Bài giảng Tiết 1 : Lý thuyết về este
Mục đích yêu cầu :
Ôn lại cho học sinh những kiến thức cơ bản về este.
Rèn luyện cho học sinh cách học bài , kỹ năng viết ptpư.
II, Phương pháp :
Đàm thoại và vấn đáp .
III, Chuẩn bị :
GV chuẩn bị bài giảng , học sinh ôn tập ở nhà.
ố đồng phân este no đơn chức, mạch hở : CnH2nO2 sẽ có số đồng phân bằng : 2n-2 ( Với 1<n < 5 Ví dụ : a, C2H4O2 là : 2 (2-2) =1 ; b, C3H6O2 là : 2 ( 3-2)= 2 c, C4H8O2 là : 2 (4-2) = 4. Loại 2 : Bài tập tính toán : Ví dụ bài 6 trong sgk trang 7 Đốt 7,4 gam este X đơn chức được 6,72 lít CO2. 5,4 gam H2O. A, Xác định CTPT X. Hướng dẫn giải : Tính số mol : n CO2 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol ; n H2O = 5,4 : 18 = 0,3 mol Như vậy khi đốt cháy X cho số mol CO2 = số mol H2O = 0,3 mol → este đó là este no, đơn chức , mạch hở do đó có công thức phân tử CnH2nO2 Ptpư cháy : CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → n CO2 + n H2O Theo pt 1 mol X cho n mol CO2 A mol X cho 0,3 mol CO2 → A = (0,3 : n ) mol Theo công thức n = m/M → M = m /n = 7,4 : (0,3 : n )= 7,4n / 0,3 (1) Mà M của este CnH2nO2 = 12n + 2n +16.2 = 14n + 32 (2) Từ (1) và (2) suy ra : 7,4n/0,3 = 14n + 32 Giải ra ta được : n = 3 . Vậy công thức của este là : C3H6O2 b, Đun 7.4 gam X trong NaOH được 3,2 gam ancol và muối Z . Viết công thức cấu tạo X và khối lượng muối Z. Hướng dẫn : Vì X là este đơn chức nên có công thức là : RCOOR1 Vậy ptpư : RCOOR1 + NaOH → RCOONa + R1OH Theo ptpư n este = n ancol = 7,4 : 74 = 0,1 mol → M ancol = 3,2 : 0,1 = 32 Mà M ancol = MR + 17 = 32 → MR = 32-17 =15 Hay R là CH3 và ancol là CH3OH . Và este X là : CH3COOCH3 → Muối là CH3COONa m muối = 82 x 0,1 = 8,2 gam *************************************** Ngày soạn : 29/1/2012 Ngày giảng : 12A112A2 12A3.12A7 TIẾT 3 : LÝ THUYẾT VỀ LIPÍT I, Mục đích yêu cầu : GV hướng dẫn hoc sinh những kiến thức cơ bản về lipit. Rèn luyện cho học sinh cách học bài , kỹ năng viết ptpư. II, Phương pháp : Đàm thoại và vấn đáp . III, Chuẩn bị : GV chuẩn bị bài giảng , học sinh ôn tập ở nhà. IV, Các bước lên lớp : 1, Ổn định lớp : 12A1 12A2 12A3 12A7 2, Bài mới : I, Khái niệm : Lipít là các este phức tạp , bao gồm chất béo , sáp , steroit II, Chất béo : 1, Khái niệm : Là trieste của glixerol với axít beáo . - Glixerol có công thức là : C3H5(OH)3 Hay CH2OH-CH(OH)-CH2OH - Axít béo là các axit có mạch cácbon dài không phân nhánh. Ví dụ : C17H35 COOH axit stearic C17H33COOH axit oleic C15H31COOH axit panmitic C17H31COOH axit linoleic ( C5H11CH=CH-CH2-CH=CH-(CH2)7COOH) 2, Tính chất vật lý : - Chất béo lỏng trong phân tử có gốc hiđrocacbon không no . - Chất béo rắn trong phân tử có gốc hođrocacbon no . 3, Tính chất hóa học : a, Thủy phân trong môi trường axít tạo thành axit + ancol H/s xem ví dụ trong sgk b, Thủy phân trong môi trường kiềm : tạo muối + ancol . H/s xem ví dụ trong sgk c, Phản ứng cộng hiđro của chất béo lỏng : chỉ xảy ra với các chất béo có gốc hiđro các bon không no. Chú ý : Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm thu được muối gọi là phản ứng xà phòng hóa, sản phẩm là xà phòng . Vậy xà phòng là muối natri hoặc kali của axit béo. **************************************** Ngày soạn : 29/1/2012 Ngày giảng : 12A112A2 12A3.12A7 TIẾT 4 : BÀI TẬP VỀ LIPÍT I, Mục đích yêu cầu : GV hướng dẫn hoc sinh làm các bài tập cơ bản về lipit. Rèn luyện cho học sinh cách học bài , kỹ năng viết ptpư. II, Phương pháp : Đàm thoại và vấn đáp . III, Chuẩn