Bài giảng Tiết 1: Lập công thức hoá học . Tính hoá trị của nguyên tố (Tiếp theo)

Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức

 - HS biết cách lập công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.

 - Biết cách tìm hoá trị của nguyên tố trong hợp chất, biết xác định công thức đúng, sai của hợp chất.

2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức, lập công thức hoá học và hoạt động theo nhóm nhỏ.

 

doc180 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Lập công thức hoá học . Tính hoá trị của nguyên tố (Tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yện thép
Nguyên tắc: oxi hoá các nguyên tố C, Mn, Si, P  có trong gang.
FeO + C Fe + CO
GV: Chiếu lên màn hình các câu hỏi sau và yêu cầu HS trả lời lần lượt:
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
- Những yếu tố ảnh hưởng đế sự ăn mòn kim loại?
- Tại sao phải bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
- Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
Hãy lấy ví dụ minh hoạ.
(GV có thể chuẩn bị trước để chiếu phần câu trả lời lên màn hình sau khi HS đã trả lời và bổ sung).
4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ không bị ăn mòn
HS: Trả lời các câu hỏi (các HS khác bổ sung).
Hoạt động 2: Bài tập 
GV: Chiếu đề bài luyện tập 2 lên màn hình.
Bài tập 2: Có các kim loại Fe, Al, Cu, Ag. Hãy cho biết trong các kim loại trên, kim loại nào tác dụng được với:
a) Dung dịch HCl
b) Dung dịch NaOH
c) Dung dịch CuSO4
d) Dung dịch AgNO3
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
- Kiểm tra kiến thức của nhóm.
GV: Chiếu bài làm của HS lên màn hình, yêu cầu HS giải thích và gọi các HS khác nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3:
Bài tập 3: Hoà tan 0,54 gam một kim loại R (có hoá trị III trong hợp chất) bằng 50 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (ở đktc).
a) Xác định kim loại R.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được sau phản ứng.
(GV có thể gọi HS làm từng bước, đồng thời GV chiếu từng phần bài giải lên màn hình).
GV: yêu cầu học sinh khác bổ sung.
- Cho điểm học sinh làm bài tốt.
HS: Làm bài tập vào vở:
a) Những kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là: Fe, Al.
Phương trình phản ứng:
Fe + 2HCl đ FeCl2 + H2
2Al + 6HCl đ 2AlCl3 + 3H2
b) Những kim loại tác dụng được với dung dịch NaOH là: Al.
2Al + 2NaOH đ NaAlO2 + 3H2
c) Nhứng kim loại tác dụng được với dung dịch CuSO4 là: Al, Fe.
Phương trình phản ứng:
2Al + 3CuSO4 đ Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4 đ FeSO4 + Cu
d) Những kim loại tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: Al, Fe, Cu.
Phương trình phản ứng:
Al + 3AgNO3 đ Al(NO3)3 + 3Ag
Fe + 2AgNO3 đ Fe(NO3)2 + 2Ag
Cu + 2AgNO3 đ Cu(NO3)2 + 2Ag
HS: Làm bài tập 3:
Phương trình:
2R + 6HCl đ 2RCl3 + 3H2
Theo phương trình:
Vậy R là Al.
b) nHCl đầu bài = CMxV = 2x0,05 = 0,1 (mol)
nHCl phản ứng = 2x= 2x0,03 = 0,06 (mol)
nHCl = 0,1 – 0,06 = 0,04 (mol)
 nAl = 0,02 (mol)
4. Củng cố:
	- Giáo viên yêu cầu hs nhắc lại nội dung bài học.
	- Nêu ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.
	- Thế nào là sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
5. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn lại nội dung bài học, làm bài tập 6, 7 SGK.
	- Đọc trước bài mới" Thực hành tính chất hoá học của Nhôm và Sắt".
	- Chuẩn bị giấy làm bài tường trình.
Ngày soạn:17/11/2010 
 Ngày dạy:27/11/2010
Tiết 2. Tìm hiểu tính chất hoá học một số hợp chất của sắt
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS được ôn tập, hệ thống lại các kiến thức cơ bản của kim loại và mở rộng với một số tính chất hoá học về hiđroxit và hợp chất muối của sắt. 
