Bài giảng Một số Bài tập về Anken (olefin)

Bài 1: Khi đốt một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2; A có thể làm mất màu dung dịch Br2 và kết hợp với H2 tạo thành một ankan mạch nhánh. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.

Bài 2: Cho 6,72 lit hỗn hợp A gồm một parafin và một olefin đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy có 16 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp A là 13 gam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Một số Bài tập về Anken (olefin), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số Bài tập về Anken (olefin)
Bài 1: Khi đốt một thể tích hiđrocacbon A cần 6 thể tích oxi và sinh ra 4 thể tích CO2; A có thể làm mất màu dung dịch Br2 và kết hợp với H2 tạo thành một ankan mạch nhánh. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng.
Bài 2: Cho 6,72 lit hỗn hợp A gồm một parafin và một olefin đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư, thấy có 16 gam Br2 đã tham gia phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp A là 13 gam.
Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon. 
Nếu đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Hỏi khối lưọng bình tăng lên bao nhiêu gam và thu được bao nhiêu gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.
Bài 3: Hỗn hợp khí A (đktc) gồm 2 olefin. Để đốt cháy 7 thể tích khí A cần 31 thể tích oxi ở (đktc) .
a) Xác định công thức phân tử của 2 olefin, biết rằng olefin chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40-50% thể tích của A.
b) Tính % khối lượng của các olefin trong A.
c) Trộn 4,704 lít hỗn hợp A với V lít H2 (đktc) rồi đun nóng với bột Ni xúc tác. hỗn hợp khí sau phản ứng cho đi từ từ qua bình nước brom thấy nước brom nhạt màu và khối lượng bình tăng thêm 2,8933 gam. Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ankan thu được. Tính V
(Biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và tỉ lệ số mol của các ankan bằng tỉ lệ số mol các olefin tương ứng ban đầu)
Bài 4: Hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp khí A (đktc) đi qua bột Ni nung nóng ta thu được hỗn hợp khí B (phản ứng hoàn toàn) và tốc độ phản ứng của 2 olefin như nhau. Cho một ít hỗn hợp khí B qua nước brôm thấy brom bị nhạt màu. Mặt khác, đốt cháy 1/2 hỗn hợp khí B thì thu được 43,56g CO2 và 20,43g H2O. 
Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên các olefin.
Tính phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp A.
Tính tỉ khối của hỗn hợp khí B so với N2.
Bài 5: Trong một bình kín dung tích V lít (ở t0C, áp suất p) chứa một ít bột Ni làm xúc tác và hỗn hợp khí A gồm 2 olefin CnH2n và Cn+1H2n+2 và H2 với thể tích tương ứng là a, b, 2b (lít), biết b = 0,25V. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu ta được hỗn hợp B, áp suất trong bình lúc này là p1.
a) Biết tỉ khối hơi của B so với A bằng m. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào?
b) Tìm khoảng giá trị của p1 theo p.
c) Nếu p1=0,75p thì thành phần % về thể tích các khí trong B bằng bao nhiêu? (Biết hiệu suất các phản ứng của olefin với H2 bằng nhau)
Bài 6: Cho H2 và một olefin có thể tích bằng nhau qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp A. Biết rằng tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđrô hoá là 75%.
Tìm công thức và tên gọi olefin.
Đốt V lít hỗn hợp A nói trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua 128g dung dịch H2SO4 98% sau thí nghiệm nồng độ dung dịch H2SO4 là 62,72%. Tính thể tích V (ở đktc).
Bài 7: Trong một bình kín chứa etilen và H2 và ít bột Ni ở đktc. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 0oC áp suất trong bình là P at. Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí so với H2 trong bình trước và sau phản ứng là 7,5 và 9. Giải thích sự chênh lệnh về tỉ khối hơi và tính phần trăm thể tích mỗi khí trong bình trước và sau phản ứng. Tính áp suất P.
Bài 8: Hỗn hợp X gồm H2 và 2 olefin liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Cho 5,712lít (đktc) hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y. giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100% và tốc độ phản ứng mỗi olêfin như nhau.
 Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1 cho lội qua bình brôm dư thấy có 6,48g brôm phản ứng.
Phần 2 đốt cháy hoàn toàn cho 13,06g CO2.
Xác định CTPT các olefin và phần trăm thể tích mỗi chất trong X. 
Tính tỉ khối của X so với Y.
Bài 9: Đốt cháy V lít (đktc) hỗn hợp 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp rồi cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng NaOH đặc thấy khối lượng bình 1 tăng (m+4) gam và bình 2 tăng (m+30) gam.
Tính xem mỗi bình đã tăng bao nhiêu gam.
Tìm công thức phân tử mỗi olêfin và phần trăm theo khối lượng của chúng nếu V= 6,72 lít.
Bài 10: Có V lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm H2 và 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích. Dẫn hỗn hợp A qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn được 19,8g CO2 và 13,5g H2O. 
Xác định công thức phân tử các olêfin.
Tìm phần trăm theo thể tích các olefin trong A.
Bài 11: Đốt cháy hoàn toàn 560 cm3 hỗn hợp khí (đktc) gồm 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon rồi cho các sản phẩm của phản ứng lần lượt qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH. Sau khi kết thúc thí nghiệm , thấy khối lượng bình 1 tăng 1,9125 gam và bình 2 tăng 4,4 gam.
Xác định công thức phân tử của 2 hiđrocacbon.
Tính thành phần % theo thể tích mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 12: Hỗn hợp X gồm H2 và 2 olefin là đồng đẳng liên tiếp. Cho 3,808 lit hỗn hợp X đi qua bột Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y. Biết Y có khả năng làm mất màu dung dich Br2. Đốt cháy 1/2 hỗn hợp Y thu được 8,7 gam CO2 và 4,086 gam H2O.
Tìm công thức phân tử của 2 olefin, biết tốc độ phản ứng của 2 olefin bằng nhau.
Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của olefin có số nguyên tử các bon nhiều hơn.
Tính % theo thể tích và theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
(Trích ĐTTS vào trường ĐH Thương mại năm 2000/2001)
Bài 13: Hỗn hợp X gồm ankan A và anken B (đều ở thể khí).
Đốt cháy 0,1 mol X (a mol A và b mol B) thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 7,6 gam.
Đốt cháy 0,1 mol X (b mol A và a mol B) thu được khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 6,2 gam.
 Tìm CTPT của A và B (biết số nguyên tử cacbon của B lớn hơn của A)

File đính kèm:

  • docAnken.doc