Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 15)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức phần hoá học hữu cơ đã học ở lớp 11

Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng viết đồng phân , gọi tên hợp chất hữu cơ, viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học và điều chế của các hợp chất hữu cơ đã học.

CHUẨN BỊ:

GV: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, các phiếu học tập.

HS: Ôn tập lại tất cả các bài lí thuyết hoá học hữu cơ đã học ở lớp 11

 

doc125 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Ôn tập đầu năm hóa 12 (tiết 15), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em được biết?
HS: chất rắn, thường có tính dẻo, có nhiệt độ nóng chảy không xác định, thường không bay hơi, dd nhớt ...
2. Tính chất hoá học
GV yêu cầu HS đọc sgk và cho biết những tính chất hoá học đặc trưng của polime?
HS: polime có những phản ứng sau
a. Phản ứng phân cắt mạch polime
- Phản ứng thuỷ phân (thuỷ phân tinh bột, xenlulozơ ...)
- Phản ứng giải trùng hay phản ứng đepolime hoá 
VD: polistiren stiren
( NH-(CH2)5-CO )n + nH2O 	 nNH2-(CH2)5-COOH	
Nilon-6 	Axit - aminocaproic
- Phản ứng oxi hoá cắt mạch C
b. Phản ứng giữ nguyên mạch polime
- phản ứng ở các liên kết đôi, nhóm chức có trong phân tử polime.
VD: 
( CH2-CH=CCH3-CH2 )n + nHCl ® ( CH2-CH2-CCH3Cl-CH2 )n
Cao su thiên nhiên	Cao su hiđroclo hoá
Polivinylaxetat thuỷ phân polivinyl ancol + axit axetic
c. Phản ứng tăng mạch polime
Khi có đk thích hợp ( nhiệt độ, xúc tác...), các mạch polime có thể nối với nhau qua cầu thành mạch dài hơn hoặc thành dạng mạng lưới
VD: phản ứng lưu hoá cao su, phản ứng chuyển nhựa rezol thành nhựa rezit
IV. Điều chế polime
Hđ 4:
HS đọc sgk để cho biết:
- Thế nào là phản ứng trùng hợp?
- Thế nào là phản ứng trùng ngưng?
- Đk của monome tham gia phản ứng trùng hợp?
- Đk của monome tham gia phản ứng trùng ngưng?
- Lấy VD cho từng loại phản ứng?
Hđ 5:
Củng cố
Sử dụng bt sgk
Chú ý bt 6: 
n HOOC-C6H4-COOH + n HO-CH2-CH2-OH 
Axit terephtalic	( CO-C6H4-COO-CH2-CH2-O )n + 2nH2O
	Poli(etylen terephtalat)
TIẾT 29,30	Ngày 10/ 12/ 07
BÀI 21	VẬT LIỆU POLIME.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:	HS biết: 
- Biết khái niệm về một số vật liệu : chất dẻo, vật liệu compozit
- Thành phần, tính chất và ứng dụng của chúng
Kĩ năng:
- So sánh các loại vật liệu 
- Viết các phương trình hoá học của các phản ứng tổng hợp ra các loại vật liệu trên
- Giải các bt về polime 
Tình cảm, thái độ	- GV truyền đạt để HS thấy được những ưu điểm và tầm quan trọng của của các vật liệu polime trong đời sống và sản xuất, từ đó tạo hứng thú và say mê bài học này.
CHUẨN BỊ:	GV: 	- Các mẫu polime, cao su, keo dán 
	- Các tranh ảnh, hình vẽ, tư liệu liên quan đến bài giảng.
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Chất dẻo
Hđ 1:
1. Định nghĩa
GV: em hãy tìm hiểu sgk và cho biết:	- Tính dẻo là gì?	- Chất dẻo là gì?
- Khái niệm về vật liệu compozit?
- Thành phần của chất dẻo và của vật liệu compozit?
HS: 
- Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt độ , của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
- Thành phần của chất dẻo: polime, chất hoá dẻo, chất độn, chất phụ gia...