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại để xét và viết các phương trình hoá học liên quan đến sắt và hợp chất của sắt.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
3. Giáo dục
	- Giáo dục ý thức bảo vệ sắt và hợp kim của sắt chống lại sự ăn mòn.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, PHT.
 2. Học sinh:
- HS ôn tập lại các kiến thức Về TCHH của kim loại và hợp chất của kim loại.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất hoá học của sắt (II) hiđroxit
- GV yêu cầu HS nhớ lại TCHH của bazơ.
- Nêu TCHH của Fe(OH)2?
- Fe(OH)2 thuộc nhóm bazơ nào? tính chất hoá học của bazơ thuộc loại đó?
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ viết PT.
- GV nhấn mạnh: vì sao trong sản xuất nước sạch phải oxi hoá sắt (II) về sắt (III)?
- GV chốt lại kiến thức.
- Tái hiện lại kiến thức.
- Nêu TCHH của Fe(OH)2.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
- Tính chất hoá học:
a) Tác dụng với axit
Fe(OH)2 + 2HCl -> FeCl2 + 2H2O
b) Bị phân huỷ bởi nhiệt độ
Fe(OH)2 FeO + H2O
c) Bị oxi hoá thành sắt (III) hiđroxit
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 -> 4Fe(OH)3
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của muối sắt (II)
- Em hãy nêu một số muối sắt (II) mà em biết?
- GV nhấn mạnh chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu một số muối cụ thề: FeCl2; FeSO4; Fe(NO3)3. Đặc biệt là FeCl2.
- Nêu TCHH của muối đặc biệt là muối sắt (II)?
- Yêu cầu đúng tại chỗ viết PTHH.
- GV chú ý cho HS cách làm cho sắt (II) về sắt (III). Đây là phản ứng đặ biệt cần ghi nhớ.
- Chốt lại kiến thức.
- Nêu một số muối đã học. 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Tái hiện kiến thức cũ đã học.
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
a) Tác dụng với muối 
FeCl2 + 2AgNO3 -> Fe(NO3)2 + 2AgCl
b) Tác dụng với kiềm
FeCl2 + 2NaOH -> Fe(OH)2 + 2NaCl
c) Tác dụng với kim loại
FeSO4 + Zn -> ZnSO4 + Fe
d) Tác dụng với khí clo
2FeCl2 + Cl2 -> 2FeCl3
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất hoá học của muối sắt (III)
- Nêu một số muối sắt III mà em đã được nghiên cứu?
- GV giới thiệu: chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu muối sắt III clorua.
- Dựa vào TCHH của muối sắt II hãy nêu TCHH của muối sắt III?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm và viết PTHH.
- GV phải chú ý cho HS kim loại đứng sau Fe trong dãy HĐHH vẫn tác dụng được với muối sắt III nhưng không đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối.
- Chốt lại kiến thức.
- Nêu một số VD.
- Lớp bổ sung.
- Nêu TCHH của muối sắt III.
- Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
a) Tác dụng với muối 
FeCl3 + 3AgNO3 -> Fe(NO3)3 + 3AgCl
b) Tác dụng với kiềm
FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 + 3NaCl
c) Tác dụng với kim loại
2FeCl3 + Cu -> CuCl2 + 2FeCl2
3Zn + 2FeCl3 -> 3ZnCl2 + 2Fe
4. Củng cố
- Nêu nội dung chính của bài học.
- Nêu TCHH của sắt II hiđroxit?
- Nêu TCHH của sắt III hiđroxit?
- Khi học về hợp chất của sắt cần chú ý gì?
- Chốt lại nội dung bài học.
- Nêu nội dung bài học.
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kiến thức nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Đọc trước bài " Bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn"
 - Bài tập về nhà:
 + Hoàn thành dãy chuyển đổi sau, viết PTHH.
 FeCl2 -> FeCl3 -> Fe(OH)3 -> Fe(NO3)3 -> Fe(NO3)2
 Fe
 FeCl3 -> FeCl2 -> Fe(NO3)2 -> Fe(OH)2 -> FeO -> Fe
- Dựa vào phần II, III bài học để hoàn thành các phương trình.
Tuàn 15
Ngày soạn: 24/11/2010 Ngày dạy: 1/121/2010
