Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 64)

- Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu các em học sinh biết rằng: Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

- Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hóa học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 64), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22 / 8/ 2009 HOá HọC 8
Tiết 1: Mở đầu môn hóa học
I. Mục tiêu:
Học sinh biết hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hóa học là một môn học quan trọng và bổ ích.
Bước đầu các em học sinh biết rằng: Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.
Học sinh biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và biết phải làm thế nào để có thể học tốt môn hóa học.
II.Đồ dùng dạy học:
Một giá để ống nghiệm, trong mỗi giá có ba ống nghiệm (Có ghi nhãn):
+ ống 1: Đựng dung dịch CuSO4.
+ ống 2: Đựng dung dịch NaOH.
+ ống 3: Đựng dung dịch HCl.
Một miếng nhôm.
Một chiếc đinh sắt đã đánh sạch (hoặc một dây nhôm).
Một ống hút.
Giá ống nghiệm để trong khay nhựa.
GV chuẩn bị hình vẽ “cách dùng đồ dùng bằng nhôm” vào giấy trong hoặc bảng phụ để khai thác trong bài.
III. Hoạt động dạy – học:
	A. Bài mới
1: Hóa học là gì?
GV sử dụng vài phút đầu giờ để giới thiệu qua về bộ môn và cấu trúc chương trình bộ môn hóa ở THCS.
GV nêu mục tiêu của bài học.
GV đặt câu hỏi: “Em hiểu hóa học là gì?” 
GV để hiểu rõ hóa học là gì? chúng ta sẽ tiến hành một vài thí nghiệm đơn giản sau đây:
Bước 1: các em hãy quan sát trạng thái, màu sắc của các chất có trong ống nghiệm của mỗi nhóm và ghi lại vào giấy của nhóm.
Bước 2: các em dùng ống hút, nhỏ khoảng 5-7 giọt dung dịch màu xanh (dung dịch CuSO4) ở ống 1 sang ống 2 (dung dịch NaOH): GV làm mẫu.
Bước 3: thả miếng sắt vào ống nghiệm 3 (dung dịch HCl) - Đặt nhẹ chiếc đinh sắt (hoặc dây nhôm) vào ống nghiệm 1 (có chứa dung dịch CuSO4)đ sau đó lấy chiếc đinh ra và quan sát: Gv làm mẫu.
GV gọi các nhóm nhận xét:
Qua việc quan sát các thí nghiệm trên, các em có thể rút ra kết luận gì? (cho học sinh thảo luận theo nhóm).
GV gọi đại diện 1 nhóm nêu kết luận.
GV đưa kết luận lên màn hình.
GV chiếu hình vẽ lên màn hình yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ: (SGK).
? GV: Người ta sử dụng cốc nhôm để đựng:
a, nước.
b. Nước vôi.
c. Giấm ăn.
? Theo các em: Cách sử dụng nào thì đúng? Vì sao?
GV gọi đại diện từng nhóm trả lời.
? Vậy hóa học là gì?
GV gọi 1 HS đọc kết luận.
GV đưa phần kết luận lên màn hình
HS: Suy nghĩ trả lời (khoảng vàI phút)
Thí nghiệm:
HS quan sát và ghi (theo nhóm):
+ ống 1: dung dịch CuSO4: dung dịch trong suốt, màu xanh.
+ ống 2: dung dịch NaOH: dung dịch trong suốt, không màu.
+ ống 3: dung dịch HCl: dung dịch trong suốt, không màu.
HS: làm theo hướng dẫn của GV.
HS: quan sát và ghi nhận xét.
HS: Ghi nhận xét vào giấy hoặc bảng nhóm.
HS: làm theo hướng dẫn của GV, cả nhóm quan sát và nhận xét.
+ Nhận xét:
ở ống nghiệm thứ 2 có chất mới màu xanh không tan tạo thành (dung dịch không còn trong suốt nữa).
Trong ống nghiệm 3 có bọt khí.
Trong ống nghiệm 1 ở chiếc đinh sắt (phần tiếp xúc với dung dịch) có màu đỏ.
HS: thảo luận nhóm.
* Kết luận:
ở thí nghiệm trên đều có sự biến đổi các chất.