- Thành phần của vật liệu compozit: chất nền ( polime) và chất độn, chất phụ gia...
2. Một số hợp chất polime dùng làm chất dẻo
GV: Em hãy kể tên một số hợp chất polime dùng làm chất dẻo mà em đã được học?
HS: PE, PVC, poli(metyl metacrylat), poliphenolfomanđehit (PPF hay Bakelit)...
GV: Em hãy viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra các polime trên?
HS: Viết phản ứng, GV nhận xét, sửa chửa những chổ chưa chính xác
GV: em thử tìm hiểu ứng dụng của từng loại chất dẻo trong đời sống và kĩ thuật?
II. Tơ
Hđ 2:
1. Định nghĩa:
GV: em hãy cho biết:
- Tơ là gì?
- Đặc điểm của tơ?
HS: 
- Tơ là những polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định
- Đặc điểm của tơ: là những phân tử polime có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau tạo thành những sợi dài và mềm mại; polime này thường rắn, tương đối bền với nhiệt và các dụng môi thông thường; mềm, dai, không độc và có khả năng nhộm màu...
2. Phân loại tơ
GV: Em hãy đọc sgk và cho biết cách phân loại tơ
HS: Tơ được phân chia thành 2 loại
- Tơ thiên nhiên: là tơ có sẳn trong thiên nhiên như bông, len, tơ tằm...
- Tơ hoá học: được chế tạo bằng con đường hoá học 
	+ Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polime tổng hợp như tơ poli amit (nilon, capron...), tơ polivinyl thế (vinilon...)
	+ Tơ bán tổng hợp hay tơ nhân tạo: từ polime thiên nhiên nhưng được chees biến thêm bằng con đường hoá học như tơ visco, tơ xenlulozơ axetat...
3. Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
GV: em hãy đọc sgk để cho biết một số loại tơ tổng hợp thường gặp và viết phương trình phản ứng tổng hợp loại tơ đó?
HS: trả lời
a. Tơ nilon - 6,6
- Điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng hexametylen điamin và axit ađipic
nH2N-[CH2]6 -NH2 + nHOOC-[CH2]4-COOH 
	( NH- [CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO )n + 2nH2O
- Tính chất : dai, bền, mềm mại, óng mượt, ít thấm nước, giặt mau khô; kém bền với nhiệt, với axit và kiềm.
- Ứng dụng: dệt vải, làm bita tất, dây thừng, dây dù, đan lưới...
b. Tơ nitron (hay olon)
- Điều chế: Trùng hợp vinyl xianua (hay acrilonitrin)
nCH2=CHCN ( CH2 -CHCN )
acrilonitrin	poli acrilonitrin
- Tính chất: dai, bên với nhiệt và giữ nhiệt tốt
- Ứng dụng: dệt vải may quần áo ấm
Hđ 3: củng cố tiết thứ nhất	Giải bt 3, 5 (SGK)
Tiết 30 
III. Cao su
Hđ 4:	1. Định nghĩa
GV: em hãy đọc sgk và cho biết: Cao su là gì? 
HS: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi thôi tác dụng.
2. Phân loại:
Có 2 loại cao su: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
a. Cao su thiên nhiên
GV: có nhiều loài cây có thể cho mủ cao su nhưng quan trọng nhất là cây Hevea có nguồn gốc từ Nam mĩ, được Pháp đưa vào nước ta
- Cấu tạo:
HS: đọc sgk để biết: cao su thiên nhiên là polime của isopren:
	( CH2-CCH3=CH-CH2 )n 	với n= 1500-15000
- Tính chất: 
GV: những tính chất của cao su mà em biết?
HS: 
+ Cao su đàn hồi, không dẫn diện, không dẫn nhiệt, không thấm khí, không thấm nước, không tan trong nước, etanol, axeton... nhưng tan trong xăng, benzen
