Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 23)

- Hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng.

- Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

- Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học?

+ Khi học môn hóa học cần thực hiện các hoạt động sau: tự thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.

+ Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.

 

doc227 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Mở đầu môn hoá học (tiết 23), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ít trong nước, nặng hơn kk
- Oxi hoá lỏng ở -183oC
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt
Hoạt động 2: Tính chất hóa học:
GV: Làm thí nghiệm đốt lưu huỳnh trong oxi theo thứ tự:
* Đưa muôi sắt có chứa bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn
? quan sát và nhận xét
HS: Lưu huỳnh cháy trong kk với ngọn lửa màu xanh nhạt
* Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa oxi
? quan sát và nêu hiện tượng. So sánh hiện tượng S cháy trong oxi và trong kk
HS: Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu.
GV: giới thiệu chất đó là lưu huỳnh đi (khí sunfuro)
? Hãy viết ptpư vào vở
GV làm thí ngiệm đốt phốt pho đỏ trong kk và trong oxi
? Hãy nhận xét hiện tượng? So sánh sự cháy của phốt pho trong kk và trong oxi?
HS: Phốt pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
GV: Bột đó là P2O5 (đi phốt pho pen tan oxit) tan được trong nước
? Em hãy viết ptpư vào vở
II/ Tính chất hoá học:
1/ Tác dụng với phi kim;
a) Với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong kk với ngọn lửa màu xanh nhạt
- Lưu huỳnh cháy trong oxi mãnh liệt hơn, với ngọn lửa màu xanh, sinh ra chất khí không màu.
- Phương trình p/ư
 S + O2 -to-> SO2
 r k k
b) Tác dụng với phốt pho:
Phốt pho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột
- Phương trình p/ư:
 4P + 5O2 to--> 2P2O5
4.4. Củng cố 
 1/ Nêu các t/c vật lí của oxi?
2/ Em biết t/c hh nào của oxi
3/ Bài tập: 
 a) Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ở ddktc) cần ding để đốt cháy hết 1,6 gam bột lưu huỳnh
 b) Tính khối lượng khí SO2 tạo thành
HS làm bài tập vào vở:
 Phương trình p/ư:
 S + O2 t o SO2
 a) nS = 1,6 : 32 = 0,05 mol
à Thể tích khí oxi (ở ddktc) tối thiểu cần dùng là:
 VO2 = n. 22,4 = 0,05 . 22,4 = 1,12 lit
b) Khối lượng SO2 tạo thành là:
 mSO2 = n.M = 0,05 . 64 = 3,2 gam
GV ? Có cách nào khác để tính khối lượng SO2 không
HS: 
 Cách 2: Khối lượng oxi cần dùng là:
 mO2 = n.M = 0,05 .32 = 1,6 gam
 Theo đl bảo toàn khối lượng :
 mSO2 = 1,6 + 1,6 = 3,2 gam.
- Đọc ghi nhớ.	
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS lam các bài tập 1, 4, 5 ( sgk/ 84) 
- Nghiên cứu tiếp nội dung của bài.
5, Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	 Tiết: 38
Ngày giảng:	
 Bài 24: tính chất của oxi
( Tiết 2) 
1.Mục tiêu : 
1.1.Kiến thức: 
- Học sinh biết được một số tính chất hóa học của oxi: Tác dụng với các hợp chất. Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II
- Sự cần thiết của oxi trong đời sống
1.2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH của oxi với một số hợp chất.
- Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
 Dụng cụ: Đèn cồn, môi sắt.
 Hóa chất: lọ chứa oxi, dây sắt
- HS: nghiên cứu nội dung bài 24.
3. Phương pháp
- Hoạt động cá nhân, vấn đáp tìm tòi, trực quan.
4. Tiến trình bài học
4.1. ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