bị : GV chuẩn bị bài giảng , học sinh ôn tập ở nhà. IV, Các bước lên lớp : 1, Ổn định lớp : 12A1 12A2 12A3 12A7 2, Bài mới : Loại 1 : Tính số đồng phân trieste tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axit béo thì : Số tri este = n2(n+1)/2 . Ví dụ : Đun nóng hỗn hợp gồm glixerol với 2 axit béo là axit panmitic và axit stearic ( xúc tác H2SO4 đặc) thì thu được bao nhiêu trieste ? Giải : Ta có Số tri este = n2(n+1)/2 = 22(2+1)/2 = 6 Loai 2 : Bài tập về viết phương trình phản ứng : Ví dụ 1: Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau : a, C4H10 → X → CH3COOCH3 → C2H5OH → X →Y → poli(vinyl axetat) b, olein → natrioleat→axitoleic → axitstearic → natristearat → canxistearat Hướng dẫn : a, 2 C4H10 + 5O2 → 4CH3COOH + 2H2O CH3COOH + CH3OH ======= CH3COOCH3 + H2O CH3COOCH3 → C2H5OH + CH3OH C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O CH3COOH + CH≡CH → CH3COOCH=CH2 n CH3COOCH=CH2 → ---(- CH-CH2--)n-- b, ( C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 C17H33COONa +C3H5(OH)3 2C17H33COONa + H2SO4 → 2C17H33COOH + Na2SO4 C17H33COOH + H2 → C17H35COOH C17H35COOH + NaOH → C17H35COONa + H2O 2C17H35COONa + CaCl2 → (C17H35COO)2Ca ↓ + 2 NaCl ****************************************************** Ngày soạn : 4/2/2012 Ngày giảng : 12A112A2 12A3.12A7 TIẾT 5 : LÝ THUYẾT VỀ CACBOHIĐRAT I, Mục đích yêu cầu : GV hướng dẫn hoc sinh những kiến thức cơ bản về cácbohiđrat. Rèn luyện cho học sinh cách học bài , kỹ năng viết ptpư. II, Phương pháp : Đàm thoại và vấn đáp . III, Chuẩn bị : GV chuẩn bị bài giảng , học sinh ôn tập ở nhà. IV, Các bước lên lớp : 1, Ổn định lớp : 12A1 12A2 12A3 12A7 2, Bài mới : A, Khái niệm – phân loại : -Các bohiđrát còn gọi là gluxit hay saccarit là những hợp chất hữu cơ tạp chức và thường có công thức chung Cn(H2O)m . - Thường chia làm 3 loại nhóm chính sau đây : + Monosaccarit là cácbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được , thí dụ glucozơ , fructozơ. + Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit ví dụ saccarozơ và mantozơ + Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit, ví dụ tinh bột và xenlulozơ. B, Glucozơ : C6H12O6. 1, Tính chất vật lý – trạng thái tự nhiên- cấu tạo phân tử : a, Tính chất vật lý : là chất rắn , tinh thể không màudễ tan trong nước , có vị ngọt. b, Trạng thái tự nhiên : Có trong hầu hết các bộ phận của cây , nhất là quả nho chín. c, Cấu tạo phân tử : Là hợp chất hữu cơ tạp chức ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo anđehit đơn chức và ancol 5 chức. Ví dụ h/s tự viết. 2, Tính chất hóa học : a, Tính chất của ancol đa chức : + Tác dụng với Cu(OH)2 tao dung dịch màu xanh lam trong suốt: 2 C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O + Pư với axit axetic tạo este chứa 5 gốc axit. b, Tính chất của anđehit : + oxihóa glucozơ bằng dd AgNO3 trong amoniac C5H11O5CHO + 2AgNO3 +3NH3+H2O→C5H11O5COONH4+2Ag↓ +2NH4NO3 + Oxi hóa bằng Cu(OH)2 C5H11O5CHO +2 Cu(OH)2 +NaOH → C5H11O5COONa +Cu2O↓đỏ gạch + 3H2O + Khử bằng hiđro: CH2OH(CHOH)4CHO + H2 → CH2OH(CHOH)4CH2OH ( sobitol) c, Phản ứng lên men : C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 3, Điều chế và ứng dụng : + điều chế bằng phản ứng thủy phân tinh bột có xúc tác axit clohiđric loãng hoặc enzim. Hoặc thủy phân Xen lulozơ xtác HCl đặc + ứng dụng : 4, Fructozơ : Là đồng phân của glucozơ công thức cấu tạo dạng mạch hở : CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH2OH Tương tự