trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng kim loại.
6. Trình bày cách tách riêng từng muối FeSO4 và CuSO4 ra khỏi dung dịch hỗn hợp 2 muối đó.
7. Cho biết trong những điều kiện nào thì xẩy ra ăn mòn theo kiểu:
hoá học; điện hoá, lấy ví dụ minh hoạ.
8. So sánh ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá?
9. Hãy trình bày cơ chế ăn mòn các vật bằng gang, thép khi đặt trong không khí ẩm, khi ở trong nước biển.
10. Có một vật bằng sắt tráng thiếc và một vật khác bằng sắt tráng kẽm đều bị vết xây xát sâu vào bên trong lớp sắt, đặt trong không khí ẩm? Hãy cho biết vật nào sẽ bị ăn mòn nhanh hơn? giải thích?. Trình bày cơ chế ăn mòn trong hai trường hợp trên.
11. Để bảo vệ vỏ tàu biển,người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại bằng kẽm hoặc nhôm. Hãy giải thích cách làm. Trình bày cơ chế của quá trình xẩy ra.
12. Có 6 dung dịch mỗi dung dịch lần lượt chứa các ion sau: Zn2+, Cu2+, Fe2+, Mg2+, Ag+, Pb2+, và 6 kim loại là: Zn, Cu, Fe, Mg, Ag và Pb.
a, Hãy cho biết những kim loại nào có thể xẩy ra phản ứng với dung dịch nào? (lập bảng trình bày)
b, Rút ra kết luận gì về tính chất oxi hoá của những ion Ag+ và Mg2+ và tính khử của những kim loại tương ứng?
c, Hãy sắp xếp những chất khử và chất oxi hoá nói thên theo khả năng khử và khả năng oxh tăng dần.
II. Bài toán.
1. Pha chế dung dịch CuSO4 bằng cách hoà tan 58 g CuSO4.5H2O trong nước được 550 cm3 dung dịch.
a, Tính nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 
b, Có bao nhiêu ion Cu2+ và ion SO42- trong 1 mm3 dung dịch.
c, Thêm mạt sắt dư vào 50 cm3 dung dịch CuSO4.
- Tính lượng sắt tham gia và lượng đồng tạo thành sau phản ứng.
- Để thu được lượng đồng như trên người ta có thể điện phân dung dịch CuSO4. Hãy cho biết thời gian điện phân sẽ là bao lâu, nếu cường độ dòng là 0,5A?
Giải. a, 
b, Số ion Cu2+ = số ion SO42- = 0,464.10-6.6,023.1023 = 2,79.1017 ion.
c, Phản ứng: Fe + Cu2+ = Fe2+ + Cu
nFe = nCu2+ = nCu = 0,232.50/500 = 0,0232 mol
=> mFe = 56.0,0232 = 1,2992 g và mCu = 64.0,0232 = 1,4848 g
Thời gian cần để điện phân để thu được lượng Cu như trên là:
 hay 2 giờ 29 phút 15 giây.
Tuần 3 - Từ ngày 02 tháng 02năm 2009
Chương VI 
KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ – NHÔM
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG 
Kiến thức 
HS nắm được các vấn đề sau:
- Vị trí, cấu hình electron nguyên tử, ứng dụng của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất quan trọng của chúng 
- Tác hại của nước cứng và biện pháp làm mềm nước 
- Tính chất của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm 
- Tính chất hoá học của một số hợp chất của natri, canxi và nhôm 
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm 
- Khái niệm nước cứng, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu
Kĩ năng 
- Biết tìm hiểu tính chất chung của nhóm nguyên tố theo quy trình:
 Dự đoán tính chất → Kiểm tra dự đoán → Rút ra kết luận 
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của chất
- Suy đoán và viết được các PTHH biễu diễn tính chất hoá học của một số hợp chất quan trọng của natri, can xi, nhôm trên cơ sở tính chất chung của các loại hợp chất vô cơ đã học 
- Thiết lập mối quan hệ giữa tính chất của các chất và ứng dụng của chúng 
Thái độ 
 Tích cực vận dụng những kiến thức về kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm để giải thích hiện tượng và giải quyết một số vấn đề thực tiễn sản xuất 
Tiết 41: Bài 25
KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
HS nắm được: 
- Vị trí cấu tạo nguyên tử, cấu tạo đơn chất, số oxi hoá, năng lượng ion hoá..., một số ứng dụng của kim loại kiềm trong sản xuất 
- Tính chất vật lí: nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp
- Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử rất mạnh 
- Phương pháp điều chế kim loại kiềm là điện phân muối khan hoặc hiđroxit nóng chảy 
2. Về kĩ năng
 Biết thực hiện các thao tác tư duy logic theo trình tự:
- Dự đoán tính chất chung và nguyên tắc điều chế kim loại kiềm, căn cứ vào vị trí, cấu tạo, thế điện cực chuẩn.. . của kim loại kiềm. 
- Kiểm tra dự đoán bằng cách nhớ lại kiến thức đã biết, khai thác các thông tin qua nhiều thông tin 
- Rút ra kết luận về tính chất chung và nguyên tắc điều chế kim loại kiềm. Viết các PTHH dạng tổng quát với kim loại kiềm 
II. CHUẨN BỊ
Dụng cụ 
- Bảng tuần hoàn 
- Bảng tóm tắt cấu tạo và tính chất vật lí của kim loại kiềm
- Sơ đồ điện phân NaCl nóng chảy, sơ đồ phản ứng xảy ra trên các điện cực và phản ứng điện phân 
- Cốc thuỷ tinh, đèn cồn, ống nghiệm, dụng cụ điều chế khí clo, bình thu khí clo, phễu thuỷ tinh, tấm kính, muôi sắt 
Hoá chất 
HCl đặc và MnO2, nước cất, dung dịch phenonphtalein, dung dịch AgNO3, cồn 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (GV giới thiệu chương)
2. Bài mới
HĐ giáo viên
HĐ học sinh
Nội dung 
Hoat động 1 
GV yêu cầu HS: Hãy nêu vị trí nhóm kim loại kiềm, đọc tên các nguyên tố trong nhóm ? Viết cấu hình e của Li, Na, K, Rb, Cs cho biết đặc điểm của e lớp ngoài cùng. Đánh giá khả năng cho, nhận e của nguyên tử ? 
Cho biết năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, mạng tinh thể ion của kim loại kiềm, rút ra nhận xét ?
Hoạt động 2 
 GV yêu cầu HS đọc SGK và rút ra nhận xét 
Hoạt động 3 - Từ đặc điểm cấu tạo nguyên tử kim loại kiềm hãy dự đoán tính chất hoá học đặc trưng ? 
- Hãy nêu tính chất hoá học của KLK, viết PTHH minh hoạ? 
 GV làm thí nghiệm + Na tác dụng với H2O 
 + Na Phản ứng với khí clo GV kết luận về tính chất của KLK 
Hoạt động4 
GV hướng dẫn HS đọc SGK GV hoàn chỉnh kết luận như SGK
- Nêu phương pháp điều chế kim loại kiềm? 
- Viết các phản ứng xảy ra trên điện cực và phản ứng điện phân NaCl và NaOH nóng chảy? 
HS đọc SGK và trả lời 
+ Nguyên tử

File đính kèm:

  • docBai soan Hoa hoc 12 Chuan.doc
Giáo án liên quan