? 1/ Nêu các t/c vật lí và hoá học (đã biết) của oxi. Viết PT pư minh hoạ cho t/c hoá học ? ( viết ở góc phải bảng) 
2/ Chữa bài tập 4 trang 84 SGK:
 a) Phương trình p/ư:
 4P + 5O2 à 2P2O5 
 nP = m:M = 12,4:31 = 0,4 mol
 nO2 = n:M = 17:32 = 0,53125 mol
 Theo ptpư: oxi dư
 nO2 p/ư = 5/4 nP =5/4 . 0,4 = 0,5 mol
 nO2 dư = 0,53125- 0,5 = 0,03125 mol
 b) Chất tạo thành là đi phốt pho penta oxit
 nP2O5 = 1/2 nP = 1/2 . 0,4 = 0,2 mol
 mP2O5 = n.M = 0,2.142 = 28,4 gam
4.3. Bài mới
Hoạt động 1: Tác dụng với kim loại:
GV: Giới thiệu tiết này nghiên cứu tiếp t/c hoá học của oxi: Tác dụng với kim loại và một số hợp chất
GV: Làm thí nghiệm: 
 Lấy một đoạn dây sắt đã uốn đưa vào trong bình oxi
? Có dấu hiệu của p/ư hh không? 
HS: Không có dấu hiệu có p/ư hh xảy ra
GV: Quấn một đầu dây sắt vào một mẩu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ chứa oxi
? Hãy quan sát và nhận xét ?
HS: Sắt cháy mạnh, sáng chói, ko có ngọn lửa, không có khói à Tạo ra các hạt nhỏ màu nâu
GV: Các hạt nhỏ màu nâu đó là oxit sắt từ Fe3O4 
 ? Hãy viết PTHH?
2. Tác dụng với kim loại
- Sắt cháy sáng chói , không có lửa , không có khói tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu
 3 Fe(r) + 2O2 (k) t Fe3O4 (r)
Hoạt động 2: Tác dụng với hợp chất:
GV giới thiệu: Oxi còn tác dụng với các hợp chất như mêtan, butan ... 
GV: Khí mêtan (Có trong bùn ao, khí bioga ...). Phản ứng cháy của mêtan trong không khí tạo thành cacbonic và hơi nước, đồng thời toả nhiều nhiệt
?/ Các em hãy viết PTPƯ? 
3. Tác dụng với hợp chất
- Khí metan cháy trong không khí ( tác dụng với oxi, toả nhiều nhiệt:
- PT: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
4.4. Củng cố 
- Nhắc lại nội dung chính của bài
GV treo bảng phụ nội dung bài tập 1: a/ Tính VO (đktc) cần thiết để đốt cháy hết 3,2 gam khí mêtan?
b/ Tính khối lượng khí CO2 tạo thành trong bài trên?
GV treo bảng phụ nội dung bìa tập 2: Viết PTPƯ khi cho Cu, C, Al tác dụng với oxi?
- PT: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
nCH= = = 0,2 (mol)
- Theo PT: n O = 2nCH = 2 . 0,2 = 0,4 (mol) V O= n . 22,4 = 0,4 . 22,4 = 8,96 (l)
b/ Theo PT: n CO = nCH = 0,2 (mol) 
 m CO= n . M = 0,2 . 44 =8,8 (g)
HS: Làm bài tập 2:
- 2Cu + O2 2CuO
- C + O2 CO2
- 4Al + 3O2 2Al2O3
4.5. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS lam các bài tập 3, 4, 6 ( sgk/ 84) 
- Nghiên cứu tiếp nội dung của bài.
5, Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	 Tiết: 39
Ngày giảng:	
 Bài 25: Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp
ứng dụng của oxi
1.Mục tiêu : 
1.1.Kiến thức: Biết được:
- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác
- Khái niệm phản ứng hoá hợp
- Các ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất
1.2.Kỹ năng: 
- Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế
- Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp 
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
 Tranh vẽ ứng dụng của oxi.
- Hs: nghiên cứu nội dung bài 25.
3. Phương pháp
- Hoạt động cá nhân, vấn đáp tìm tòi, trực quan.
4. Tiến trình bài học
4.1. ổn định tổ chức : kiểm tra sĩ số
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
?/ Nêu các t/c hoá học của oxi? Viết PTPƯ?
? Gọi HS chữa bài tập 4 /84 ? 
- Gợi ý trả lời:
HS: Chữa bài tập 4 (84)
PT: 4P + 5O2 2P2O5
nP = = 0,4 (mol)
n O= = 0,53 (mol)
Do đó oxi dư, phot pho phản ứng hết
nO = . nP = . 0,4 = 0,5 (mol) nO(dư) = 0,53 - 0,5 = 0,03 (mol)
nPO = = = 0,2 (mol)
 m PO = n . M = 0,2 . 142 = 28,4 (g)
4.3. Bài mới
 Hoạt động 1: Sự oxi hóa: 
