Bài giảng Phương pháp và công nghệ dạy học - Nguyễn Ngọc Bích

Lớp học ảo của AT&T cho thấy công nghệ máy tính đang thay đổi cách thức truyền thụ kiến thức trong giáo dục-đào tạo. Học sinh từ các lớp tiểu học cho đến đại học đều có thể tận dụng sự linh hoạt và những lựa chọn đợc cung cấp qua Web. Việc sử dụng lớp học trực tuyến (on-line) để bổ trợ cho giáo dục đang trên đà phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong các xu hớng mới trong giáo dục hiện nay, có nhiều ngời cho rằng học tập trực tuyến sẽ trở thành một phần chính trong quá trình học tập của mỗi ngời trong thế kỷ mới.

 

doc157 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Phương pháp và công nghệ dạy học - Nguyễn Ngọc Bích, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tương đối đơn giản; cách thứ hai áp dụng trong trường hợp vấn đề tương đối phức tạp, khối lượng kiến thức lớn, thời gian hạn hẹp. Trong trường hợp này kết quả giải quyết các vấn đề bộ phận của các nhóm sẽ được người dạy kết nối, tổng hợp và chốt lại sau phần làm việc nhóm. 
- Chia nhóm: xác định qui mô nhóm, các thành viên của nhóm (chia ngẫu nhiên, chỉ định, theo cơ cấu, theo vị trí...). Lưu ý: cần cố gắng tạo mặt bằng trình độ, năng lực của các nhóm là như nhau.
- Hoạt động của các nhóm, người dạy điều khiển, quản lý, hỗ trợ các nhóm làm việc. Lưu ý: ra tín hiệu bắt đầu và kết thúc phần làm việc của các nhóm phải rất rõ ràng.
- Các nhóm trình bày kết quả: các nhóm trình bày, người dạy tổng hợp, xâu chuỗi các kết quả, đánh giá sơ bộ...
- Tổng kết, đưa ra kết luận cuối cùng: người dạy tổng kết, đánh giá, đưa ra kết luận
Điều kiện tổ chức làm việc nhóm: mục tiêu, chủ đề, kiến thức, thông tin... khả thi (phù hợp với trình độ, năng lực của người học); cơ sở vật chất đảm bảo (đủ phòng, bàn ghế di chuyển được, có đủ văn phòng phẩm...); qui mô của nhóm hợp lý: 4-6 thành viên, số lượng nhóm hợp lý: 5-7 nhóm (khó có thể áp dụng phương pháp này cho một lớp học đông người).
Thảo luận 
 Có thể chia nhóm trước rồi giao nhiệm vụ cho các nhóm được không? Vì sao? 
2.3.3. Phương pháp tình huống
Khái niệm: Là phương pháp sử dụng những chi tiết, sự kiện, hoàn cảnh, tình huống (phải là tình huống có vấn đề - có thể thật hoặc hư cấu - chứa đựng nội dung dạy học) làm phương tiện để đạt mục tiêu dạy học. Thông qua việc phân tích, nghiên cứu tình huống, người học sẽ có cơ hội củng cố kiến thức cũ, vận dụng vào thực hành một cách sáng tạo.
Mục đích:
Tăng sự hiểu biết, rèn luyện kỹ năng thực hành giải quyết vấn đề thực tế, tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau;
Tạo điều kiện, môi trường học tập, chia sẻ kinh nghiệm giữa người học với nhau;
Phát triển kỹ năng ứng xử, tinh thần đồng đội, trách nhiệm, lắng nghe, thuyết phục và tự khẳng định;
Giúp người học “thực tiễn hoá” các cách giải quyết vấn đề: mọi quyết định khác nhau để được nhìn nhận một cách thực tế, cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng;
Giúp người học hình thành và phát triển kỹ năng xử lý thông tin, phân tích, ra quyết định, đánh giá, phán xét; tăng tính sáng tạo; nâng cao lòng tin vào bản thân.
Các loại tình huống:
Trên thực tế các tình huống được triển khai rất đa dạng về nội dung, mức độ phức tạp, lĩnh vực ứng dụng... Có thể tạm chia các loại tình huống sau:
Tình huống có tính chứng minh
Tình huống có tính mô tả
Tình huống mang tính giới thiệu, đề cập
Tình huống nêu ra vấn đề cần phải giải quyết
Tình huống có tính tổng hợp
Tình huống mang tính gợi ý, dẫn dắt, trình diễn...
Các bước triển khai:
Chuẩn bị tình huống: lựa chọn thông tin, nội dung dạy học, tìm kiếm khả năng “cấy ghép” vào tình huống thực tế, thiết kế, soạn thảo tình huống, chuẩn bị các câu hỏi hỗ trợ, lên kế hoạch triển khai...
