Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ học (tiếp)

Kiến thức.

- Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, đặc biệt biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

- Nêu được ví dụ về các dạng chuyển động cơ học thường gặp : Chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

 

docChia sẻ: maika100 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Chuyển động cơ học (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 ròng rọc, 1 thanh nằm ngang 
 + 1 quả nặng 200g, lực kế GHĐ 5N, dây kéo.
III. Tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ(5’): 
(?) Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức tính công và giải thích ý nghĩa các đại lượng trong công thức?
3. Giảng bài mới.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (2’)
GV: Để đưa 1 vật lên cao người ta có thể kéo trực tiếp hoặc sử dụng máy cơ đơn giản. Sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về Lực, nhưng liệu có thể cho ta lợi về công không? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
Học sinh nghe phát hiện vấn đề của bài học.
Hoạt động 2: Tiến hành Thí Nghiệm để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật khi không dùng máy cơ đơn giản (12’)
GV: Y/c HS.
- Quan sát hình vẽ 14.1 – nêu dụng cụ cần có.
- Các bước tiến hành TN
GV: Hướng dẫn TN –Treo bảng 14.1
- Yêu cầu HS quan sát
+ Y/c HS làm thí nghiệm sau đó lần lượt trả lời C1, C2, C3.
(?) So sánh 2 lực F1; F2? 
(?) So sánh 2 quãng đường đi được S1 và S2?
(?) Hãy so sánh công của lực kéo F1 (A1= F1.S1) và công của lực kéo F2 ( A2= F2.S2)?
GV: Do ma sát nên A2 > A1. Bỏ qua ma sát và trọng lượng của ròng rọc, dây thì A1 = A2.
- Từ kết quả TN Y/c HS rút ra nhận xét C4
I.Thí nghiệm.
HS: Đọc – nghiên cứu TN
- Dụng cụ
- Tiến hành TN:
B1: Móc quả nặng vào lực kế kéo lên cao với quãng đường S1 = 
Đọc độ lớn F1 =
B2: Móc quả nặng vào ròng rọc động
- Móc lực kế vào dây
- Kéo vật chuyển động 1 quãng đường S1 = 
- Lực kế chuyển động 1 quãng đường S2 = 
- Đọc độ lớn F2 =
HS: Hoạt động nhóm làm TN – ghi kết quả vào bảng 14.1 
HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra dựa vào bảng kết quả thí nghiệm.
C1: F1 = F2
C2: S2 = 2S1
C3: A1= F1.S1
 A2= F2.S2 = F1.2.S1 = F1.S1
 Vậy A1= A2
C4: Nhận xét: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi. Nghĩa là không có lợi gì về công.
Hoạt Động 3: Phát biểu định luật về công (3’).
GV: Thông báo: Tiến hành TN tương tự đối với các máy cơ đơn giản khác cũng có kết quả tương tự. 
(?) Qua TN trên em có thể rút ra định luật về công?
GV: Chốt lại nhấn mạnh cụm từ “và ngược lại”.
GV: Có trường hợp cho ta lợi về đường đi nhưng lại thiệt về lực, không được lợi về công như đòn bẩy.
II- Định luật về công
HS: Đọc định luật
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 3: vận dụng (18’).
GV nêu yêu cầu của câu C5, yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5
(?) Trong trường hợp nào người ta kéo lực nhỏ hơn?
(?) Trong trường hợp nào thì công lớn hơn?
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C5
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của câu C6 và làm việc cá nhân với C6
(?) Dùng ròng rọc động đưa vật lên cao thì lực kéo được tính như thế nào?
(?) Quãng đường dịch chuyển của vật so với quãng đường kéo vật lên thẳng tính như thế nào?
- Lưu ý HS: Khi tính công của lực nào thì nhân lực đó với quãng đường dịch chuyển tương ứng dưới tác dụng của lực đó
