Bài giảng Kỹ thuật để biện luận chất dư

Bài 1: X là hỗn hợp gồm Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ.

- Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y được 8,96 lít H2 (đktc).

- Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y được 11,2 lít H2 (đktc).

a) Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 thì X chưa tan hết, còn trong thí nghiệm 2 thì X tan hết.

b) Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng các kim loại trong X.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Kỹ thuật để biện luận chất dư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: X là hỗn hợp gồm Mg và Zn. Y là dung dịch H2SO4 chưa rõ nồng độ.
- Thí nghiệm 1: Cho 24,3 gam X vào 2 lít Y được 8,96 lít H2 (đktc).
- Thí nghiệm 2: Cho 24,3 gam X vào 3 lít Y được 11,2 lít H2 (đktc).
a) Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 thì X chưa tan hết, còn trong thí nghiệm 2 thì X tan hết.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch Y và khối lượng các kim loại trong X.
Bài 2: Cho 0,411g hỗn hợp Fe và Al vào 250ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A nặng 3,324g và dung dịch nước lọc. Cho dung dịch nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thì được kết tủa trắng dần dần hoá nâu khi để ngoài không khí.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra)
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Cho m gam bột Fe vào 500ml dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,2g chất rắn B) Tách B được nước lọc C. Cho nước lọc C tác dụng với NaOH dư được 18,4g kết tủa hai hidroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 16g chất rắn.
a) Định m
b) Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch A)
Bài 4: Cho 10,72g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84g chất rắn B) Cho dung dịch A tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy hết kết tủa rửa sạch rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 12,8g chất rắn C.
a) Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3.
Bài 5: Cho 1,36g hỗn hợp Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A nặng 1,84 g và dung dịch B) Cho dung dịch B tác dụng với NaOH dư. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được hỗn hợp oxit nặng 1,2g.
a) Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu
b) Tính nồng độ mol dung dịch CuSO4.
Bài 6: Cho 12,9g hỗn hợp Zn và Cu phản ứng với 0,2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 35,6g chất rắn A và dung dịch B) Cô cạn B được 28,3g muối khan.
a) Tính % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp
b) Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3.
Bài 7: A là hỗn hợp Zn, Cu. Lấy 25,9gam A cho vào 400ml dung dịch NaOH cho đến khi ngừng thoát khí, được 5,6 lít H2 (đktc) và thấy còn m gam chất rắn B) Nung m gam chất rắn B trong không khí cho đến khối lượng không đổi được 1,2487m gam chất rắn C.
a) Tính số gam Zn, Cu ban đầu.
b) Tính nồng độ mol dung dịch NaOH
Bài 8: Cho hỗn hợp X gồm 0,006 mol Ag; 0,054 mol Pb và 0,034mol Al vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,138g chất rắn Y.
a) Tính % khối lượng các chất trong Y.
b) Tính nồng độ mol dung dịch Cu(NO3)2.
Bài 9: X là một oxit sắt chưa rõ công thức. Hoà tan X bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch Y. Biết Y vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hoà tan được bột đồng. Chứng tỏ rằng X phải là Fe3O4.
Bài 10: X là một kim loại chưa rõ hoá trị. Y là dung dịch HCl chưa rõ nồng độ.
- Cho 3,9 gam X phản ứng với 50ml dung dịch Y. Sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc).
- Cho 3,9 gam X phản ứng với 100ml dung dịch Y. Sau phản ứng thu được 1,344 lít H2 (đktc).
a) Chứng minh rẳng ở thí nghiệm 1, X chưa tan hết, còn ở thí nghiệm 2, X đã tan hết.
b) Xác định tên X.
c. Tính nồng độ mol dung dịch Y.
Bài 11: Cho 3,58g hỗn hợp bột X gồm Al, Fe, Cu vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M, đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B) Nung B trong không khí ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn được 6,4gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí cho đến khối lượng không đổi được 2,62g chất rắn D.
a) Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
b) Hoà tan hoàn toàn 3,58g hỗn hợp X và 250ml dung dịch HNO3 a mol/l được dung dịch E và khí NO. Dung dịch E vừa tác dụng hết với 0,88g bột Cu. Tính a)
Bài 12: Cho 3,61 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Fe tác dụng với 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 5,12g chất rắn B) Lọc bỏ chất rắn B, rồi cho NaOH dư vào phần nước lọc thấy có kết tủa) Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí cho đến khối lượng không đổi được 3,2g chất rắn D.
a) Viết các phản ứng xảy ra)
b) Xác định khối lượng mỗi kim loại trong X.
Bài 13: Cho 5,6g hỗn hợp Mg, Cu tác dụng với 400ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 32,4g rắn A và dung dịch nước lọc B)
a) Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ mol các muối trong nước lọc B)
Bài 14: Cho hỗn hợp X gồm Al, Mg phản ứng với 250ml dung dịch NaOH 2M. Sau phản ứng được 13,44 lít H2 (đkc). Chất rắn Y và dung dịch nước lọc Z. Hoà tan hết Y bằng HCl được 1,12 lít H2 (đkc).
a) Tính % khối lượng các chất trong X.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần cho vào nước lọc Z để xuất hiện 23,4g kết tủa)
Bài 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,054mol Pb và 0,034 mol Al vào 400ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,01 gam chất rắn Y.
a) Tính % khối lượng các chất trong Y.
b) Tính nồng độ mol dung dịch Cu(NO3)2.
Bài 16: Cho 21,44 gam hỗn hợp Fe và Cu vào 2 lít dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được 71,68 gam chất rắn A và dung dịch B) Cho NaOH dư vào dung dịch B thấy có kết tủa) Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 25,6gam chất rắn.
a) Tính số gam Fe và Cu ban đầu.
b) Tính nồng độ mol dung dịch AgNO3.
Bài 17: Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl2. Khuấy đều hỗn hợp. Lọc rửa kết tủa thu được dung dịch B và 1,92 gam rắn C. Thêm NaOH dư vào dung dịch B) Lọc kết tủa mới tạo thành rồi nung kết tủa trong không khí ở nhiệt độ cao thu được 0,7g chất rắn D gồm hai oxit kim loại. Tất cả phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra
b) Tính % khối lượng các kim loại trong A và nồng độ dung dịch CuCl2.
Bài 18: Cho 9,86 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào cốc chứa 340ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thêm tiếp vào cốc 1,2 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được 26,08 gam rắn.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra)
b) Tính khối lượng kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 19: Cho 9,16g hỗn hợp Zn, Cu, Fe vào cốc được 170ml dung dịch CuSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. Hoà tan hết C bằng HNO3 loãng thu được 2,8 lít NO (đkc). Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,4g rắn E.
a) Viết các phản ứng xảy ra)
b) Tính số gam mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 20: X là hỗn hợp gồm 0,0033 mol Ag; 0,0017 mol Al và 0,0027 mol Pb) Cho X vào 100ml dung dịch Cu(NO3)2. Sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,9069 gam chất rắn Y.
a) Tính khối lượng các chất trong Y.
b) Tính nồng độ mol dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu.
Bài 21: Cho 7,16g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với 400ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và rắn B) Nung B trong không khí cho đến khối lượng không đổi được 5,24g rắn D.
a) Chứng minh rằng Cu(NO3)2 đã dùng dư.
b) Tính % khối lượng các chất trong X.

File đính kèm:

  • docky thuat phan chung de bien luan chat du.doc
Giáo án liên quan