GV: Yêu cầu HS nhận xét các ví dụ ở góc phải bảng
? Em hãy cho biết các p/ư này có đ/đ gì giống nhau
HS: Các p/ư đều có oxi t/d với chất khác
GV: Những p/ư hh kể trên được gọi là sự oxi hoá các chất đó
? Vậy sự oxi hoá một chất là gì.
HS: Nêu định nghĩa
GV: ?Các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hoá xảy ra trong đời sống hàng ngày
I. Sự oxi hoá
- Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
Hoạt động 2: Phản ứng hóa hợp:
GV: Đưa ra các ptpư:
1) CaO + H2O à Ca(OH)2
2) 2Na + S to Na2S
3) 2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3
4) 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 à 4Fe(OH)3
? Em hãy nhận xét số chất tham gia p/ư và số chất sản phẩm trong các p/ư hh trên
HS: Số chất tham ga là 2, 3.. nhưng số sản phẩm chỉ là 1
GV: Các p/ư hh trên được gọi là p/ư hoá hợp
? Vậy p/ư hoá hợp là gì
HS Nêu định nghĩa
GV: Giới thiệu về p/ư toả nhiệt.
HS thảo luận nhóm làm bài tập 1 (Ghi bài làm ra bảng nhóm)
a) Mg + S t o MgS
b) 4Al + 3O2 to 2Al2O3
c) 2H2O diện phân 2H2 + O2
d) CaCO3 to CaO + CO2
e) Cu + Cl2 to CuCl2
f) Fe2O3 + 3H2 to 2Fe + 3H2O
Trong các p/ư trên, p/ư a, b, e là p/ư hoá hợp vì đều có 1 chất sp được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu
GV: nhận xét bài làm của một số nhóm
GV: Yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn của nhóm mình
II. Phản ứng hoá hợp
Phản ứng hoá hợp là p/ư hoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo ra từ hai hay nhiều chất ban đầu
Bài tập 1:
Hoàn thành các ptpư sau:
a) Mg + ? t o MgS
b) ? + O2 to Al2O3
c) H2O diện phân H2 + O2
d) CaCO3 to CaO + CO2
e) ? + Cl2 to CuCl2
f) Fe2O3 + H2 to Fe + H2O
Trong các p/ư trên, p/ư nào thuộc loại p/ư hoá hợp?
Hoạt động 3: ứng dụng của oxi:
GV: Treo tranh ứng dụng của oxi 
? Em hãy kể những ứng dụng của oxi mà em biết trong cs
GV: Cho HS đọc phần đọc thêm “ Giới thiệu đèn xì oxi-axetilen”
 III. ứng dụng
1) Sự hô hấp: Oxi cần thiết cho sự hô hấp của người và động, thực vật.
- Những phi công, thợ lặn, thợ chữa cháy thở bằng oxi đựng trong các bình đặc biệt.
2) Oxi rất cần thiết cho sự đốt nhiên liệu.
- Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo nhiệt độ cao hơn trong kk
- Trong công nghiệp sx gang thép, người ta thổi khí oxi để tạo ra nhiệt độ cao, nâng hiệu suất và chất lượng gang thép.
- Chế tạo mìn phá đá
- Oxi lỏng dùng để đốt nhiên liệu trong tên lửa
4.4. Củng cố 
1/ HS nhắc lại nd chính của bài
 ? Sự oxi hoá là gì
 ? Định nghĩa p/ư hoá hợp
 ? ứng dụng của oxi
 2/ Bài tập 2: 
Lập pthh biểu diễn các p/ư hoá hợp của:
 a) Lưu huỳnh với nhôm
 b) Oxi với magie
 c) Clo với kẽm
GV hướng dẫn cách làm phần a.
HS làm bài tập vào vở:
 a) 2Al + 3S Al2S3
 b) 2Mg + O2 2MgO
 c) Zn + Cl2 ZnCl2 
 4.5. Hướng dẫn về nhà
- Yêu cầu HS làm các bài tập 1, 3, 4, 5 ( sgk/ 87) 
- Nghiên cứu nội dung của bài 26.
5, Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:	 Tiết: 40
Ngày giảng:	
 Bài 26: Oxit
1.Mục tiêu : 
1.1.Kiến thức: Biết được:
- Định nghĩa oxit
- Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hoá trị, oxit của phi kim có nhiều hoá trị
- Cách lập CTHH của oxit.
- Khái niệm oxit axit, oxit bazơ
1.2.Kỹ năng:
- Phân loại oxit bazơ, oxit axit dựa vào CTHH của một số chất cụ thể
- Gọi tên một số oxit theo CTHH và ngược lại
- Lởp được CTHH của oxit khi biết hoá trị của nguyên tố và ngược lại khi biết CTHH cụ thể tìm hoá trị của nguyên tố.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
 2. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8.doc