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
III- Vận dụng
C5: Tóm tắt.
 P = 500N
 h = 1m
 l1 =4m
 l2 = 2m
 Giải
a. Dùng mặt phẳng nghiêng kéo vật lên cho ta lợi về lực, chiều dài l càng lớn thì lực kéo càng nhỏ.
Vậy trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn
 F1 < F2 ; F1 = F2/2 (nhỏ hơn 2 lần)
b. Công kéo vật ở 2 trường hợp là bằng nhau (theo định luật về công).
c, Công của lực kéo thùng hàng theo mặt phẳng nghiêng lên sàn ôtô là:
 A = P.h = 500N.1m = 500J
C6:
 P = 420N
 S = 8m
a. F = ? ; h = ?
b. A = ?
 Giải
a. Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực:
 F = P/2 = 420N/2 = 210(N)
Quãng đường dịch chuyển dịch thiệt 2 lần 
 h = S/2 = 8/2 = 4 (m)
b. Công để nâng vật lên:
 A = P.h = 420.4 = 1680 (J)
4. Củng cố:
(?) Phát biểu định luật về công?
GV: Trong thực tế dùng máy cơ đơn giản nâng vật bao giờ cũng có sức cản của ma sát, của trọng lực ròng rọc, của dây . . . Do đó công kéo vật lên A2 bao giờ cũng lớn hơn công kéo vật không có lực ma sát A1. Ta có A2 > A1 
 gv thông báo hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = 100%
A1: Công có ích; A2 : Công toàn phần; H: Hiệu suất.
Làm BT 14.1 (19 – SBT) : E- Đúng.
5. Hướng dẫn về nhà :
	- Học thuộc định luật về công.
	- Làm bài tập: 14.2 à 14.7 (SBT) - Ôn lại các kiến thức đã học từ đầu năm học
	- Hướng dẫn bài tập: 14.2 ; 14.7 (SBT).
Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 17 : Ôn tập học kì i
Ngày giảng
...../..../....
.../...../.....
Lớp/ Sĩ số
8A:......
8B:.....
I.Mục Tiêu.
1. Kiến thức:
- Ôn lại các kiến thức vật lí đã học trong hệ thống kiến thức Vật lí 8. Giúp các em nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng giải một số loại bài tập vật lí cơ bản.
2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng tư duy, giải bài tập vật lí.
3. Thái độ:
	- Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
Tài liệu giáo khoa, sách bài tập và mộ số bài tập cơ bản.
Các câu hỏi về lí thuyết, gợi ý giải bài tập.
III. Tiến trình dạy- học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:	Kết hợp trong giờ.
3. Giảng bài mới.
Hoạt động 1: Ôn tập lại các kiến thức cơ bản
Giáo viên nêu các câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời, hệ thống lại kiến thức.
1. Chuyển động là gì? Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
2. Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc?
3. Cách biểu diễn lực? Thế nào là hai lực cân bằng?
4. áp suất là gì? Nêu đặc điểm và công thức tính áp suất chất lỏng?
( Chú ý: áp lực F là lực ép có phương vuông góc với diện tích bị ép)
5. Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Vật nổi, chìm, lơ lửng khi nào?
6. Khi nào có công có học? Viết biểu thức tính công?
7. Phát biểu nội dung định luật về công?
Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
A. Lí thuyết
1. - Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác được chọn làm mốc theo thời gian.
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động có độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian
2. Vận tốc là đại lượng vật lí cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
+ Đối với chuyển động đều:
 S là quãng đường đi được
v = t là thời gian đi hết quãng đường đó
 v là vận tốc
+ Đối với chuyển động không đều:
vtb = trong đó vtb là vận tốc trung bình.
3. Lực là một đại lượng véc tơ, được biểu diễn bằng một véc tơ có:
+ Gốc là điểm đặt lực
+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực
+ Độ dài biểu thị cường độ của lực theo một tỉ xích.
- Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
4. áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích: p = (Pa)
- Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
Công thức: P = d.h trong đó:
d: là trọng lượng riêng của chất lỏng
h: là độ sâu của điểm cần tính áp suất
5. Công thức tính lực đẩy Acsi mét
FA = d . V
d: trọng lượng riêng của chất lỏng
V: thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Nếu: FA > P vật nổi ( dn> dv)
 FA < P vật chìm (dn< dv)
 FA = P vật lơ lửng (dn = dv)
6. Có công cơ học khi có lực tác dụng và làm cật chuyển dời.
A = F.s
F là lực tác dụng
S là quãng đường dịch chuyển của vật theo phương của lực
7. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
Hoạt động 2 : Luyện tập
Yêu cầu học sinh làm một số bài tập
Bài 1: Một người đi xe đạp từ A đến B dài 6 Km hết 20 phút. Trên đoạn từ B đến C dài 2Km hết 10 phút. Tính vậ tốc trung bình trên các quãng đường AB, BC, AC?
Bài 2: Một vật có thể tích V = 200 dm3 có trọng lượng P = 2500N. Vật này sẽ nổi hay chìm khi rơi xuống nước.
Biết dnước = 10000 N/ m3 .
Bài 3: Một người đẩy một xe hàng trên một đoạn đường dài 500 m. Lực dẩy mà người đó tác dụng lên xe hàng là 100N
Tính công của người đó.
B. Bài tập
Bài 1: Vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi quãng đường là:
vAB = = 18 Km/h
vBC = = 12 Km/h
vAC = = 16 Km/h
Bài 2: Khi vật bị rơi xuống nước sẽ chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Acsimet FA.
Độ lớn của lực đẩy Acsimet lớn nhất có thể tác dụng lên vật là:
FA= d. V = 10000. 0,2 = 2000 N
Vì FA < P vật sẽ chìm.
Bài 3: Công của nười đó là:
A = F.s = 100. 500 = 50 000 J = 50kJ
4.Củng cố: 	- Giáo viên nhắc lại một số kiến thức cơ bản của bài học.
	- Lưu ý học sinh một số vấn đề khi giải bài tập
5. Hướng dẫn về nhà.
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra học kì 1.
Ngày soạn: 24/12/2011
Tiết 18 : Kiểm tra học kì i
Ngày giảng
...../..../....
.../...../.....
Lớp/ Sĩ số
8A:......
8B:.....
I. Mục Tiêu.
1. Kiến thức: 
Đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về các kiến thức vật lí đã học trong chương trình vật lí 8.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng trình bày bài làm.
Rèn kĩ năng tư duy, giải bài tập vật lí.
3 Thái độ:
	-Rèn tính tự giác, trung thực khi làm bài.
II. Chuẩn bị của gv và hs:
	Ma trận đề kiểm tra.
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chuyển động cơ học.
Vận tốc
1
 0,5
1
 0,5
1
 2
3
 3
Lực - áp suất
2
 1
1
 2
1
 0,5
4
 3,5
Lực đẩy Acsimet
Sự nổi
1
 0,5
1
 2
1
 0,5
1
 0,5
4
 3,5
Tổng
4
 3,5
3
 3
4
 3,5
11
 10
III. tiến trình dạy- học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ.
3 Giảng bài mới:
đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan.
Câu 1: Một người đi xe đạp trong thời gian 2 giờ đi được 18 Km. Vận tốc của người đi xe đạp là:
	A. 18 Km/h	B. 9 Km/h	C. 36 Km/h	D. 16 Km/h
Câu 2: Cặp lực nào sau đây là vật đứng yên vẫn tiếp tục đứng yên.
Hai lực cùng phương, cùng cường độ
Hai lực cùng phương, cùng chiều.
Hai lực cùng phương, ngược chiều, cùng cường độ.
Hai lực cùng đặt lên một vật, cùng cường độ, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Câu 3: Một vật chuyển động trên các quãng đường AB, BC và CD với vận tốc lần lượt là v1 v2 và v3 và thời gian đi trên các quãng đường đó lần lượt là t1, t2và t3. Vận tốc trung bình của vật đó là:

File đính kèm:

  • docGiao an 2 cuc hay.doc
Giáo án liên quan