glucozơ nó cũng tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam và cộng hiđro . Bị oxihóa bởi AgNO3/NH3 và Cu(OH)2 vì trong môi trường kiềm chuyển hóa thành gluczơ . C, Saccarozơ : C12H22O11 1, Tính chất vật lý – trạng thái tự nhiên – cấu trúc phân tử : + Tính chất vật lý : chất rắn kết tinh không màu vị ngọt, tan tốt trong nước. + trạng thái tự nhiên : có nhiều trong các loài thực vật như mía, củ cải đường , hoa thốt nốt. + cấu trúc phân tử : Là đisaccarit cấu tạo gồm một gốc glucozơ và một gốc Fructozơ . phân tử không có nhóm chức CHO mà chỉ có nhóm OH. 2, Tính chất hóa học : có tính chất của ancol đa chức : + Phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. 2 C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O + Phản ứng thủy phân : C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6 Glucozơ Fructozơ D, Tinh bột : (C6H10O5)n 1, Tính chất vật lý – trạng thái tự nhiên – cấu trúc phân tử : + Tính chất vật lý : Chất rắn , ở dạng bột vô định hình màu trắng không tan trong nước lạnh . + trạng thái tự nhiên : Có trong các loại hạt ngũ cốc ,các loại củ. + cấu trúc phân tử : Phân tử gồm nhiều mắt xích glucozơ liên kết với nhau gồm hai dạng : amilozơ và amilopectin. 2, Tính chất hóa học : + Phản ứng thủy phân thu được glucozơ. (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 . + Phản ứng màu với iôt : Dung dịch Iôt tác dụng với hồ tinh bột cho hợp chất có màu tím. 3, Ứng dụng : sgk E, Xenlulozơ : 1, Tính chất vật lý – trạng thái tự nhiên – cấu trúc phân tử : + Tính chất vật lý : Chất rắn màu trắng dạng sợi không có mùi vị , không tan trong nước và nhiều dung môi hữu cơ chỉ tan trong dung dịch Svayde. + trạng thái tự nhiên : Là thành phần chính cấu tạo nên màng tế bào thực vật. + cấu trúc phân tử : Gồm nhiều gốc glucozơ liên kết với nhau Công thức phân tử : (C6H10O5)n Phân tử có 3 nhóm OH nên có thể viết : (C6H7O2(OH)3)n 2, Tính chất hóa học : + Phản ứng thủy phân thu được glucozơ (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 + Phản ứng với axit Nitric : (C6H7O2(OH)3)n + 3n HNO3đặc → (C6H7O2(ONO2)3)n + 3n H2O Thu được xen lulozơtrinitrat dùng làm thuốc súng. 3, Ứng dụng : sgk ********************************* Ngày soạn : 4/2/2012 Ngày giảng : 12A112A2 12A3.12A7 TIẾT 6 : BÀI TẬP VỀ CACBOHIĐRAT I, Mục đích yêu cầu : . Rèn luyện cho học sinh cách học bài , kỹ năng viết ptpư. II, Phương pháp : Đàm thoại và vấn đáp . III, Chuẩn bị : GV chuẩn bị bài giảng , học sinh ôn tập ở nhà. IV, Các bước lên lớp : 1, Ổn định lớp : 12A1 12A2 12A3 12A7 2, Bài mới : Bai1 trang 25 : Đáp án đúng là A ( Đều tạo được dd màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2 . Bài 1 trang 25 : Có thể dùng Cu(OH)2 để nhạn biết được 4 dung dịch : Glucozơ, glixerol, fomanđehit, etanol . Vì khi cho Cu(OH)2 và 4 dd trên sẽ có các hiện tượng sau : 2 dd tạo dung dịch màu xanh lam là Glucozơ, glixerol . 2 dd không có hiện tượng gì là fomanđehit, etanol . Sau đó nếu đun nóng 2 dung dịch có màu xanh lam nếu dung dịch nào tạo kết tủa đỏ gạch là Glucozơ, dd không có hiện tượng gì là glixerol. Tiếp theo nếu đun nóng 2 dung dịch không có hiện tượng gì khi cho Cu(OH)2 nếu dung dịch nào tạo kết tủa đỏ gạch là fomanđehit, còn dung dịch không có hiện tượng gì là etanol . Bài 6 trang 25 : Ptpư : C5H11O5CHO + 2AgNO3 +3NH3+H2O→ C5H11O5COONH4 + 2NH4NO3+2Ag↓ Theo ptpư cứ 180 gam glu tác dụng với 2.170gam AgNO3 tạo 2.108 g Ag↓
File đính kèm:
- giao an on tap lop 12 20112012.doc