Giới thiệu, mô tả tình huống: cung cấp thông tin, đề ra nguyên tắc, mục tiêu cần đạt, giải đáp thắc mắc...
Triển khai nghiên cứu, phân tích, xử lý tình huống: người học có thể làm việc độc lập, theo tổ, nhóm, thảo luận hay tự đưa ra ý kiến...
Tổng kết việc xử lý tình huống.
ưu điểm:
Các vấn đề lồng ghép trong tình huống được nghiên cứu, xử lý một cách tập trung, hiệu quả, có chủ đích, tạo khả năng đưa ra nhiều phương án giải quyết.
Khuyến khích tăng cường khả năng, cách tư duy độc lập, sáng tạo.
Tăng cường tính giao tiếp, khả năng học qua hành động thực tiễn (learning by doing).
Nhược điểm:
Tốn công soạn tình huống phù hợp (tình huống có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn nội tại cũng như mâu thuẫn trong người học; tình huống phải sát thực tế, mang tính thời sự), thiết kế tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tình huống. 
Đôi khi khó tìm ra một giải đáp hiệu quả, có tính thuyết phục cao.
Khó tổ chức do trình độ người học không đồng đều, mất thời gian..., mang tính thách thức cao với người dạy
Những điều cần lưu ý khi soạn thảo và triển khai phương pháp tình huống
Trong thực tế dạy học, khi lựa chọn và thiết kế tình huống, người dạy cần chú ý những điểm sau:
- Lựa chọn tình huống cấp thiết, sát thực, điển hình và khả thi.
- Lựa chọn tình huống mở, tạo điều kiện phát triển sáng tạo cho người học. 
Khi soạn thảo tình huống nên tuân theo bố cục:
- Chủ đề (tên gọi) tình huống.
- Mục tiêu, nhiệm vụ cần giải quyết (thực tế hay giả định).
- Mô tả tình huống: bối cảnh, diễn biến, các đối tượng tham gia, có mặt...
- Chốt lại nội dung tình huống (không bình luận).
Lưu ý: Khi thiết kế tình huống cần sử dụng văn phong ngắn gọn, dễ hiểu, đơn nghĩa (tránh bị hiểu lệch, hiểu sai), phong cách trung lập, hấp dẫn.
Sự thành công của phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào người học. Do vậy, người dạy luôn phải thực hiện vai trò hướng dẫn, điều khiển, hỗ trợ tạo điều kiện, môi trường dạy học nhằm thúc đẩy người học.
Thảo luận
Có thể áp dụng phương pháp này cho lớp học đông người được không?
2.3.4. Phương pháp dạy học cho lớp đông
Đặc điểm dạy học lớp đông
Hiện trạng: Các lớp học được tổ chức với số đông người học là phổ biến (trên 50); Cơ sở vật chất thiếu thốn; Đội ngũ người dạy thiếu ; Phương pháp (chủ yếu là thuyết trình) không phù hợp ; Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, chưa rèn luyện kỹ năng ứng dụng...
Đặc trưng của lớp đông: có số lượng người học trên 40, bố trí bàn ghế cứng nhắc, chật chội, đôi khi đa dạng về đối tượng người học...
Khó khăn: khó tạo sự liên hệ bằng mắt, bao quát toàn lớp và đến từng
người học; người học khó di chuyển, khó tạo nhóm học tập, khó trao đổi, thảo luận; phương tiện dạy học hạn chế...
Nguyên tắc dạy học lớp đông:
Đảm bảo người học là trung tâm
Đảm bảo trực quan, dễ hiểu
Hiệu quả trong lựa chọn, kết hợp các phương pháp triển khai
Tăng thời gian và nội dung cho thực hành
Các phương pháp thường được áp dụng trong dạy học lớp đông:
Phương pháp thuyết trình minh hoạ
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp vấn đáp, trao đổi nội dung
Phương pháp “Bể cá vàng”
Phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp tình huống
Phương pháp triển lãm, thị trường
Phương pháp nghiên cứu...
Thực tế cho thấy việc dạy học cho lớp đông rất vất vả cả từ phía người dạy lẫn người học. Do vậy, nghiên cứu đưa ra bộ phương pháp/kỹ thuật hoàn chỉnh có thể áp dụng cho dạy học lớp đông là nhu cầu rất bức thiết. 
2.3.5. Phương pháp dạy học qua đóng vai
Mục đích: 
Trong quá trình dạy học việc chuyển giao và ứng dụng những hiểu biết,
