Bài giảng Tiếng Việt Lớp 5 - Tập đọc Trí dũng song toàn - Năm học 2019-2020
Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2020 Tập đọc Trí dũng song toàn Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUÝNH và TRUNG LƯU Bài văn gồm 4 đoạn: Đoạn 1. Từ đầu cho ra lẽ. Đoạn 2 . Tiếp theo để đền mạng cho Liễu Thăng. Đoạn 3. Tiếp theo sai người ám hại ông. Đoạn 4. Còn lại Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Câu 1 : Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng” ? Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh phán: Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời . Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu đành phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Câu 2 : Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh? Đại thần nhà Minh ra vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang. Câu 3 : Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ? Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống, Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại. Câu 4 : Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ? Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí vừa dũng cảm, bất khuất: - Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt. - Để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Đọc diễn cảm đoạn văn từ: “ Chờ rất lâu sang cúng giỗ? ” Lưu ý luyện đọc trôi chảy, giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong văn cảnh. LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài. NỘI DUNG Nội dung bài văn ca ngợi ai? BÀI TẬP CHÍNH TẢ TRÍ DŨNG SONG TOÀN Bài 2 (a): Tìm và viết các từ: Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau: Giữ lại để dùng về sau: Biết rõ, thành thạo: Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: dành dụm, để dành rành, rành rẽ cái giành Bài tập 3a: Có thể điền r, d hay gi vào chỗ trống nào trong bài thơ sau? Bầu trời rộng thênh thang Là căn nhà của gió Chân trời như cửa ngỏ Thả sức gió đi về Nghe cây lá ầm ì Ấy là khi gió hát Mặt biển sóng lao xao Là gió đang ạo nhạc Những ngày hè oi bức Cứ tưởng gió đi đâu Gió nép vào vành nón Quạt ịu trưa ve sầu Gió còn lượn lên cao Vượt sông dài biển rộng Cõng nước làm mưa ào Cho xanh tươi đồng ruộng Gió khô ô muối trắng Gió chẳng bao ờ mệt ! Nhưng đố ai biết được Hìnháng gió thế nào. Theo ĐOÀN THỊ LAM LUYẾN Dáng hình ngọn gió r r d d r gi d LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN Bài 2. Tìm nghĩa cột A thích hợp với mỗi cụm từ ở cột B: Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi Nghĩa vụ công dân Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân đối với đất nước Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác Quyền công dân Ý thức công dân A B Bài 3. Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ Em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân. “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước .” DẶN DÒ Đọc lại bài tập đọc, chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm . 2. Các em viết chính tả vào vở bài: Nghe – viết: Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần Việt Namđến hết)
File đính kèm:
- bai_giang_tieng_viet_lop_5_tap_doc_tri_dung_song_toan_nam_ho.ppt