Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 2)

. Kiến thức:

- Học sinh biết: Hệ thống lại kiến thức hoá hữu cơ chương trình lớp 11

- Học sinh hiểu: Mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức

- Học sinh vận dụng: Làm các bài tập hoá hữu cơ, đặc biệt là bài tập lập công thức phân tử

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng cân bằng phương trình phản ứng, kỹ năng tính toán

 

doc56 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu về tính chất vật lý của saccarozơ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử saccarozơ, làm thí nghiệm, từ đó suy ra tính chất hoá học, yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng.
- GV treo sơ đồ quy trình sản xuất đường saccarozơ từ mía, học sinh nhìn sơ đồ mô tả quá trình, liên hệ thực tế địa phương.
- GV thông báo nhanh về ứng dụng của saccarozơ trong thực tế (sau khi học sinh nêu ứng dụng của đường này)
Hoạt động 3. GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện một số bài tập có trong các đề thi liên quan đến saccarozơ, trên cơ sở đó củng cố giờ học. 
Học sinh độc lập suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên, ôn lại kiến thức cũ.
- Học sinh nghe và bổ sung kiến thức khi giáo viên yêu cầu
- Học sinh cùng giáo viên tìm hiểu cấu trúc của saccarozơ
- Học sinh quan sát sơ đồ và trình bầy quá trình sản xuất
- Học sinh dựa vào thực tế, nêu ứng dụng của đường saccarozơ.
- Học sinh cùng giáo viên hoàn thành bài tập
Ngày soạn: Ngày 18 tháng 9 năm 2009
Ngày dạy: Ngày 21 tháng 9 năm 2009
Lớp 12C1. Sĩ số ./.., vắng .	
Tiết 8, 9. Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (tiếp)
II- chuẩn bị của thầy và trò (tiết 9)
1. GV: dd hồ tinh bột, iot
2. HS: 
III- tiến trình bài học (tiết 8)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. GV cho học sinh ôn lại một số kiến thức cơ bản về đường glucozơ và đường saccarozơ, phân biệt sự khác nhau giữa hai loại đường này về cấu tạo phân tử và tính chất hoá học
Hoạt động 2. Tinh bột
- Giáo viên giới thiệu nhanh về tính chất vật lý của tinh bột
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử tinh bột, từ đó suy ra tính chất hoá học, yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm về phản ứng màu với iot của tinh bột.
- GV thông báo nhanh về ứng dụng của tinh bột trong thực tế (sau khi học sinh nêu ứng dụng của đường này)
Hoạt động 3. Xenlulozơ
- Giáo viên giới thiệu nhanh về tính chất vật lý, trạng thái thiên nhiên của xenlulozơ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc phân tử xenlulozơ, từ đó suy ra tính chất hoá học, yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng. - GV thông báo nhanh về ứng dụng của xenlulozơ trong thực tế (sau khi học sinh nêu ứng dụng của đường này)
Hoạt động 4. GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện một số bài tập có trong các đề thi liên quan đến các gluxit, trên cơ sở đó củng cố toàn bài. 
Học sinh độc lập suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của giáo viên, ôn lại kiến thức cũ.
- Học sinh nghe và bổ sung kiến thức khi giáo viên yêu cầu
- Học sinh cùng giáo viên tìm hiểu cấu trúc của tinh bột và tìm hiểu tính chất hoá học của nó, viết phương trình phản ứng.
- Học sinh dựa vào thực tế, nêu ứng dụng của tinh bột
- Học sinh dựa vào thực tế, trình bầy tính chất vật lý và trạng thái thiên nhiên của xenlulozơ
- Học sinh đọc sgk và rút ra kết luận về cấu trúc phân tử xenlulozơ, từ đó suy ra tính chất hoá học và viết phương trình phản ứng
- Học sinh nêu ứng dụng của xenlulozơ
- Học sinh cùng giáo viên hoàn thành bài tập
Kiến thức cơ bản
I- Saccarozơ
1. Cấu trúc phân tử: Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(Chú ý: Trong phân tử saccarozơ không có chức CHO)
2. Tính chất hoá học
Có tính chất của rượu đa chức và phản ứng thuỷ phân
- Tính chất của rượu đa chức. Phản ứng với Cu(OH)2
2C12H22O11 + Cu(OH)2 -> (C12H21O11)2Cu + 2H2O
 đồng saccarat màu xanh lam
- Phản ứng thuỷ phân H+, t0
 C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 Saccarozơ glucozơ fructozơ
II- Tinh bột. (C6H10O5)n
1. Cấu trúc: Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích à-glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng: Amilozơ và amilopectin, amilopectin thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn lại thành hạt có lỗ rỗng.
 - Amilozơ được tạo thành từ các gốc à-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,4-glicozit thành mạch dài, xoắn lại. Amilozơ có phân tử khối lớn, vào khoảng 200 000.
 - Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch à-glucozơ tạo nên. Mỗi đoạn mạch gồm 20 đến 30 mắt xích à-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết 1,4 glicozit. Các đoạn mạch liên kết với nhau bằng liên kết 1,6-glicozit. Amilopectin có phân tử khối rất lớn, 
khoảng 1 000 000 – 2 000 000. Chính vì vậy mà amilopectin không tan trong nước cũng như trong các dung môi thông thường khác
 H2O, as
Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh.CO2 chất diệp lục C6H12O6 + (C6H10O5)n
 Glucozơ tinh bột
2. Tính chất hoá học
a) Phản ứng thuỷ phân
 H+, t0
 (C6H10O5)n + nH2O nC6H1`2O6
(trong cơ thể người và động vật, tinh bột bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim)
b) Phản ứng màu với iot
Tinh bột hấp thụ iot cho màu xanh lục
Nguyên nhân: Do tinh bột có cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng
III- Xenlulozơ. (C6H10O5)n
1. Tính chất vật lý, trạng thái thiên nhiên
Xenlulozơ tan trong nước Svayde (dung dịch Cu(OH)2/NH3)
2. Cấu trúc phân tử: 
	Xenlulozpư là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc b- glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn, khoảng 2 000 000. Nhiều mạch xenlulozơ ghép lại với nhau thành sợi xenlulozơ. Mỗi gốc xenlulozơ có 3 nhóm OH nên có thể viết [C6H7O2(OH)3]n
3. Tính chất hoá học
a) Phản ứng thuỷ phân H+, t0
 (C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6
 xenlulozơ glucozơ
b) Phản ứng với axit nitric
 H2SO4 (đặc), t0
[C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3 (đặc) [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
 xenlulozơ xenlulozơ trinitrat 
 (dễ nổ, dễ cháy, không sinh ra khói)
Bài tập
Câu 1. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:
 A. 13,5. B. 20,0. C. 15,0. D. 30,0.
(Trích đề thi Đại học khối A năm 2009)
Câu 2. Chất thuộc loại đường đisaccarit là:
 A. fructozơ. B. glucozơ. C. mantozơ. D. xenlulozơ
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008, đề thi TNTHPT dự phòng năm 2009)
Câu 3. Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch axit vô cơ, thu được sản phẩm là 
 A. saccarozơ. B. glucozơ. C. fructozơ. D. mantozơ
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008)
Câu 4. Đồng phân của glucozơ là
 A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. mantzơ
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008- lần 2)
Câu 5. Chất không tham gia phản ứng tráng bạc là
 A. glucozơ. B. axeton. C. anđehit axetic. D. anđehit fomic
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008- lần 2)
Câu 6. Chất tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là
 A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3COOCH3. D. CH3OH.
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT năm 2008- lần 2)
Câu 7. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh, tạo thành từ các gốc
 A. à- glucozơ. B. b- fructozơ. C. b- glucozơ. D. à- fructozơ. 
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT dự phòng năm 2008)
Câu 8. Phát biểu đúng là
Xenlulozơ và tinh bột là đồng phân của nhau
Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột
Thuỷ phân xenlulozơ và tinh bột cho cùng một loại sản phẩm
Xenlulozơ có cấu trúc mạch thẳng và phân nhánh
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT dự phòng năm 2008)
Câu 9. Lên men chất X sinh ra sản phẩm gồm ancol etylic và khí cacbonic. Chất X là
 A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. 
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT dự phòng năm 2008)
Câu 10. Cacbohiđrat ở dạng polime là
 A. glucozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ. 
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT dự phòng năm 2009)
Câu 11. Chất có phân tử khối lớn nhất là
 A. glucozơ. B. protit. C. mantozơ. D. saccarozơ. 
(Trích đề thi tốt nghiệp THPT dự phòng năm 2009)
Câu 12. Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là
 A. mantozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. 
(Trích đề thi Đại học năm 2008- Khối A)
Câu 13. Tinh bột; xenlulozơ; saccarozơ; mantzơ đều có khả năng tham gia phản ứng
 A. hoà tan Cu(OH)2. B. trùng ngưng. C. tráng gương. D. thuỷ phân
(Trích đề thi Đại học năm 2008- Khối A)
Câu 13. Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lit ancol etylic 460 là (biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/lit)
 A. 5,4 kg. B. 5,0 kg. C. 6,0 kg. D. 4,5 kg
(Trích đề thi Đại học năm 2008- Khối B)
Câu 14. Cho dãy các chất: glucozơ; xenlulozơ; saccarozơ; tinh bột; mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
 A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
(Trích đề thi Cao đẳng năm 2008)
Câu 15. Cho các chất (và điều kiện)
(1) H2/Ni, t0; (2) Cu(OH)2; (3) [Ag(NH3)2]OH; (4) CH3COOH/H2SO4
Saccarozơ có thể tác dụng với:
 A. (1), (2). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).
Câu 16. Để nhận biết 3 dung dịch: glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
 A. Cu(OH)2/OH-. B. Na. C. dd AgNO3/NH3. D. CH3OH/HCl
Câu 17. Để phân biệt dung dịch của 3 chất: hồ tinh bột, dd glucozơ, dd saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là:
 A. Cu(OH)2. B. dd AgNO3. C. Cu(OH)2/OH-, t0. D. dd iot
Câu 18. Lên men 1 tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là
 A. 0,338 tấn. B. 0,833 tấn. C. 0,383 tấn. D. 0,668 tấn
Câu 19. Tính khối lượng xenlulozơ và khối lượng axit nitric cần để sản xuất ra 0,5 tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong sản xuất là 20%
Câu 20. Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 g tinh bột thì cần bao nhiêu lít không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp.
 Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 g một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 g kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 g. Đun nóng dung dịch A lại thu được 0,1 g kết tủa nữa. Tìm công thức phân tử của X, biết rằng 0,4104 g X khi làm bay hơi thu được thể tích khí đúng bằng thể tích của 0,0552 g hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. ĐS C12H22O11
Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 g CO2 và 1,98 g H2O. Tìm công thức phân tử của 

File đính kèm:

  • docBai soan Hoa 122.doc
Giáo án liên quan