HS: quan sát hình vẽ.
HS: thảo luận nhóm khoảng 2 phút.
HS: “ Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng”.
: Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta:
GV đặt vấn đề: “Vậy hóa học có vai trò như thế nào?”
GV chiếu câu hỏi lên màn hình suốt thời gian hoạt động 2.
GV nêu câu hỏi:
? Em hãy kể tên một vàI đồ dùng, vật dụng sinh hoạt được sản xuất từ sắt, nhôm, đồng, chất dẻo.?
? Em hãy kể tên một vàI sản phẩm hóa học được dùng trong sản xuất nông nghiệp?
? Em hãy kể tên những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và cho việc bảo vệ sức khỏe gia đình em?
GV cho HS xem tranh vẽ ứng dụng của một số chất cụ thể.
Ví dụ: Tranh: 
+ ứng dụng của Hiđro
+ ứng dụng của oxi.
+ ứng dụng của gang, thép.
+ ứng dụng của chất dẻo, polime..
GV em có kết luận gì về vai trò của hóa học trong cuộc sống chúng ta?
GV đưa câu kết luận lên màn hình.
HS: Các vật dụng đò dùng sinh hoạt trong gia đình như: Soong, nồi, dao, kéo, cuốc, xẻng, ấm, bát, đĩa, giấy, dép, xô, chậu.
HS: Các sản phẩm hóa học dùng trong nông nghiệp như: Phân bón hóa học: Phân đạm, phân lân, phân kali; Thuốc trừ sâu; Chất bảo quản thực phẩm
HS: Những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc học tập của em là: Sách, vở, bút, mực, tẩy, hộp bút, cặp sách.
Những sản phẩm hóa học phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe như: Các loại thuốc chữa bệnh.
- HS: “Hóa học có vai trò rất quan trọng trong đời sống chúng ta”.
: Phải làm gì để học tốt môn hóa học?
GV đưa câu hỏi của đề mục lên màn hình suốt thời gian HS thảo luận nhóm.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: “Muốn học tốt bộ môn hóa học các em phảI làm gì?”
GV gợi ý các nhóm HS thảo luận tho 2 phần:
+ Các hoạt động cần chú ý khi học môn hóa học?
+ Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt?
GV chiếu lên màn hình các ý kiến của từng nhóm HS và cho các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV Vậy học như thế nào thì được coi là học tốt môn hóa học?
GV thuyết trình và chiếu trên màn hình:
“Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo các kiến thức đã học”.
HS: Thảo luận nhóm chừng 5 pjút và ghi lại ý kiến của nhóm mình vào giấy trong (hoặc bảng nhóm).
+ Các hoạt động cần chú ý khi học tập môn hóa học:
a. Thu thập tìm kiếm kiến thức.
b. Xử lí thông tin: nhận xét hoặc tự rút ra kết luận cần thiết
c. Vận dụng: Đem những kết luận rút ra từ bàI học vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bàI học, đồng thời tự kiểm tra trình độ.
d. Ghi nhớ: Học thuộc lòng những nội dung quan trọng.
+ Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào?
a. Phải biết làm thí nghiệm, biết quan sát hiện tượng trong thí nghiệm, trong thiên nhiên, cũng như trong cuộc sống.
b. Có hứng thú say mê, chủ động tìm tòi, chú ý rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo.
c. Biết nhớ một cách chọn lọc thông minh.
d. Tự đọc thêm scáh tham khảo để mở rộng kiến thức.
	B. Củng cố :
- Hoá học là gì ? Phải làm gì để học tốt môn hoá học
D. Dặn dò :
- Học bài , học thuộc phần ghi nhớ
- Tìm hiểu về các vật dụng xung quanh em xem chúng được làm từ các vật liệu gì

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8(24).doc
Giáo án liên quan