Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo ): Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt - Nguyễn Đăng Đại

Chuột chù là loài thú có ích vì chuyên ăn sâu bọ phá hoại mùa màng và một số ĐVKXS khác. Chuột chù có mùi hôi do được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân chuột đực, mùi hôi này càng nồng nặc về mùa sinh sản, mùi hôi không độc nó giúp họ hàng Chuột chù nhận ra nhau và phân biệt được giới tính của nhau.

 Chuột chũi sống đào hang trong đất có thân hình thon tròn, đầu hình nón, bộ lông dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn dưới lông. Chi trước ngắn, khoẻ, bàn tay rộng nằm ngang so với cơ thể, có móng to khoẻ để đào đất. Chuột chũi đào hang rất giỏi làm thành những đường hầm chằng chịt trong đất. Trong khi đi đuôi va chạm vào thành đường hầm, nhờ những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật nhận biết được đường đi. Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc.

 

ppt25 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Sinh học Lớp 7 - Tiết 52: Đa dạng của lớp thú (Tiếp theo ): Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt - Nguyễn Đăng Đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chµo mõng Quý thầy cô giáo tới dự giờ Gi¸o viªn: NguyÔn §¨ng §¹iTiết thao giảng Sinh họcLớp 7A Tiếp theo các bộ thú đã học, bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bộ Ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, bộ Ngặm nhấm thích nghi với cách ngặm nhấm thức ăn, còn bộ Ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt. Vậy chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống ! Thầy trò chúng ta đi nghiên cứu bài mới. TIẾT 52. ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ ( Tiếp theo )BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT.I. Bộ ăn sâu bọ? Kể tên một số loài thú ăn sâu bọ mà em biết ?TL : Chuột chù, chuột chũi. - Bộ Ăn sâu bọ có tới 370 loài? Em hãy cho biết môi trường sống của chuột chù và chuột chũi ?I. Bộ ăn sâu bọ ? Chuột chù và chuột chũi có cấu tạo như thế nào để thích nghi với đời sống ? Chuột chù và chuột chũi đều là loài thú nhỏ, có hình dáng giống chuột, mõm keo dài thành “vòi “ cử động được : có đủ 3 loại răng ( răng cửa, răng nanh, răng hàm ) đều nhọn, răng hàm có 3 – 4 mấu nhọn ; bán cầu não nhỏ và nhẵn. Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách đào bới tìm mồi. Sống đơn độc ( trừ thời gian sinh sản và nuôi con ). - Chuột chũi : có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đao hang.I. Bộ ăn sâu bọ? Qua các đại diện vừa rồi em hãy cho biết bộ Ăn sâu bọ có đặc điểm nào thích nghi với chế độ ăn sâu bọ ?TL : Thú có mõm kéo dài thành vòi ngắn, bộ răng gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn để cắn nát vỏ cứng của sâu bọ.- Thị giác kém phát triển, song khứu giác lại phát triển, có lông xúc giác dài ở trên mõm → thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi. ? Chuột chù và chuột chũi ăn loại thức ăn nào ?TL : Thức ăn của chúng là ấu trùng sâu bọ, sâu bọ và giun đấtKết luận Bộ răng của thú Ăn sâu bọ thể hiện sự thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn sắc cắn nát vỏ cứng của sâu bọ. Bộ Ăn sâu bọ có 370 loài. Đại diện : Chuột chù, Chuột chũi.	