Tiết 1. Tìm công thức hoá học của đơn chất và hợp chất vô cơ
(tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- HS biết dựa vào tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ để tìm ra công thức chất cần tìm.
- Biết viết PTHH minh hoạ cho mỗi tính chất và tính toán theo PTHH.
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng viết phương trình hoá học, tính theo phương trình.
3. Giáo dục
	- Giáo dục ý thức bảo vệ và sử dụng kim loại tiếc kiệm, chống lãng phí.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Giáo viên:
- Bảng phụ, PHT.
 2. Học sinh:
- HS ôn tập lại dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ.
III. tiến trình bài giảng
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào bài)
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tìm hiểu một số dạng bài tập mẫu
- Bài 1: Để hoà tan hoàn toàn 8 g một oxit kim loại hoá trị cần dùng 300 ml dung dịch HCl 1M. Hãy tìm công thức phân tử của oxit.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu hướng giải bài tập.
- Gợi ý: có thể có nhiều cách giải khác nhau nhưng hãy chon cách giải đơn giản và dễ hiểu nhất.
- Hãy dựa vào PTHH để tính toán.
- Nghiên cứu bài tập.
- Đề xuất cách giải.
- HS khác bổ sung.
* HS rút ra kiến thức dưới hướng dẫn của giáo viên.
Giải
- GV lưu ý cho HS mấu chốt của vẫn đề là phải tìm được MA.
- Dựa vào PTHH để tính toán.
- Chú ý cách lập luận cho HS có thể thay bằng cách tìm khối lượng mol của oxit.
- Chốt lại kiến thức.
Bài 2: Cho 5,1 g oxit của kim loại hoá trị III tác dụng hết với 0,3 mol axit HCl. Tìm công thức hoá học của oxit.
- GV yêu cầu HS hãy làm bằng cách tìm khối lượng mol của oxit.
- Gợi ý: Tính số mol oxit theo số mol HCl
- Chốt lại kiến thức.
- Ta có: nHCl = 0,3.1 = 0,3 mol
PTHH
- Gọi công thức của oxit là A2O3 ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm)
 A2O3 + 6HCl->2ACl3+ 3H2O(1)
Theo (1) 2MA + 48 (g) 6 mol
Theo bài 8 (g) 0,3 mol
Suy ra 0,3(2MA + 48) = 8. 6
-> MA = 56 (g)
Vậy A là Fe.
- Công thức của oxit là Fe2O3
Bài 2:
- Thảo luận nhanh theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức:
- Gọi công thức của oxit là A2O3 ( A là kí hiệu hoá học của kim loại cần tìm)
 A2O3 + 6HCl->2ACl3+ 3H2O(1)
Theo (1) noxit = 1/6. nHCl = 0,3: 6 = 0,05 mol
Suy ra Moxit = 5,1: 0,05 = 102 g
Vậy (2MA + 3.16) = 102
-> MA = 27 (g)
Vậy A là Al.
- Công thức của oxit là Al2O3
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 3: Cho 0,53 g muối cacbonat của kim loại hoá trị I tác dụng hết với dung dịch HCl cho 112 ml khí CO2 (ĐKTC). Hãy tìm công thức phân tử của muối.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
- Đứng tại chỗ TB.
- GV bổ sung kiến thức (nếu cần).
- Chốt lại kiến thức.
- Hoạt động cá nhân làm bài tập.
- Đứng tại chỗ trính bày cách làm.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
* HS rút ra kiến thức.
- Gọi A là NTK củakim loại hoá trị I, ta có công thức của muối cacbonat là A2CO3.
- nCO2 = 112: 22400 = 0,005 mol
 A2CO3 + 2HCl -> 2ACl + CO2 + H2O
 (2MA+ 60) g 1 mol
 0,53 g 0,005 mol
Ta có PT: 0,53 = 0,005(2MA + 60)
-> MA = 23 (g)
Vây A là Na
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- Nêu hướng giải dạng bài tập tìm công thức chất vô cơ?
- GV chốt lại kiến thức nội dung bài học.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nêu hướng giải dạng bài tập tìm chất vô cơ.
- Rút ra nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài học.
 - Đọc trước bài Luyện tập chương II
 - Bài tập về nhà.
 * Cho 7,2 g oxit sắt tác dụng với dd HCl có dư. Sau phản ứng thu được 12,7 g một muối khan. Hãy xác định cô

File đính kèm:

  • docTi chon hoa 9.doc
Giáo án liên quan