+ Vì có liên kết đôi trong phân tử nên cao su thiên nhiên có thể tham gia các phản ứng cộng H2, HCl, Cl2 ... và đặc biệt khi tác dụng với lưu huỳnh cho cao su lưu hoá. Bản chất của sự lưu hoá cao su là tạo ra các cầu nối đi sunfua giữa các mạch phân tử cao su thành mạng lưới.
b. Cao su tổng hợp
GV yêu cầu HS đọc sgk để biết cao su tổng hợp là gì?
HS: Cao su tổng hợp là loại vật liệu polime tương tự cao su thiên nhiên được điều chế từ các monome, thường bằng phản ứng trùng hợp.
GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk để biết có những loại cao su tổng hợp phổ biến nào được học? phương trình hoá học của phản ứng điều chế loại cao su đó? đặc điểm của từng loại cao su này?
HS: 
- Cao su buna
nCH2=CH-CH=CH2 ( CH2-CH=CH-CH2 )n
Cao su buna có tính bền và độ đàn hồi kém cao su thiên nhiên.
- Cao su buna-S
nCH2=CH-CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 
( CH2-CH=CH-CH2-CHC6H5-CH2 )n
	Cao su buna-S có tính đàn hồi cao
	- Cao su buna-N
nCH2=CH-CH=CH2 + nCNCH=CH2 
( CH2-CH=CH-CH2-CHCN-CH2 )n
	Cao su buna-N có tính chống dầu cao.
IV. Keo dán tổng hợp
Hđ 5:	1. Định nghĩa
GV: em hãy đọc sgk và cho biết keo dán là gì? bản chất của keo dán?
HS: 
- Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính 2 mảnh vật liệu rắn khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của chúng.
- Bản chất của keo dán là có thể tạo ra màng hết sức mỏng, bền chắc giữa 2 mảng vật liệu. Lớp màng mỏng này phải rất bền vững (kết đinh nội) và phải bám chắc vào mảnh vật liệu được dán (kết dính ngoại).
2. Một vài loại keo dán thông dụng
a. Nhựa vá săm
Là dd đặc cao su trong dung môi hữu cơ
b. Keo dán epoxit
Làm từ polime có nhóm epoxit CH2-CH-
	 O
c. Keo dán urefomanđehit
nH2N-CO-NH2 + nCH2=O ( NH-CO-NH-CH2 )n + nH2O
Hđ 6: củng cố
Sử dụng bt sgk 
TIẾT 31	Ngày 20/ 12/ 07
BÀI 22	LUYỆN TẬP: ĐIỀU CHẾ VÀ CẤU TRÚC CỦA POLIME.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về các pp điều chế polime
- Củng cố kiến thức về cấu tạo hoá học và cấu trúc mạch polime
Kĩ năng:
- So sánh hai phản ứng điều chế polime
- Giải các bt về hợp chất polime.
Tình cảm, thái độ
- HS khẳng định tầm quan trọng của hợp chất polime trong cuộc sống, sản xuất và biết áp dụng sự hiểu biết về các hợp chất polime trong thực tế
CHUẨN BỊ:
GV: 	hệ thống câu hỏi và bài tập
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hđ 1:
I. Những kiến thức cần nhớ
1. So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng
GV: chuẩn bị sẳn bảng theo sgk nhưng che khuất các thông tin, GV đặt câu hỏi theo nội dung trong bảng
HS: trả lời câu hỏi và kiểm tra lại nội dung trong bảng
2. Cấu trúc polime:
HS nhắc lại ba kiểu cấu trúc của polime
3. Các phương trình phản ứng tổng hợp ra một số polime thông dụng
GV: yêu cầu HS lên bảng lần lượt viết phương trình phản ứng điều chế PE, PVC, poli (metyl metacrylat), nhựa bakelit, nilon-6,6, tơ nitron, cao su Buna, cao su Buna-S, cao su Buna -N, keo Urefomanđehit...
Hđ 2:
II. Bài tập
GV hướng dẫn cho HS giải bt 2, 3, 4, 5 (SGK) 
Bt giải thêm
Từ xenlulozơ, viết phương trình phản ứng điều chế PE, PVC, cao su buna (các chất vô cơ và đk thí nghiệm có đủ)
(C6H10O5)n ® C6H12O6 ® C2H5OH ® C2H4 ® PE
C2H5OH ® C4H6 ® cao su
C4H6 ® C4H10 ® CH4 ® C2H2 ® CH2=CHCl ® P

File đính kèm:

  • docthe dien cuc.doc