Chuột chù là loài thú có ích vì chuyên ăn sâu bọ phá hoại mùa màng và một số ĐVKXS khác. Chuột chù có mùi hôi do được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân chuột đực, mùi hôi này càng nồng nặc về mùa sinh sản, mùi hôi không độc nó giúp họ hàng Chuột chù nhận ra nhau và phân biệt được giới tính của nhau. 	 Chuột chũi sống đào hang trong đất có thân hình thon tròn, đầu hình nón, bộ lông dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn dưới lông. Chi trước ngắn, khoẻ, bàn tay rộng nằm ngang so với cơ thể, có móng to khoẻ để đào đất. Chuột chũi đào hang rất giỏi làm thành những đường hầm chằng chịt trong đất. Trong khi đi đuôi va chạm vào thành đường hầm, nhờ những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật nhận biết được đường đi. Trừ thời gian sinh sản và nuôi con, chuột chù và chuột chũi đều có đời sống đơn độc.	Vừa rồi các em đã nghiên cứu về bộ Ăn sâu bọ. Vậy bộ Gặm nhấm có đặc điểm cấu tạo như thế nào để thích nghi với cách Gặm nhấm thức ăn. Thầy trò ta đi nghiên cứu phần II. Bộ Gặm nhấm.II. Bộ ngặm nhấm.? Kể tên một số thú gặm nhấm mà em biết ? TL : Chuột đồng, sóc, nhím, chuột lang? Em hãy cho biết sự khác nhau về đời sống của Chuột đồng, Sóc với Chuột chù và Chuột chũi ?TL : Sự khác nhau về đời sống : - Chuột chù và chuột chũi có đời sống đơn độc. - Chuột đồng và Sóc có đời sống theo đàn.Bộ Gặm nhấm là bộ có số lượng loài đông nhất lớp Thú, với khoảng 2500 loài.? Sóc và Chuột đồng ăn loại thức ăn nào ?TL : Thức ăn là các loại củ, quả, hạt.II. Bộ Gặm nhấm.? Chuột đồng và Sóc có các đặc điểm nào thích nghi với chế độ gặm nhấm?TL : Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm, thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn, sắc ( bào nhỏ thức ăn thường bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm ) và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.TL : Bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm ( bào nhỏ thức ăn thường bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền nhỏ bằng răng hàm ), thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.? Qua các đại diện vừa rồi em hãy cho biết bộ Gặm nhấm có đặc điểm nào thích nghi với chế độ Gặm nhấm thức ăn?Kết luận Bộ thú có số lượng loài lớn nhất ( 2500 loài ) Đại diện : Chuột đồng, Sóc, Nhím, chuột lang Bộ răng của thú Gặm nhấm thích nghi với cách gặm nhấm thức ăn như : Thiếu răng nanh, răng cửa lớn, sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm. - Răng chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt, sóc...nằm sâu trong lỗ chân răng, mọc dài liên tục suốt đời. Răng cửa dài cong, đầu vát, rất sắc. Mặt răng hàm có nếp men gờ lên theo chiều ngang rất cứng và sắc cạnh, hàm cử động theo chiều từ trước ra sau và ngược lại (xát, nạo thức ăn) kể cả khi không ăn. Tập tính này đã làm răng thú mòn bớt và thường xuyên được mài sắc thích nghi với chế độ ăn bằng cách gặm nhấm. Nhìn chung bộ răng thỏ giống răng chuột. Điểm sai khác là ở sau đôi răng cửa hàm trên của thỏ lại có thêm một đôi nữa nằm ở phía sau. - Sóc chuyển cành thoăn thoắt, khi ăn con vật dùng hai chân trước đưa thức ăn vào miệng. Khi ăn hạt, răng cửa hàm trên được dùng để cắn vỡ vỏ hạt. Bộ răng của thú Ăn thịt khác với răng của thú Ăn sâu bọ và thú Găm nhấm như thế nào ? Thầy trò ta cùng di nghiên cứu phần III. Bộ Ăn thịt.III. Bộ ăn thịt. Kể tên một số đại diện thú ăn thịt mà em biết ? - Ví dụ: Báo, hổ, cáo, chó sói, gấu...III. Bộ ăn thịt.Bộ ăn thịt có chừng 240 loài như chó, mèo, cầy, chồn, gấu, hổ, báo, gấu? Em hãy cho