kiến thức thực tế diễn ra rất đa dạng, thông qua nhiều con đường. Đóng vai là một trong những phương pháp phổ biến, hữu dụng trong trường hợp này. Các nội dung dạy học sẽ được “cấy ghép” vào những tình huống (kịch tính), những vai diễn cụ thể nhằm giúp người học tự hình dung, hoá thân vào nhân vật để độc lập xử lý tình huống. Khác với phương pháp tình huống, đóng vai sẽ cho phép người học phát triển trí tưởng tượng, khả năng diễn tả cũng như phát triển thái độ, tình cảm một cách mạnh mẽ hơn rất nhiều. Thông qua các vai diễn (chứa đựng nội dung dạy học), người học sẽ:
Có điều kiện hình dung vấn đề sát thực, rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực tiễn triển khai...;
Rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp, ứng xử, học hỏi các chiến lược
trong xử lý giải quyết vấn đề...
Trên thực tế phương pháp đóng vai có 2 phương án triển khai: đóng nhân vật (người học được cung cấp thông tin về nhân vật sẽ đóng) và đóng tình huống (người học phải tự hình dung về nhân vật sẽ đóng thông qua các dữ liệu của tình huống).
Điều kiện áp dụng phương pháp đóng vai:
Số lượng học viên hợp lý (dự kiến số vai diễn)
Người dạy biết đạo diễn (trên thực tế người dạy sẽ đóng vai trò người viết kịch bản, đạo diễn kiêm diễn viên chính...): hướng dẫn giải thích vai diễn tỉ mỉ, cụ thể, khuyến khích sáng tạo trong cách thể hiện giải quyết tình huống...; chuẩn bị trước đáp án vai diễn...
Kịch bản phải khả thi, hấp dẫn (kịch tính và có tính kịch): nội dung giả
định phải sát thực, chứa đựng mâu thuẫn, phù hợp trình độ người học, không đòi hỏi quá cao, phức tạp về mặt nghệ thuật thể hiện...
Điều kiện vật chất đảm bảo: âm thanh, ánh sáng
ưu điểm: Phát huy tính sáng tạo, năng lực độc lập, sáng tạo trong giải quyết vấn đề của người học
Nhược điểm: Khó tổ chức, tốn thời gian, đòi hỏi năng lực cao ở người dạy, người học
Các bước triển khai:
Chuẩn bị vai diễn: lựa chọn nội dung dạy học, khả năng “cấy ghép” vào
tình huống kịch, thiết kế “kịch bản” (scenario), lựa chọn “diễn viên” (casting), phân vai...; cho người học làm quen với vai diễn, thảo luận ngắn về vai diễn, hướng dẫn kỹ thuật cơ bản, dành thời gian để suy nghĩ về vai diễn...
Thực hiện vai diễn (tốt nhất là ghi hình lại): người học vừa là diễn viên vừa là công chúng đánh giá, người dạy là đạo diễn; đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng người học (quan sát, đánh giá, đề xuất phương án thay thế...) thảo luận và đánh giá vai diễn: vai diễn đã thực sự chuyển hoá được nội dung dạy học tức tình huống đã được giải quyết thấu đáo chưa? Người dạy đưa ra phương án sắm vai hiệu quả để cùng tham khảo, đối chiếu...
Những điểm cần lưu ý khi triển khai:
Những tình huống giả định, thiếu kịch tính sẽ làm giảm hiệu quả
Tính không chuyên (diễn kịch) của dạy và người học (tâm lý bỡ ngỡ, ngượng, căng thẳng...) sẽ làm giảm hiệu quả, mất nhiều thời gian
Nên lựa chọn nội dung phù hợp, tình huống thích hợp và khả năng thích hợp để áp dụng phương pháp này. 
2.3.6. Phương pháp thuyết trình (tích cực)
Một trường cao đẳng ở Bang California (Hoa Kỳ) đã tiến hành một thí nghiệm sau: tổ chức một khoá học do chính các giáo sư của trường và các nghệ sĩ chuyên nghiệp từ nơi khác đã được huấn luyện về môn học cùng tham gia giảng dạy. Cuối học kỳ, kết quả học tập của người học đã làm cho mọi người sửng sốt: những học viên do các nghệ sĩ dạy tiếp thu bài tốt hơn so với những chuyên gia bộ môn dạy. Đều này minh chứng rằng dạy học không những phải nắm vững nội dung cần truyền đạt (điều kiện cần) mà ngay cả cách truyền đạt cũng giữ vai trò quan trọng (điều kiện đủ). 
Nhận diện phương pháp thuy

File đính kèm:

  • docCO SO LI LUAN CUA VIEC DOI MOI PHUONG PHAP DAY HOC.doc