biết thời gian kiếm ăn, cách săn mồi và các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của Hổ, Chó sói lửa? Hổ : Săn mồi vào ban đêm, vuốt có thể giương ra khỏi đệm thịt, săn mồi đơn độc bằng cách rình và vồ mồi. Chó sói lửa : Thường săn mồi về ban ngày, vuốt cùn không thu được vào trong đệm thịt, săn mồi theo đàn bằng cách đuổi mồi. ═› Đặc điểm chung của 2 loài này là : răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. Các ngón chân có vuốt cong dưới có đêm thịt dày nên bước đi rất êm, khi di chuyển chỉ có các ngón chân tiếp xúc với đất, nên khi đuổi mồi chúng chạy với vận tốc lớn. III. Bộ ăn thịt. Qua các đại diện vừa rồi em hãy cho biết bộ Ăn thịt có các đặc điểm gì thích nghi với chế độ ăn thịt ?TL . - Răng cửa ngắn, sắc để róc xương, răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi, răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc, có tác dụng như lưỡi kéo để cắt nghiền mồi, cơ nhai rất khỏe. 	- Các ngón chân có vuốt cong, khi bắt mồi các vuốt cong sắc, nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.Các loài thuộc bộ Ăn thịt đều có bán cầu não lớn, nhiều nếp nhăn và đẻ con non yếu.Kết luận :- Bộ thú ăn thịt có bộ răng và ngón chân thích nghi với chế độ ăn thịt : + Răng cửa ngắn, sắc để róc xương. + Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi. + Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để cắt nghiền mồi. + Ngón chân có vuốt cong → cào xé con mồi. + Dưới có đệm thịt dày → bước đi rất êm. Răng nanh của thú ăn thịt ( Chó )Chân ChóVuốt cùn không thu được vào trong đệm thịtSự di chuyển của mèoGấu bắt cáBáo Bảng: Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịtBộ thúLoài ĐVMT sốngĐời sốngCấu tạo răngCách bắt mồiChế độ ănĂn sâu bọChuột chùChuộtchũiGặm nhấmChuộtđồngSócĂn thịtBáoSóiNhững câu trảlời lựa chọn1. Trên mặtđất.2. Trên mặtđất và trêncây.3. Sống trêncây4. Đào hangtrong đất.1.Đơn độc.2. Đàn1. Răng nanh dài nhọn,răng hàm dẹp bên sắc.2. Các răng đều nhọn3. Răng cửa lớn, cókhoảng trống hàm1.Đuổi mồi, bắtmồi 2. Rình mồi, vồmồi.3. Tìm mồi1.Ăn thựcvật2. Ăn ĐV3. Ăn tạp141322211112113322123333223122 Bảng: Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịtBộ thúLoài ĐVMT sốngĐời sốngCấu tạo răngCách bắt mồiChế độ ănĂn sâubọChuột chù1. Trên mặtđất1. Đơn độc2. Các răng đều nhọn3. Tìm mồi2. Ăn ĐVChuột chũi4. Đào hangtrong đất1. Đơn độc2. Các răng đều nhọn3. Tìm mồi2. Ăn ĐVGặmnhấmChuột đồng1. Trên mặtđất 2. Đàn3. Răng cửa lớn, có khoảngtrống hàm3. Tìm mồi3. Ăn tạpSóc3. Trên cây2. Đàn3. Răng cửa lớn, có khoảngtrống hàm3. Tìm mồi1. Ăn thực vậtĂn thịtBáo2. Trên mặtđất và trêncây1. Đơn độc1. Răng nanh dài nhọn, rănghàm dẹp bên sắc2. Rình mồi, vồmồi2. Ăn ĐVSói1. Trên mặtđất2. Đàn1. Răng nanh dài nhọn, rănghàm dẹp bên sắc1. Đuổi mồi, bắt mồi2. Ăn ĐV Dựa vào bảng trên em hãy rút ra kết luận về các đặc điểm thích nghi với đời sống của 3 bộ thú ( bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt ?Bài tập củng cố, luyện tập.d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Học bài, học thuộc phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập Gợi ý: + Câu 1 dựa vào phần I, II, III. + Câu 2 dựa vào H.50.1C phần I. - Đọc mục “ Em có biết ” Sgk – Trang 165. - Đọc và nghiên cứu bài mới “ Đa dạng của lớp thú ( tiếp theo ) các bộ móng guốc và bộ Linh trưởng”. - Kẻ bảng trang 167 vào vở bài tập.

File đính kèm:

  • pptTiết 52..ppt